4 loại thực phẩm “dễ làm tổn thương thận” nếu ăn nhiều
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều thực phẩm có thể gây tổn thương thận, thậm chí cả những thực phẩm được coi là lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn không quá lạm dụng bất kỳ thứ nào trong 4 loại thực phẩm sau đây.
Các loại thịt chế biến sẵn chứa rất nhiều muối, muối là “kẻ thù” của thận
Thịt chế biến sẵn là những món ăn phổ biến hiện nay, bao gồm thịt xông khói, giăm bông, xúc xích… Tuy nhiên, để kéo dài thời hạn sử dụng và làm tăng hương vị của các loại thịt này, các nhà sản xuất sẽ thêm một lượng lớn muối và chất phụ gia vào thịt trong quá trình chế biến.
Muối sau khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển đổi thành các ion natri. Bản thân natri là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở thận, việc sử dụng quá nhiều các ion natri chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận.
Hơn nữa, sự tích tụ các ion natri trong máu cũng sẽ khóa thành phần nước trong máu, dẫn đến tăng thể tích máu, giữ nước và natri, từ đó gây ra tình trạng huyết áp cao. Có một vòng luẩn quẩn giữa tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính, chức năng thận giảm sẽ làm nặng thêm triệu chứng tăng huyết áp, và tăng huyết áp sẽ khiến thận ở trạng thái tưới máu và lọc máu rất cao, gia tăng tổn thương thận.
Do đó, những loại thịt chế biến sẵn càng ăn ít càng tốt. Hãy ăn thực phẩm tươi càng nhiều càng tốt để kiểm soát lượng muối.
2. Thực phẩm có hàm lượng purin cao
Ăn quá nhiều các loại hải sản cũng gây gánh nặng cho thận
Bia và tôm càng đều là đại diện của thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng cũng là sở thích của nhiều người vào mùa hè. Bia có tác dụng lợi tiểu nhất định, dường như giúp thận bài tiết chất thải, nhưng bia là thực phẩm chứa nhiều calo, hơn nữa bia cũng chứa một lượng lớn hàm lượng purine, đồng thời các loại thực phẩm như tôm càng, ngao sò cũng chứa nhiều purine.
Ăn và uống quá nhiều những thực phẩm trên sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn và làm tăng gánh nặng trao đổi chất của thận, hơn nữa, tác hại của purin không chỉ như vậy, một lượng lớn purine tích lũy còn kết tủa các tinh thể urate trong cơ thể, và các tinh thể này tiếp tục tích lũy trong thận, không chỉ làm tăng nguy cơ sỏi thận, mà còn gây tổn thương nhu mô thận và làm nặng thêm sự phát triển của bệnh thận.
Video đang HOT
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu, nhưng cần phải ăn hạn chế để giữ sức khỏe của thận
Có nhiều thực phẩm chứa protein cao, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng và sữa… Trong trường hợp bình thường, protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Nhưng nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm.
Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu protein trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá nhiều chất thải chuyển hóa có chứa axit uric và nitơ trong cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận và thúc đẩy sự phát triển của bệnh thận. Vì những lý do đó, chế độ ăn giàu protein không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh thận.
4. Quả khế
Lý do tại sao quả khế được chọn ra trong số nhiều loại trái cây không tốt cho thận, là vì quả khế có độc tính rõ ràng, ngay cả những người có chức năng thận bình thường, nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước và đói, ăn nhiều khế sẽ làm gia tăng đột ngột của creatinine máu, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra suy thận cấp. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của các chất độc thần kinh và axit oxalic trong quả khế.
Những người bị bệnh thận đặc biệt không nên ăn khế
Đối với những bệnh nhân đã bị bệnh thận, nếu họ tiêu thụ quá nhiều khế cùng một lúc, các chất độc thần kinh sẽ gây mất tỉnh táo, yếu chân tay, tê,… đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh thận.
Nếu bạn không muốn bệnh thận tìm đến mình, 4 điều sau đây cũng cần phải được thực hiện:
1. Uống đủ nước: Lý do tại sao thận có chức năng giải độc liên quan trực tiếp đến nước, nước là thành phần chính của nước tiểu. Chỉ trong điều kiện cơ thể uống đủ nước, thận mới có thể sản xuất nước tiểu và thải các chất độc có trong cơ thể. Theo khoa học, lượng nước uống hàng ngày của người lớn nên được duy trì ở mức khoảng 2000ml.
2. Tránh nhịn tiểu: Khi uống nước, bạn phải đi tiểu. Nhiều người phát triển thói quen xấu là nhịn tiểu. Như mọi người đều biết, giữ nước tiểu không chỉ thủ phạm gây ra các bệnh về hệ tiết niệu, mà còn là một trong những yếu tố gây ra bệnh thận mãn tính. Bởi vì nước tiểu không chỉ chứa nước, mà còn chứa các chất thải chuyển hóa khác nhau, nếu chúng được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển và chúng có thể chảy ngược vào thận, do đó gây tổn thương thận.
3. Không lạm dụng thuốc: Nhiều người khi mắc bệnh, thường tự mua thuốc uống mà không đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng, người ta đã phát hiện ra rằng dù là thuốc thảo dược hay thuốc Tây, cũng có thể gây độc hại cho thận. Nếu uống thuốc một cách mù quáng với số lượng lớn, không những không hiệu quả trong điều trị bệnh, mà còn có thể gây tổn thương thận;
4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống và sức khỏe thận có liên quan mật thiết với nhau Một chế độ ăn uống lành mạnh không yêu cầu mọi người phải nói lời tạm biệt với một loại thực phẩm nhất định, nhưng ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày, giảm lượng thức ăn ảnh hưởng đến thận, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều calo và purine cao. Đối với rau và trái cây tươi, trứng, sữa, ngũ cốc,… nên được kết hợp trong ba bữa ăn.
Ghép thận tự thân - cơ hội đặc biệt cho người bệnh thận
Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã phẫu thuật thành công một ca ghép thận tự thân, mở ra nhiều cơ hội điều trị cho các bệnh nhân bị tổn thương thận thay vì phải ghép cắt bỏ hoặc ghép thận ở khu vực miền Trung.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân P. đã dần hồi phục và chuẩn bị xuất viện - Ảnh: NHẬT LINH
Ghép thận tự thân là phương pháp lấy một bộ phận trong cơ thể bệnh nhân để tạo hình những bộ phận bị tổn thương và ghép vào thận. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm rất nhiều chi phí điều trị.
Lần đầu tiên ghép thận tự thân ở miền Trung
Cuối tháng 6, bà Phan Thị Minh P. (50 tuổi, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam) nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế với chẩn đoán của bệnh viện tuyến dưới là teo hẹp hoàn toàn niệu quản bên phải thận. Trước khi vào viện, bệnh nhân đã được phẫu thuật đặt ống dẫn lưu để đưa nước tiểu ra ngoài ở phía thận phải.
Trước đó vào tháng 7-2019, bệnh nhân P. được phẫu thuật nội soi tán sỏi thận tại một bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên ca phẫu thuật bị biến chứng, các bác sĩ đã phải phẫu thuật nhiều lần để đặt ống dẫn lưu nước tiểu. Mỗi tháng, bệnh nhân phải đến bệnh viện để làm phẫu thuật thay ống dẫn lưu này.
Phải "sống chung" với một bịch nước tiểu và đường ống nhựa cắm thẳng vào da thịt hằng ngày khiến bà P. cảm thấy vô cùng bất tiện.
Sau khi nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế, bà P. mới tá hỏa khi được các bác sĩ cho biết bà bị mất hoàn toàn niệu quản ở thận, phần ống dẫn nước tiểu bị nhiễm trùng và có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.
TS Phạm Ngọc Hùng, trưởng khoa ngoại thận tiết niệu Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết sau khi tiến hành các xét nghiệm, chụp cắt lớp, các bác sĩ đã hội chẩn và nhận định đây là trường hợp đặc biệt, bị mất hoàn toàn niệu quản sau nhiều lần phẫu thuật ở thận phải.
Tuy mất đi niệu quản nhưng chức năng quả thận này còn khá tốt, khoảng 80% nên các bác sĩ chọn phương án phẫu thuật ghép thận tự thân.
"Đây là một ca bệnh khó, đặc biệt và bệnh viện đã thực hiện thành công. Điều này mở ra một hướng điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân gặp những biến chứng, tổn thương vùng thận ở khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung."
Ông Phạm Như Hiệp (giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế)
Dùng một phần bàng quang để tạo niệu quản
BS Phạm Ngọc Hùng cho biết đây là lần đầu tiên ở Bệnh viện Trung ương Huế cũng như bệnh viện các tỉnh miền Trung thực hiện phương pháp ghép thận tự thân nên cũng cảm thấy hơi lo lắng. Tuy nhiên với kinh nghiệm thực hiện hơn 1.000 ca ghép thận cùng với sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện và của chính bệnh nhân, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này.
Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Ba kíp mổ được huy động gồm: kíp mổ lấy thận, kíp rửa thận và kíp ghép thận. Sau khi mổ đưa quả thận ra ngoài, các bác sĩ rửa thận và hạ nhiệt độ quả thận xuống mức rất thấp để bảo toàn chức năng, tránh gây thêm tổn thương.
Sau đó, các bác sĩ nối 2 động mạch thận vào động mạch chậu ngoài, 2 tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch chậu. Một phần bàng quang của bệnh nhân được các bác sĩ mổ ra dùng để tạo hình niệu quản gắn vào bể thận dẫn nước tiểu, đây được gọi là phương pháp Boari.
"Cái khó nhất ở cuộc phẫu thuật này là chúng tôi tìm không thấy ngay bể thận của bệnh nhân do tổn thương làm xơ dính hoàn toàn vào rốn thận. Có một số phẫu thuật viên lúc đó nản quá, cũng bàn lui là thôi không làm nữa nhưng cuối cùng anh em vẫn quyết tâm và sau một giờ đồng hồ thì tìm ra" - BS Hùng nói.
"Phương pháp ghép thận tự thân hiểu đơn giản đó là đưa quả thận bị hư của người bệnh ra ngoài để sửa chữa, sau đó lắp trở lại vào cơ thể người bệnh."
BS Phạm Ngọc Hùng
Quả thận sau khi được đưa trở lại vào cơ thể bệnh nhân được đặt ngay ở lỗ chậu trái, tức cùng chiều bên trái với quả thận còn lại. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Hiện nay, các bác sĩ đã rút ống dẫn lưu nước tiểu cho bệnh nhân. Bệnh nhân đã đi vệ sinh lại bình thường và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Chia sẻ với phóng viên, bà nói: "Tôi nghe bác sĩ nói là sẽ mổ lấy quả thận phải của tôi ra để sửa rồi lắp vô lại. Tưởng nói chơi ai dè là thật".
Giảm rất nhiều chi phí điều trị
BS Phạm Ngọc Hùng - người trực tiếp phẫu thuật ghép thận tự thân ở Bệnh viện Trung ương Huế - Ảnh: NHẬT LINH
BS Phạm Ngọc Hùng cho biết việc chẩn đoán sớm về các tổn thương ở thận vẫn là quan trọng nhất trước khi đưa ra chỉ định điều trị phẫu thuật ghép thận tự thân. Nếu đưa ra các chẩn đoán thiếu chính xác có thể gây tổn thương thêm hoặc không mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
Theo BS Hùng, nếu các bác sĩ ở tuyến dưới gặp phải những trường hợp tai biến, biến chứng do phẫu thuật thận, tiết niệu thì có thể tiến hành hội chẩn online ngay trong phòng mổ bằng phương pháp video call hoặc gọi điện thoại. Các bác sĩ ở tuyến trên như ở Bệnh viện Trung ương Huế sẵn sàng giúp đỡ.
Theo BS Hùng, với phương pháp ghép thận tự thân, bệnh nhân sẽ giảm rất nhiều chi phí điều trị. Phần lớn chi phí ca phẫu thuật của bà P. được bảo hiểm xã hội chi trả như một ca phẫu thuật bình thường. Hơn nữa, phương pháp này giúp người bệnh bảo tồn được các chức năng thận còn lại, hạn chế những biến chứng do phẫu thuật của phương pháp lắp ống dẫn lưu nước tiểu, tăng thêm tuổi thọ cho bệnh nhân.
"3 ăn nhiều, 3 không ăn" để cơ thể đủ dinh dưỡng mà vẫn giảm cân nhanh chóng Một số người giảm cân nghĩ họ không thể ăn thịt, số khác lại cho rằng họ không thể ăn tinh bột. Tuy nhiên, đây mới là những thứ bạn nên ăn nhiều và không nên ăn trong quá trình giảm cân. Chế độ giảm cân lành mạnh phải bắt nguồn từ một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ năng lượng...