4 CEO là cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp và lập thân
Với chủ đề “Hành trình tuổi 20″, chương trình đối thoại với CEO do Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp (HUTECH) phối hợp với Hội Cựu sinh viên và CLB Doanh nhân HUTECH tổ chức ngày 16/10 thu hút hơn 2.000 sinh viên.
4 vị khách mời của chương trình đối thoại cùng CEO với chủ đề ” hành trình tuổi 20″
Dù chương trình được thực hiện dưới hình thức trực tuyến nhưng sức hút của nó với sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên rất lớn. Hàng trăm câu hỏi đã được sinh viên gửi đến 4 vị khách mời công tác tại 4 lĩnh vực khác nhau.
4 khách CEO trong chương trình gồm ông Lê Xuân Thạo – Tổng Giám đốc Công ty COG; ông Kiều Minh Long – Giám đốc HDBank, Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu; ông Phan Sĩ Thắng Lợi – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn AZA và ông Huỳnh Quang Tú – Tổng Giám đốc Công ty CP Giải pháp & Phát triển Doanh nghiệp Việt đã mang đến nhiều chia sẻ và kinh nghiệm thực tế thú vị của bản thân cho sinh viên.
Đối thoại cùng CEO là chương trình được tổ chức thường xuyên tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) nhằm truyền cảm hứng, đánh thức những khát vọng, đam mê ẩn sâu trong bản thân của mỗi sinh viên.
Điểm chính của chương trình là tạo điều kiện để các sinh viên có cơ hội giao lưu, đối thoại với các doanh nhân, CEO là cựu sinh viên HUTECH thành đạt, có nhiều trải nghiệm và đang giữ vị trí cao tại các doanh nghiệp, qua đó giúp tân sinh viên xác lập được mục tiêu nghề nghiệp; tạo sự gắn kết giữa các cựu sinh viên và sinh viên trong toàn Trường.
Với chủ để “Hành trình tuổi 20″ buổi đối thoại đã mang đến cho các bạn sinh viên góc nhìn tường tận và chi tiết hơn về việc vì sao mỗi sinh viên cần thường xuyên nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng của mình ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Để có thể theo đuổi đam mê và chinh phục khát vọng của mình khi ở tuổi 20 các bạn sinh viên cần hành động gì để thực hiện kế hoạch ấy?
Một khách mời đang chia sẻ cùng sinh viên
Chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân tại buổi đối thoại, ông Lê Xuân Thạo- CEO Công ty COG cho biết ông là người không thông minh nhưng rất cần cù ngay từ ngày đầu tiên đi làm đến tận bây giờ. Ông thậm chí còn đi sớm về muộn và làm thay một số công việc cho đồng nghiệp khi họ nhờ hỗ trợ.
Video đang HOT
Đức tính này cộng với sự mạnh dạn đặt câu hỏi đề cùng đồng nghiệp, lãnh đạo công ty bàn bạc, tháo gỡ khó khăn đã giúp ông nhanh chóng thành công ở nhiều vị trí. Từ đó ông đưa ra lời khuyên cho các bạn sinh viên là hãy cứ cống hiến, dấn thân hết mình vì công việc và bản lĩnh thì kết quả sớm hay muộn cũng đến.
Ông Huỳnh Quang Tú – CEO Công ty CP Giải pháp và Phát triển Doanh nghiệp Việt cũng nhìn nhận điều đó. Ông Tú lưu ý thêm với sinh viên để có định hướng rõ ràng và thành công, sinh viên phải thực học. Trong đó bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm như các hoạt động thiện nguyện, đội nhóm… để khi ứng tuyển có thêm điểm cộng thuyết phục nhà tuyển dụng.
Tại buổi đối thoại với các CEO chủ để về mức lương đặt ra cho nhà tuyển dụng sao cho phù hợp, làm sao để có thể thích ứng và làm việc hiệu quả khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như điều gì cần nhất với một sinh viên vừa mới tốt nghiệp được rất nhiều sinh viên quan tâm.
Chia sẻ với sinh viên, ông Phan Sĩ Thắng Lợi – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn AZA, cho rằng nếu đã xác định làm việc với các công ty nước ngoài, ứng viên cần chuẩn bị vốn ngoại ngữ, khả năng sẵn sàng đi công tác xa thay vì chỉ muốn “sáng đi tối về”. Ngoài ra phải chịu được áp lực và xây dựng cho mình được tác phong và văn hóa làm việc chuyên nghiệp dù ở bất cứ vị trí công việc nào.
Quang cảnh chương trình đối thoại cùng CEO do Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp (HUTECH) tổ chức
Phát biểu tại buổi đối thoại, TS Kiều Tuân – Chủ tịch Hội đồng trường HUTECH nhìn nhận không có sinh viên thành công thì không thể có trường đại học thành công.
Vì vậy, theo TS Kiều Tuân nhà trường ngoài việc dạy sinh viên kỹ năng, chuyên môn, kiến thức thì cần phải xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp, nơi nuôi dưỡng được những ước mơ và khát vọng của từng sinh viên… để từ đó có xây dựng một thế hệ sinh viên tự tin, có thể thành danh, làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước.
Đào tạo luân phiên: Đề cao thực học và thực hành
Làm gì để việc đào tạo ở bậc đại học hiệu quả, thực chất và gắn với thực tiễn nhất?
Sinh viên ngành Nhà hàng - Khách sạn, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM học tập trực tiếp tại một nhà hàng 5 sao.
Mô hình đào tạo luân phiên được các chuyên gia nhận xét là nhân tố then chốt giúp xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, thích ứng ở mức cao nhất với yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.
Rèn kỹ năng làm việc
PGS.TS Phan Đình Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) - cho biết: Nền tảng của mô hình đào tạo luân phiên vài năm trở lại đây được nhiều trường đại học theo xu hướng ứng dụng triển khai, lồng ghép vào trong quá trình đào tạo nhân lực của mình dưới tên gọi "Học kỳ doanh nghiệp". Sinh viên (thường là năm 3 & 4) khi tham gia Học kỳ doanh nghiệp được các trường gửi đến thực học tại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, kết hợp với Học kỳ thực tập nhằm hoàn thiện dần kỹ năng "thực chiến" trước khi ra trường.
"Hướng đi này tuy mới nhưng nhận được đánh giá cao từ các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng và cả sinh viên khi khả năng thích ứng với môi trường làm việc, khả năng hòa nhập thị trường lao động, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt hơn, chủ động và tự tin hơn", PGS.TS Nguyên nói.
TS Nguyễn Đức Trí - Viện trưởng Viện Du lịch, Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng nhìn nhận đào tạo luân phiên là sự chuyển đổi mô hình đào tạo từ chú trọng lý thuyết sang kết hợp thực hành, từ hướng theo công việc (task-oriented) sang xây dựng năng lực (competence-oriented), từ thực tập định kỳ sang thực hành song song mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm.
"Không chỉ được tiếp cận các giải pháp đào tạo mới mẻ, hiện đại, mà quan trọng hơn, với mô hình đào tạo luân phiên, sinh viên sớm được trải nghiệm, gắn học với hành, thúc đẩy tương tác và nhanh chóng hòa mình với thị trường lao động khi ra trường. Nó hoàn toàn phù hợp và tương thích với hoạt động đào tạo mà các trường đại học tại Việt Nam đang theo đuổi, cũng như xu hướng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam", TS Nguyễn Đức Trí đánh giá.
Việc thực học tại doanh nghiệp mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm, tri thức thực tế và khả năng thích ứng nhanh.
Đào tạo luân phiên sẽ tạo bước đột phá?
GS Jean-Marc Lavest - Giám đốc AUF châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: Đào tạo luân phiên có thể hiểu là một kỳ thực tập từ một tới vài tuần nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc.
Theo GS Jean-Marc Lavest, đào tạo luân phiên cũng có thể có những dạng thức khác rộng, sâu và chặt chẽ hơn, với nền tảng gắn kết ba đối tượng người học, nhà trường và người sử dụng lao động.
"Chúng ta có thể hình dung đó là một dạng hợp đồng hay thỏa thuận đào tạo chung, trong đó mỗi bên đều có những nhiệm vụ, quyền lợi và cam kết của mình, có sự công nhận chung về đóng góp của mỗi bên tham gia. Tại châu Âu và đặc biệt là tại Pháp, mô hình này càng ngày càng được hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa", GS Jean-Marc Lavest nói.
Chia sẻ về việc đưa mô hình đào tạo này vào các trường đại học, ThS Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), cho rằng, hoàn toàn phù hợp và triển vọng khi có khả năng điều chỉnh chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.
Cụ thể, mô hình đào tạo luân phiên (hay mô hình Đại học - Doanh nghiệp) cho phép các trường đại học được quyền tự chủ, linh hoạt, mềm dẻo, có tính thích nghi cao, gắn chặt với thực tiễn sản xuất và xã hội. Nhà nước chỉ quản lý các vấn đề về cấp ngân sách và thanh tra - kiểm tra chất lượng đào tạo của nhà trường. Quyền quản lý đào tạo được chuyển giao cho mỗi địa phương với các tính chất đặc thù, tuy nhiên quyền quyết định chính vẫn thuộc về phía nhà trường.
"Đây là cơ hội để các trường chủ động phát huy thế mạnh, gắn đào tạo với thực tiễn phát triển của địa phương, khu vực và quốc tế, gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và tạo ra giá trị kinh tế.
Đặc biệt, từ mô hình trên, mối quan hệ thường xuyên giữa nhà tuyển dụng và trường đại học được đảm bảo. Qua đó, gắn kết được thực tiễn với tri thức khoa học hàn lâm, phát huy và tận dụng được nguồn lực từ xã hội. Các đơn vị này sẽ gián tiếp hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tạo ra sản phẩm trí tuệ, sử dụng thành tựu nghiên cứu của trường đại học để tạo ra giá trị kinh tế cho nhà trường và xã hội", ThS Thảo đánh giá.
TS Lê Trung Chơn - Trường ĐH Bách khoa TPHCM (ĐHQG TPHCM) cũng nhìn nhận việc thiết kế chương trình đào tạo luân phiên không khó, mọi thứ tùy thuộc vào triết lý đào tạo của nhà trường mà có cách tiếp cận khác nhau. Còn về mặt pháp lý khi triển khai mô hình đào tạo luân phiên ông Chơn cũng cho rằng không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, để mô hình hiệu quả và thành công, phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế chương trình đào tạo. "Các trường cần thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp để sinh viên vừa học tập tại trường vừa thực hành tại doanh nghiệp. Việc thiết kế chương trình không khéo, không đảm bảo sự cân bằng giữa các khối lượng và mô-đun kiến thức dễ thành đào tạo nghề chứ không phải đào tạo cử nhân, kỹ sư", TS Chơn đánh giá.
Mô hình đào tạo luân phiên không quá mới mẻ tại Việt Nam khi đã có nhiều trường triển khai dưới tên gọi "Học kỳ doanh nghiệp". Tuy nhiên, cái khó để mô hình này phát triển đại trà là còn gặp không ít rào cản như chi phí đào tạo cũng như tính liên tục. Để mô hình phát triển, rất cần có chính sách hỗ trợ quốc gia về mặt tài chính, hoặc thông qua cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế nhằm giúp nhà trường, doanh nghiệp. Đặc biệt, nhu cầu cải tiến quy trình quản trị nội bộ tại cả doanh nghiệp lẫn trường học hay cơ chế kiểm soát chất lượng cần được xem xét. - GS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM
Chia sẻ với băn khoăn của phụ huynh Chia sẻ khó khăn trong bối cảnh Covid-19, Bộ GD&ĐT đề nghị các trường giữ ổn định học phí trong năm học 2021 - 2022. Thông điệp trên nhận được sự đồng tình từ phụ huynh và sinh viên. Sinh viên đóng học phí cho năm học mới. Học phí dự kiến tăng cao Phương án tuyển sinh năm học 2021 - 2022...