4 loại thiết bị nhà bếp có tên khác nhau nhưng công dụng y hệt
Những thiết bị khác tên nhưng cùng công dụng đang gây tốn tiền và khiến không gian căn bếp nhà bạn chật chội hơn.
Để tối ưu hóa không gian bếp của mình, người dùng không chỉ cần thiết bị nhà bếp thông minh mà còn nên tinh tế trong quyết định mua sắm. Một số đồ dùng tưởng chừng khác nhau nhưng lại có công dụng y hệt khiến nhiều người cảm thấy bối rối.
Nồi chiên không dầu – Lò nướng Halogen – Lò nướng thường
3 thiết bị này có công dụng tương đương nhau. Mặc dù cái tên “nồi chiên không dầu” nghe tốt cho sức khỏe và dễ hình dung hơn, trên thực tế cơ chế hoạt động của nó cũng giống lò nướng Halogen. Lò Halogen – hay còn gọi là lò nướng đối lưu – hoạt động theo nguyên tắc luân chuyển khí nóng trong lò để làm chín thức ăn.
Đây cũng là điểm khác biệt chính giữa hai thiết bị trên với lò nướng. Tuy nhiên, một số lò nướng hiện nay cũng có chức năng nướng đối lưu.
Lò nướng Halogen và nồi chiên không dầu có công dụng tương đương nhau. Ảnh: Sưu tầm.
Chính khác biệt về cách thức hoạt động mà lò nướng có thể nướng bánh, còn nồi chiên không dầu và lò halogen không thích hợp cho việc này.
Người dùng có thể chọn một trong ba thiết bị tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình. Nếu bạn thường xuyên làm bánh thì nên chọn lò nướng thường. Nồi chiên không dầu thường có dung tích nhỏ hơn lò nướng đối lưu nên bạn có thể lựa chọn dựa theo số nhân khẩu trong gia đình.
Máy làm sữa chua – Nồi cơm điện – Thùng đá
Máy làm sữa chua hiểu đơn giản là một máy ủ. Các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, dù có máy hay không về cơ bản là giống nhau. Vì vậy bạn không thực sự cần một máy ủ chỉ để làm sữa chua.
Video đang HOT
Sữa chua có thể ủ trong nồi cơm thay vì máy ủ. Ảnh: Pinterest.
Sữa chua chỉ cần một nơi “ấm áp” cho men hoạt động hiệu quả. Người dùng có thể thay thế máy ủ sữa chua bằng nồi cơm điện được bật với chế độ hâm nóng. Đơn giản hơn, bạn có thể dùng thùng đá hoặc thùng xốp để giữ nhiệt trong thời gian ủ.
Bạn sẽ phải mất công nấu nước nóng để tạo ra môi trường đủ ấm khi dùng nồi cơm điện hay thùng đá. Tuy nhiên bạn lại tiết kiệm được không gian và tiền đầu tư cho một chiếc máy ủ sữa chua.
Máy làm kem – Máy đánh trứng – Máy xay
Với công dụng đặc thù, máy làm kem gần như không thể làm gì khác ngoài kem. Nếu nhu cầu của bản thân và gia đình không lớn, bạn có thể không cần chiếc máy này.
Nếu không có nhiều không gian và tiền bạc, bạn có thể thay máy làm kem bằng máy xay thực phẩm.
Tùy theo công thức, người dùng hoàn toàn có thể thay máy làm kem bằng máy đánh trứng hoặc máy xay. Nguyên lý hoạt động chính là xoay ở tốc độ cao để kem đặc lại. Tuy nhiên đây không phải lựa chọn thay thế hoàn hảo.
Thực tế máy làm kem tạo ra thành phẩm mịn và ngon hơn khi làm
thủ công với máy đánh trứng. Nhưng nếu không gian bếp của bạn nhỏ và nhu cầu không cao, máy đánh trứng hoặc máy xay có thể là lựa chọn tối ưu hơn.
Máy làm bánh mì – Lò nướng
Nếu bạn thường xuyên làm bánh mì thì thiết bị này có thể tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian và công sức. Nếu không, bạn chỉ cần chút công sức nhồi bột cho vào lò nướng.
Không cần máy, bạn chỉ cần lò nướng, một chút thời gian và công sức để làm bánh mì.
Máy làm bánh mì có thể thực hiện bước nhồi bột, ủ và nướng bánh. Tuy nhiên thiết bị này gần như chỉ làm được bánh mì. Hơn nữa, nó sẽ chiếm diện tích rất lớn trong căn bếp.
Nếu nhu cầu tiêu thụ bánh mì của gia đình và bản thân không quá cao, bạn có thể nhồi bột bằng tay hoặc bằng máy, ủ bột ở nhiệt độ phòng rồi nướng bánh bằng lò nướng thông thường.
Thanh Thùy
Xiaomi ra mắt 2 máy rửa bát giá dễ chịu: Mijia 8 và Mijia Internet 4
Sự có mặt của máy rửa bát trong nhà bếp đang dần quan trọng hơn, mới đây Xiaomi đã giới thiệu 2 mẫu Mijia 8 và Mijia Internet 4
Máy rửa bát Mijia 8 bộ được thiết kế với 8 vòi phun, mỗi vòi có 28 lỗ thoát và 13 góc thoát nước, thiết kế này tạo thành một đường phun lưới 360 độ xen kẽ với nhau, giúp rửa sạch bát đĩa trong khoang từ mọi hướng.
Phiên bản này có kích thước 500mm (chiều rộng) 450mm (sâu) 450mm (chiều cao) và có thể chứa khoảng 64 chén đĩa (8 bộ). Bát đĩa buổi trưa có thể đưa vào máy để rửa sơ qua trước đến buổi tối có thể đưa thêm vào để rửa một lần duy nhất giúp tiết kiệm thời gian, nước và điện.
Không giống như thiết kế bảng điều khiển toàn là nút giống máy rửa bát thông thường, Mijia 8 có một nút bấm OLED rất đơn giản, có thể dễ dàng điều khiển 9 chế độ rửa, thao tác thuận tiện. Ở chế độ rửa tiết kiệm năng lượng, mức tiêu thụ nước chỉ là 9.3 lít và mức tiêu thụ điện năng thấp chỉ 0.75kW/h.
Sản phẩm thứ 2 là máy rửa bát Mijia Internet 4, được thiết kế đặc biệt với chức năng rửa và khử trùng, phù hợp cho gia đình có phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nó có 6 chế độ rửa, hỗ trợ khử trùng ở nhiệt độ cao 75 độ C với tỷ lệ khử trùng tới 99.99%. Sản phẩm còn được trang bị một quạt gió làm khô chén đĩa, giảm sự phát triển của vi khuẩn.
Mijia Internet 4 được trang bị một van ba chiều và thích nghi với nhiều loại vòi. Mẫu máy rửa chén di động này có thể rửa được 32 chén đĩa (4 bộ) cùng một lúc. Nó áp dụng thiết kế cánh tay phun hai lớp phun xuống dưới, 16 cổng xả nước phun cùng lúc và xoay luân phiên. Với áp lực nước mạnh 11,000Pa, bát đĩa được làm sạch hơn. Máy cũng hỗ trợ điều khiển giọng nói thông qua ứng dụng MIJIA.
Giá bán của 2 sản phẩm này là 183 USD (khoảng 4,3 triệu đồng) cho phiên bản 4 bộ và 324 USD (khoảng 7,6 triệu đồng) cho phiên bản 8 bộ.
Minh Huệ
Vỏ trứng và các cách trồng cây đơn giản trong nhà bếp Để trang trí căn bếp thêm sinh động, giàu sức sống, bạn có thể tự trồng vài cây nhỏ từ phần thừa của các loại rau củ thường dùng hàng ngày như ngọn dứa, hành tây, rau diếp... Uyên Hoàng