4 loại bệnh dễ mắc ở những phòng tập không vệ sinh đúng cách
Tập luyện gây đổ mồ hôi và môi trường ẩm khiến các thiết bị trong phòng gym dễ xuất hiện nấm cũng như vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Mang giày trong phòng gym là một trong những cách giúp tránh bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh da ở chân – SHUTTERSTOCK
Do không phải phòng tập nào cũng được vệ sinh đúng cách nên người tập có thể bị nhiễm bệnh. Các loại bệnh ngoài da có thể bị nhiễm ở phòng gym gồm:
Khuẩn tụ cầu kháng Methicillin
Khuẩn tụ cầu kháng Methicillin (MRSA) là một trong những chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng nổi tiếng nhất. Triệu chứng khi bị nhiễm MRSA là da sưng, đỏ, đau, đôi khi có cảm giác bỏng rát, theo Health24.
Nếu bị nặng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, sốt, nhức đầu, nổi ban và các vết thương không lành được trên da.
Nguyên nhân bị nhiễm là khi các vết thương hay lở loét tiếp xúc với bề mặt có khuẩn tụ cầu kháng Methicillin. Khi bị nhiễm, người bệnh nên tìm đến bác sĩ ngay và không nên để đến nặng. Vì càng nặng thì càng khó trị, các chuyên gia cho biết.
Video đang HOT
Phòng gym bẩn có thể khiến hắc lào và các loại nấm da khác tấn công bàn chân. Chúng thường ảnh hưởng đến vùng da ở giữa các ngón chân, gây đỏ, bong da và xuất hiện các mảng vảy trên da, theo Health24.
Các loại nấm da thường phát triển ở những nơi ấm, ẩm ướt chẳng hạn như phòng tắm hay hồ bơi kém vệ sinh. Chân bị nhiễm nấm khi đi chân trần và tiếp xúc với những nơi này.
Thông thường, nhiễm nấm da có thể dược điều trị bằng các loại thuốc không kê toa. Trong trường hợp nặng thì nên đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Mụn cóc lòng bàn chân xuất hiện do nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV). Mọi người thường bị nhiễm do tiếp xúc với vi rút ở nơi có vết thương hở, chẳng hạn như vết xước.
Mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân. Có khi là những đốm đen nhỏ trên bề mặt da, nhưng cũng có thể phát triển với đường kính 5 cm. Mụn cóc có thể gây đau đớn khi đứng hay đi bộ.
Có đến 60 loại HPV khác nhau. Các loại HPV 1, 2, 4, 7 có khả năng gây mụn cóc ở lòng bàn chân. Thời gian từ lúc tiếp xúc với virus đến khi người bệnh cảm nhận được mụn cóc trên da có thể kéo dài đến vài tháng.
Khi bị mụn cóc, hãy đến bác sĩ để kiểm tra. Trong trường hợp mụn cóc quá lớn thì có thể phải phẫu thuật, theo Health24.
Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng nang lông. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các lỗ chân lông và gây phát ban đỏ, ngứa, xuất hiện cả mụn mủ.
Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Chúng thường phát triển mạnh ở vùng nước ấm. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi tắm ở hồ bơi không được vệ sinh và khử trùng đúng cách ở các phòng tập gym, các chuyên gia cho biết.
Viêm nang lông có thể được điều trị bằng uống kháng sinh hoặc thuốc bôi.
Để bảo vệ mình trước các bệnh ngoài da trên, mọi người có thể mang giày khi đến những nơi nghi vấn có vi khuẩn, nấm hoặc vi rút; dán kín miệng các vết thương, thậm chỉ là vết xước nhỏ; rửa sạch tay sau khi tập; giặt quần áo và khăn lau khi về nhà…
Nếu nghi ngờ thiết bị phòng tập có thể gây bệnh thì không nên sử dụng, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo thanhnien
Tưởng nổi mụn lạ, cô gái khổ vì "bệnh siêu giả dạng"
Căn bệnh hiếm gặp được y khoa đặt biệt danh là "bệnh siêu giả dạng" đã khiến cô gái bị tổn thương phổi, mắt, da, mà dấu hiệu ban đầu chỉ là những nốt đỏ hoặc nâu nhỏ.
Nữ bệnh nhân giấu tên năm nay 28 tuổi, đã đến nhiều nơi thăm khám, điều trị kể từ khi những nốt nhỏ trông như mụn bắt đầu nổi ở cổ, nách rồi chân, tay. Các nốt này có màu nâu nhạt, đỏ, nâu đậm, có vẻ vô hại và chẳng gây phiền toái gì ngoài cảm giác ngứa nhẹ khi đổ mồ hôi.
Những nốt mụn tưởng chừng vô hại trên da cô gái - ảnh do Bệnh viện Da liễu cung cấp
Cô gái đã đi khám nhiều nơi trong suốt 2 năm và bị chẩn đoán nhiều bệnh khác nhau như mụn cóc, vảy nến giọt, u vàng..., đã từng đốt laser CO2 để xóa đi vài nốt to nhất, dùng nhiều thuốc nhưng mọi biện pháp đều không giúp cô khỏi bệnh.
1 năm trước, cô được các bác sĩ ở Bệnh viện (BV) Da liễu TP HCM chẩn đoán mắc bệnh Sarcoidosis, căn bệnh được đặt biệt danh là " bệnh siêu giả dạng " với các triệu chứng trên da tưởng chừng như vô hại và dễ "giả dạng" nhiều bệnh khác. Đó là một bệnh lý u hạt không hoại tử với nguyên nhân không rõ ràng, tỉ lệ mắc ước tính khoảng 10-40 ca/100.000 người.
Đáng nói, sự nguy hiểm thực sự của căn bệnh không chỉ nằm trên da. Cô gái còn bị mờ mắt, chẩn đoán ban đầu là viêm màng bồ đào mắt mãn tính. Hai lá phổi cô cũng xuất hiện những nốt li ti, phì đại hạch rốn phổi phải và hạch trung thất. Tất cả các tổn thương tưởng không liên quan đó đều do bệnh siêu giả dạng gây ra.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy những tổn thương trên phổi bệnh nhân - ảnh do BV Da liễu cung cấp
Rất may, sau khi xác định đúng bệnh, các bác sĩ tìm ra hướng đẩy lùi các tổn thương do bệnh siêu giả dạng.
Theo báo cáo của nhóm tác giả gồm bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Vũ Hoàng và bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Liên, đều đến từ BV Da liễu, trong Hội nghị Da liễu khu vực phía Nam do BV này vừa tổ chức, nữ bệnh nhân này đã có nhiều dấu hiệu khả quan sau 1 năm điều trị.
Cụ thể, các triệu chứng về mắt của cô đã khỏi hoàn toàn, các hạch rốn phổi phải và hạch trung thất giảm kích thước đáng kể. Riêng các tổn thương về da có những đợt giảm rồi tái phát, đến nay đã giảm gần hết và các bác sĩ hy vọng nó sẽ sớm biến mất hẳn. Hiện cô tiếp tục được điều trị nội khoa với thuốc liều nhẹ.
A. Thư
Theo Người lao động
Ngoài nóng, những nguyên nhân khác khiến bạn dễ đổ mồ hôi ban đêm là gì? Việc đổ mồ hôi vào ban đêm không còn là câu chuyện do thời tiết, không gian phòng ngủ quá nóng, mà nó có liên quan tới nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau. 1. Mãn kinh Sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ luôn cảm thấy nóng. Vì vậy, họ đột nhiên bị đổ mồ hôi quá nhiều đặc biệt là vào...