4 kiểu đau bụng rất nguy hiểm
Đau bụng không đơn thuần chỉ là do bạn ăn quá no hoặc ngộ độc thực phẩm. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh bên trong cơ thể.
Đau bụng có nhiều dạng, đau ở những vị trí khác nhau có thể cảnh báo bệnh không giống nhau. Vì vậy, việc xác định đúng vị trí đau bụng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn. Biết được nguyên nhân của cơn đau sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Đau ở vùng dưới xương ức
Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh trào ngược axit. Đây là hiện tượng axit trào ngược từ bụng lên cổ họng. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn và xảy ra ít nhất một tuần/lần.
Ngoài ra, khi bị trào ngược axit, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Có cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, cảm giác này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, nằm ngửa; đau tức ngực, khó chịu về đêm, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ.
Xử lí: Nếu các triệu chứng này hơn 2 lần/tuần thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm việc sản xuất axit ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit lên thực quản.
2. Đau xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải
Chẩn đoán: Dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, tận cùng của ruột, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do nhiều chất dịch nhầy hoặc phân trong ruột thừa làm tắc nghẽn lỗ thông.
Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Từ đó dẫn tới các triệu chứng như đau nhức ngay phía trên rốn sau đó có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng, dùng tay ấn vào càng đau hơn, sốt nhẹ, bị tiêu chảy, táo bón hoặc không thể “đánh rắm” hoặc sưng vùng bụng…
Xử lí: Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần được chuyển tới bệnh viện cấp cứu ngay để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để quá lâu, ruột thừa có thể vỡ, vi khuẩn sẽ tràn ra các bộ phận bên trong, lúc đó, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.
3. Đau ở phía trên vùng bụng giữa
Video đang HOT
Chẩn đoán: Dấu hiệu của bệnh sỏi mật.
Túi mật là bộ phận kết nối gan với ruột non. Mật bên trong túi mật là loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật thường là do sự kết tinh giữa cholesterol và mật gây nên. Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Thông thường, phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới.
Triệu chứng đặc trưng nhất khi bị sỏi mật là đau nhói ở phía trên vùng bụng giữa (chưa đến xương ức). Cơn đau sẽ di chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi bạn ăn.
Xử lí: Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc nếu có dấu hiệu sốt hay ói mửa, bạn nên đi khám ngay.
4. Đau từng cơn ở bụng dưới
Chẩn đoán: Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hoặc do khí methan được sản sinh ra quá nhiều trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của bạn. Lúc này, các dây thần kinh kiểm soát đại tràng bị ảnh hưởng, làm cho các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đều.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.
Xử lí: Nếu thấy có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc chống co thắt, giảm đau bụng và tránh tác động xấu thêm tới đại tràng.
Theo Tri thức trẻ
Khỏi hẳn táo bón nhờ nước mía, mật ong
Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, nước mía, mật ong còn được biết đến với công dụng trị táo bón vô cùng hiệu quả.
Trong xã hội hiện đại, táo bón là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là người già, trẻ em và phụ nữ. Táo bón là khi đi đại tiện khó khăn do phân khô hoặc đau hoặc do ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Táo bón là một trong những nguyên nhân của các bệnh như viêm khớp, cao huyết áp, đục thủy tinh thể, viêm ruột thừa và nhiều hơn nữa.
Táo bón đang trở thành bệnh phổ biến hiện nay
Táo bón có thể do thói quen ăn uống không đúng, do tácdụng phụ của thuốc hoặc thậm chí ngộ độc kim loại nặng. Trong số này, ăn loại thức ăn khó tiêu hóa và ăn quá nhiều đến mức độ hệ tiêu hóa khó khăn trong việc xử lý dẫn đến táo bón thường xuyên.
Táo bón có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước, bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn và sử dụng thuốc nhuận tràng. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng mật ong nước mía chữa táo bón.
Mật ong chữa táo bón
Mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
Gần đây, khoa học đã chứng minh mật ong nguyên chất hấp thụ nước và cũng có thể chứa rất nhiều nước. Sự kết hợp này giúp mật ong giữ cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Do đó, mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
Phân tử đường trong mật ong có thể thay đổi thành các loại đường khác như fructose có thể thay đổi thành glucose. Vì vậy, mặc dù chứa một lượng lớn axit, mật ong vẫn có thể dễ dàng tiêu hóa đặc biệt là những người có dạ dày nhạy cảm.
Mật ong giúp ruột và thận hoạt động tốt hơn do đó giúp chống táo bón.
Mía chữa táo bón
Mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng
Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, làm tan đờm, sinh tân dịch, chữa sốt cao, kiết lỵ, trị ho do nhiệt, ợ hơi, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, đại bổ tâm tỳ.
Trên lâm sàng, y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ợ hơi, tiểu tiện khó, sốt cao...
Bài thuốc chữa táo bón lâu ngày từ nước mía, mật ong
Nguyên liệu:
Nước mía: 1 cốc
Mật ong: 1 cốc
Cach làm:
Bạn trộn đều nước mía và mật ong với nhau theo tỉ lệ 1:1.
Cách dùng và công dụng:
Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn.
Bài thuốc này có tác dụng trị táo bón cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.
Lưu ý:
Khi dùng bài thuốc trên bạn nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục để bệnh táo bón không quay trở lại.
Để phòng ngừa táo bón, bạn có thể pha 2 muỗng mật ong với nước ấm uống ngày 2 lần.
Theo Phunutoday
Coi chừng ngộ độc khi ăn cà chua ương Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm)...