4 liệu pháp đơn giản và hiệu quả trị táo bón
Táo bón là vấn đề tiêu hóa mà nhiều người phải đối mặt. Có một số cách đơn giản và hiệu quả tại nhà, giúp bạn khắc phục vấn đề này
Bạn bị đau khi đi đại tiện? Bạn đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần? Nếu gặp phải các dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang bị táo bón. Nguyên nhân có thể do nhiều vấn đề khác nhau như cơ thể mất nước, chế độ ăn ít chất xơ, thay đổi môi trường sống….Các yếu tố như rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố hay tuổi già cũng khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón có thể dẫn đến các biến chứng như chảy máu trực tràng, nứt hậu môn, gây nhiễm trùng….Để thoát khỏi vấn đề về tiêu hóa này, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và hiệu quả tại nhà:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, gạo, đậu, dâu tây, lê, táo… Những loại thực phẩm này sẽ giúp đào thải phân nhanh hơn qua đường ruột. Hãy ngừng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu và quá nhiều caffeine. Ngoài ra, uống càng nhiều nước càng tốt.
2. Bổ sung nước đầy đủ
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón. Vì vậy, bạn phải bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên uống 3 đến 4 lít nước mỗi ngày để tránh các vấn đề liên quan đến mất nước.
3. Hãy sử dụng dầu dừa
Theo các chuyên gia y tế, uống 2 thìa dầu dừa có thể giúp bôi trơn ruột, giúp đào thải phân nhanh hơn. Nếu khó uống dầu dừa sống, hãy thử cách khác bằng cách cho dầu dừa vào thực phẩm. Ngoài ra, trộn dầu dừa vào tách cafe bạn đang uống cũng rất có hiệu quả.
4. Lựa chọn thực phẩm giàu chất Magiê
Video đang HOT
Magiê hoạt động như một thuốc nhuận tràng và làm “thư giãn” ruột, giúp việc đi đại tiện trơn tru hơn. Một số nguồn thực phẩm có chứa nhiều magiê bao gồm hạt bí ngô, rau chân vịt, đậu phộng, hạnh nhân…/.
Uống nước trong 3 khoảng thời gian này có thể đem đến lợi ích vàng cho sức khỏe
Nước là nguồn sống, đây là điều tất cả chúng ta đều biết, nhu cầu về nước của con người chỉ đứng sau oxy. Nếu cơ thể không uống nước chỉ có thể sống được vài ngày, do đó chúng ta phải bổ sung nước đầy đủ.
Trong cuộc sống, có những người uống nhiều nước và không thích uống nước, vậy sự khác biệt giữa họ là gì?
1. Người uống nhiều nước số lần đi tiểu cũng sẽ tăng lên, điều này có lợi cho sức khỏe của bàng quang. Đi tiểu thường xuyên giúp rửa trôi vi khuẩn, giảm nhiễm trùng do vi khuẩn trong bàng quang. Ngược lại những người không thích uống nước sẽ đi tiểu ít hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những người thích uống nước sẽ có sức khỏe tốt hơn so với người không thường xuyên uống nước
2. Nguy cơ sỏi thận ở những người uống nước sẽ giảm đáng kể, có lợi cho sức khỏe của thận, những người không thích uống nước thì dễ bị sỏi thận hơn.
3. Những người uống nước sẽ có nhu động ruột trơn tru và ít bị táo bón. Những người không thích uống nước sẽ có phân khô, khó đi đại tiện và táo bón.
4. Uống nước cũng có thể giúp ngăn ngừa axit uric cao. Uống nhiều nước và đi tiểu cũng có thể giúp thải axit uric. Tương tự, lượng tích lũy axit uric ở những người không thích uống nước sẽ tăng lên và nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng cao.
5. Uống nhiều nước cũng có thể giúp giảm nguy cơ huyết khối, giảm cảm giác thèm ăn... Đối với những người có nhu cầu giảm cân, uống nhiều nước vô cùng có lợi.
Lợi ích sức khỏe của việc uống nhiều nước là gì?
Tất cả các hoạt động sinh lý của cơ thể chúng ta đều cần nước, chẳng hạn như nước có thể hòa tan các chất dinh dưỡng, chất béo và protein khác nhau... để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Nước chảy liên tục giữa các mạch máu và tế bào, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào mô và sau đó thải chất thải trao đổi chất ra khỏi cơ thể, điều không thể thiếu để đảm bảo các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Nước giúp giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, phòng ngừa đột quỵ do nhiệt
Ngoài ra, nước cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khi thở và đổ mồ hôi đều sẽ giúp bài tiết một lượng nước ra bên ngoài. Trong những ngày hè nóng nực, nhiệt độ môi trường thường cao hơn nhiệt độ cơ thể. Cơ thể đổ mồ hôi để làm bay hơi nước để lấy đi một phần nhiệt, có vai trò làm mát và ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt.
Ba thời điểm uống nước, bệnh tật không dám tìm đến bạn
Uống nước ở 3 thời điểm này trong ngày có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng
Vào buổi sáng sớm khi huyết áp sinh lý của cơ thể tăng lên, hoạt động của tiểu cầu tăng lên và rất dễ hình thành cục máu đông. Vào thời điểm này, uống nước có thể ngăn chặn sự hình thành huyết khối một cách hiệu quả.
- Uống nước trước và sau khi ăn một tiếng
Một lý nước trước bữa ăn sẽ vô cùng tốt để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Đây là một trong những nguyên nhân mà nước có tác dụng giảm cân rất tốt. Ngoài ra, 1 tiếng sau khi ăn cũng là thời điểm thích hợp trong uống nước đúng cách để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách hiệu quả nhất.
- Uống nước trước và sau khi tắm
Việc uống nước trước khi tắm sẽ giúp bạn điều chỉnh được huyết áp của bản thân để tránh được việc bị cảm lạnh, bảo vệ cơ thể. Uống nước sau khi tắm xong sẽ giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể được cân bằng.
Lưu ý gì khi uống nước?
Nên uống nước đúng cách là uống từ từ từng ngụm nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thụ, tránh uống nhiều một lúc làm cơ thể bị loãng máu, mồ hôi tiết ra thông qua lỗ chân lông nhiều khiến cơ thể mất đi khoáng chất. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối.
Tùy theo thể trạng, hoạt động của từng người cần uống nước khác nhau, thông thường là 8 ly tương đương 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước cũng cần thay đổi phù hợp theo từng ngày một cách vừa đủ.
Cần uống nước trước khi vận động để cơ thể có lượng tích trữ tránh trường hợp mất nước khi vận động gây mệt mỏi.
Những người có vấn đề về thận hay chứ năng gan bất thường thì cần phải làm theo lời khuyên của bác sĩ
Nhưng cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để uống nhiều nước hơn, chẳng hạn như người mắc bệnh thận, bệnh nhân có chức năng gan bất thường, và bệnh nhân mắc bệnh tim, những bệnh nhân này nếu uống nhiều nước sẽ làm tăng thêm tình trạng của bệnh, kiến nghị làm theo lời khuyên của bác sĩ để xác định lượng nước uống hàng ngày.
Một số rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều protein Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều protein có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ruột kết, rối loạn chức năng gan... Song song với học tập và làm việc, chúng ta luôn phải chuẩn bị sức khỏe tốt để đảm bảo cho những kế hoạch lâu dài. Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng cần cho...