4 cách nấu chè trôi nước “ngọt ngào” ngon khó cưỡng
Chè trôi nước truyền thống của người Việt Nam có vỏ ngoài được nấu bằng bột nếp.
Bên trong là lớp vỏ đậu xanh đã đãi vỏ. Đôi khi vài nơi nấu chè còn bỏ thêm gừng và hành để tăng khẩu vị thêm. Ăn chè trôi nước có vị dai, dẻo của bột nếp. Cắn vào bên trong có vị ngọt đậm bùi bùi của đậu xanh.
Ngoài nhân đậu xanh, chè trôi nước ngày nay đã được các chị em nội trợ sáng tạo, biến hóa thành nhiều loại nhân, màu sắc khác nhau như chè trôi nước nhân đậu phộng, chè trôi nước nhân mặn, chè trôi nước nhân chay, chè trôi nước lá dứa, chè trôi nước khoai môn…
Vậy còn chần chừ gì nữa, cùng với Viknews Việt Nam học ngay một vài cách nấu chè trôi nước sau đây để trổ tài chiêu đãi cả nhà nào.
1. Cánh nấu chè trôi nước đậu xanh truyền thống
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
200g đậu xanh đã đãi vỏ400g bột nếp300ml nước cốt dừa4 muỗng canh dầu2 củ hành tím300g đường nâu1 nhánh gừng nhỏ, mè rang vàng, đường, muối2 thìa café bột năng
Cách nấu chè trôi nước được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Sơ chế:
Trộn bột nếp, bột năng với nước sôi rồi tiến hành nhào bột, ủ bột khoảng 15-30p để bột nở đều.Đậu xanh vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 – 2 giờ hoặc cho đến khi nở mềm thì vớt ra, vẩy cho ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái sợi nhỏ; hành bóc vỏ, băm nhuyễn
. Bước 2: Làm phần vỏ và nhân bánh trôi
Lấy bột đã được ủ ra nhào lại cho mịn. Chia bột thành từng khối để chuẩn bị nhồi nhân làm bánh.Cho đậu xanh vào nồi, đổ xâm xấp nước nấu cho chín, để lửa vừa phải, thỉnh thoảng phải xới đều đậu để đậu không bị khê, cháy. Sau khi đậu chín, cho ra giã nát hoặc xay nhuyễn.Phi hành tím với dầu đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu xanh đã được làm nhuyễn vào, nêm thêm đường, muối cho vừa ăn rồi đảo đều trên lửa vừa phải khoảng 5 phút sau đó bắc xuống để nguội, vo viên. Viên đậu phải vừa với khối vỏ bánh đã chia bên trên sao cho khi gói lại, bánh không bị vỡ nhưng vỏ bánh cũng không quá dày.Vê tròn viên bột sau đó ấn dẹt trong lòng bàn tay. Cho phần nhân đậu xanh vào giữa và bao kín lại. Làm tương tự như vậy cho tới khi hết các nguyên liệu.
Bước 3: Nấu chín bánh trôi
Sau khi đã nhồi nhân vào vỏ bánh, nhẹ nhàng thả từng viên bánh vào nồi nước sôi, nấu đến khi viên trôi nước nổi lên mặt là được. Sau đó vớt ra bỏ vào nồi nước lạnh. Cách nấu chè trôi nước như này để bánh được trắng, dẻo và không bị dính.
Bước 4: Làm phần nước dùng
Nấu đường nâu với khoảng 400ml nước, khuấy đều đến khi đường tan hết. Đợi đến khi dung dịch đường sôi lên, cho gừng xắt sợi vào, tiếp tục khuấy đều trong khoảng thời gian 10-15 phút, nhớ vặn nhỏ lửa để dung dịch nước đường gừng không bị cháy khét.
Lúc này, nhanh tay vớt bánh trôi thả vào nước đường, tiếp tục nấu lửa nhỏ cho trôi nước thấm đường khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Để thưởng thức món chè trôi nước này, bạn múc chè ra bát, cho ít nước dừa lên cùng chút mè đã được rang vàng lên trên.
2. Cách nấu chè trôi nước lá dứa
Nguyên liệu cần có
- Bột nếp 500gr
- Đậu xanh 250gr
- Lá dứa 1 bó
- Gừng tươi, hành tím
- 300gr đường nâu
- 1 chút muối
Video đang HOT
Cách nấu chè trôi nước lá dứa qua 7 bước cơ bản sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Ngâm đậu xanh khoảng 1-2 tiếng để đậu nởLá dứa rửa sạch cắt thành từng đoạn, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốt.Gừng cắt thành sợi nhỏ, hành bóc vỏ băm thành miếng nhỏ
. Bước 2: Làm vỏ bánh trôi lá dứa:
Đổ nước lá dứa vào bột nếp, nhào thật kỹ, không để bột bị nhão hay khô quá. Sau đó ủ bột từ 15-30 phút.Chia nhỏ bột nếp lá dứa thành các phần bằng nhau.
Bước 3: Làm nhân bánh trôi:
Làm chín đậu xanh (hấp hoặc ninh đậu tùy vào dụng cụ có sẵn tại nhà) sau đó giã nhuyễn.Hành tím thái nhỏ, phi dầu cho thơm sau đó đảo cùng đậu xanh đã nhuyễn, đường, muối cho hợp khẩu vị vào. Khi hỗn hợp đậu đã được đảo đều thì bắc ra, để nguội rồi chia đậu xanh nhỏ thành các viên nhỏ làm nhân bánh
. Bước 4: Luộc chín bánh:
Cán mỏng bột nếp lá dứa đã chia sẵn bên trên ra rồi cho nhân vào giữa vo tròn lại. Cứ làm như thế cho đến khi hết bột và nhân.Thả các viên trôi nước vào nồi nước sôi, luộc chín sau đó vớt ra ngoài cho ngay vào nước lạnh để 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 5: Làm nước dùng cho chè trôi nước
Cho đường nâu vào khoảng 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước đường sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn vào. Đợi nước dùng sôi già, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi lá dứa vào và đun vừa lửa cho đến khi bánh chín.
Như vậy là ta đã học xong cách nấu chè trôi nước lá dứa rồi!
3.Cách nấu chè trôi nước khoai tím
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 củ khoai lang tím
- 200g bột gạo nếp
- 1/4 bát nhỏ đường nâu
- 1 nhánh gừng
- Vừng rang thơm
- 200g đỗ xanh
Cách làm chè trôi nước khoai tím như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Khoai lang tím rửa sạch, luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.Đậu xanh ngâm nước từ 1-2 tiếng, vớt ra để ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái thành sợi.
Bước 2: Làm vỏ bánh trôi:
Trộn khoai lang và 200g bột gạo nếp vào với nhau, từ từ đổ thêm nước ấm vào. Sau khi nhào hỗn hợp bột mịn, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở.Khi bột nở, lấy ra nhào cho mịn lần nữa rồi chia thành những viên bột nhỏ làm vỏ bánh.
Bước 3: Làm nhân bánh trôi:
Trộn đậu xanh đã được tán nhuyễn với 1 chút đường, muối cho hợp khẩu vị tiếp đó chia đậu thành từng viên nhỏ bằng khoảng viên bột nếp khoai tím.Cán dẹt viên bột nếp thành hình tròn, đặt viên đậu xanh vào giữa rồi bao bột nếp lại, khéo léo sao cho bánh không bị bục.
Bước 4: Luộc chín bánh trôi
Đun một nồi nước lớn, khi nước sôi mạnh thì nhẹ nhàng thả viên bánh trôi vào, hạ lửa vừa phải. Đợi cho đến khi viên trôi nước chín nổi lên trên mặt nước thì vớt ra.Thả ngay viên trôi nước vào nước mát để vỏ bánh giữ được độ dai và không bị dính.
Bước 5: Hoàn thành cách nấu chè trôi nước khoai tím
Bỏ đường nâu vào nồi, đổ thêm khoảng 300ml nước đặt lên bếp đun sôi. Khi nước đường nâu sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn khi sơ chế vào, đợi nước sôi thêm khoảng 1 phút thì thả viên bánh trôi vào.
Tới đây, bạn đã có được cách nấu chè trôi nước khoai lang tím hoàn chỉnh rồi.
4. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc
Nguyên liệu cần thiết:
- 600gr bột nếp
-140ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng
- 1 củ cà rốt
- 3-4 cái lá dứa
- Nửa quả gấc chín
- 1 củ khoai lang tím
- 300gr đậu xanh đã loại vỏ
- 300gr đường nâu
- 1 củ gừng, 2 củ hành
- Muối, đường
Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc qua bước:
Bước 1: Sơ chế
Lá dứa rửa sạch cắt thành từng đoạn, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốt.Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốtGấc tách lấy thịt, để vào bát riêng.Khoai lang tím rửa sạch, luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.Đậu xanh vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 – 2 giờ hoặc cho đến khi nở mềm thì vớt ra, vẩy cho ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái sợi nhỏ; hành bóc vỏ, băm nhuyễn.Bước 2: Làm vỏ bánh
Chia bột nếp thành 5 phần tương ứng với 5 loại vỏ: vỏ trắng, vỏ xanh, vỏ cam, vỏ đỏ, vỏ tím.Cho từng loại màu tương ứng vào từng phần bột, thêm nước rồi tiến hành nhào bột cho mịn.Ủ bột chừng 15-30 phút để bột nở.Khi bột ủ đã đủ thời gian, lấy bột ra nhào lại cho mịn rồi chia thành từng khối để làm vỏ bánh
Lưu ý: Khi nhào bột nên tránh để các bột màu khác nhau bị dính lẫn, kết quả khiến màu bánh lên không được chuẩn.
Bước 3: Làm phần nhân bánh
Làm chín đậu xanh sau đó giã nhuyễn.Hành tím thái nhỏ, phi dầu cho thơm sau đó đảo cùng đậu xanh đã nhuyễn, đường, muối cho hợp khẩu vị. Khi hỗn hợp đậu đã được đảo đều thì bắc ra, để nguội rồi chia đậu xanh nhỏ thành các viên nhỏ làm nhân bánh.Bước 4: Luộc chín bánh
Cán dẹt những khối bột thành miếng hình tròn rồi tiến hành nhồi nhân bánh.Thả viên bánh vào nồi nước sôi, khi bánh chín nổi lên thì vớt lên, thả sang nồi nước mát để bánh không bị nhũn.Bước 5: Nấu nước dùng của món chè bánh trôi ngũ sắc
Cho đường nâu vào khoảng 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước đường sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn vào. Đợi nước dùng sôi già, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi ngũ sắc vào và đun vừa lửa khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Vậy là chúng ta lại bỏ túi thêm được cách làm chè bánh trôi ngũ sắc 100% từ tự nhiên rồi đấy.
Hy vọng qua các bước hướng dẫn cách nấu chè trôi nước bên trên, các chị em nội trợ sẽ có thêm kiến thức và động lực để vào bếp chế biến những món ăn mình thích, bổ dưỡng cho cả gia đình với tinh thần vui vẻ và tràn ngập yêu thương.
Chúc các chị em vào bếp vui và thành công.
Theo Viknews
Ai ăn chè Huế kh...ô...ô...ông..., nỗi nhớ đến 'rùng mình'
Gánh chè Huế sẽ làm bạn băn khoăn vì không biết nên ăn món nào trước. Từ chè bắp lấy từ Cồn Hến, chè trôi nước thơm mùi nếp, chè hạt sen và đậu Ngự xưa vua vẫn hay dùng đến chè bột lọc bọc heo quay, chè khoai tía...
Chè Huế - Ảnh: Phạm Văn Vũ
Đã xa quê hương xứ Thừa Thiên khá lâu, có một món khoái khẩu cứ khiến tôi nhớ mãi, mà nhớ đến "rùng mình". Đó là chè Huế.
Chè là món giải khát và là món tráng miệng rất phổ biến trong các bữa ăn, tiệc thết đãi của người dân Cố Đô.
Ngày xưa chè thường được bán bằng quang gánh và tiếng rao của các O, các mệ (người phụ nữ lớn tuổi ở Huế được gọi là "mệ") thường ngân vang và cái đuôi của chữ "ng" ở cuối chữ "không" - một đặc trưng trong cách phát âm của người Huế - phải kéo dài như vô tận để luồn vào trong từng con hẻm nhỏ, đánh thức từng cái dạ dày của những người thích ăn quà vặt bữa ăn "lỡ" (tầm từ 3 giờ chiều trở đi).
Gánh chè Huế này nhìn đơn giản vậy thôi chứ cũng đủ làm bạn băn khoăn vì không biết nên ăn món nào trước.
Từ chè bắp lấy từ Cồn Hến, chè trôi nước thơm mùi nếp, chè hạt sen và đậu Ngự xưa vua vẫn hay dùng đến chè bột lọc bọc heo quay ngọt béo mà không ngấy, chè đậu ván dẻo sánh, chè đậu xanh, đậu đỏ mềm lự, chè khoai tía...
Nhiều O còn "xếp tầng" các mẹt chè đậu cao ngất lên thúng mà gánh nhẹ nhàng cứ như đang chơi đồ hàng vậy!
Cái tình người lúc ấy cũng rất hay là cứ đến bán cho nhà ai đó dù lạ hay quen, người bán đều có thể xin miếng nước sạch đổ vào trong chậu nhôm be bé để rửa ly rửa chén và cứ dăm ba chục nhà lại xin lại lần tiếp theo...
Khi đến Huế, có khá nhiều hàng quán chè với nhiều loại khác nhau tùy vào sự chọn lựa và thói quen của người thưởng thức.
Một gánh chè Huế ven đường - Ảnh: Traveloka
Nổi tiếng xưa nay ở Huế vẫn là quán chè "Hẻm" trong một ngõ hẻm nho nhỏ giữa những con đường tấp nập người qua kẻ lại hay quán chè đường Trương Định.
Còn nếu như du khách muốn tản bộ rồi ghé vào một quán chè cóc bình dân để lót dạ thì xin mời đến quán chè nằm lọt sâu trong khu vực đình Thương Bạc trước đây hay dọc đường đi bộ cầu Tràng Tiền vào buổi tối.
Các "nghệ nhân chè" sẽ giới thiệu đến khách quý với bao la các loại chè như: chè thập cẩm, hột sen, trái cây, khoai môn, chè xanh đánh, trôi nước, bột lọc, chè chuối chiên, đậu ván, đậu đỏ, đậu xanh, xôi dừa, chè bắp... với 12.000 - 15.000 đồng mỗi ly (cách đây... hai chục năm chỉ có 1.000 đồng mà thôi!).
Có điều tôi cũng hơi ngại ngần khi phải dịch ra tiếng Anh cho mấy người bạn Mỹ cái tên chè là "Sweet - soup" (súp có đường ngọt).
Diễn tả hoài chúng bạn cứ nhăn mặt nhíu mày vì cái tên của nó nghe cũng ớn hơn cả súp kem mà họ thường ăn! Nên đành phải chờ dịp kéo tụi nó về Huế mục sở thị và nếm tận miệng mới... hả dạ!
Tôi nhớ mãi "ngôi nhà nhỏ trên đường dốc" là quán chè Tí ở đường Trần Phú trên con lộ đạp xe đi học hàng ngày. Quán chè nhỏ ven đường với O chủ cũng tên Tí tính tình cực kỳ dễ thương.
Hồi năm 1995, nhiều khi mẹ tôi đi làm từ sáng sớm và ca xuyên buổi trưa nên không kịp nấu ăn mà chỉ kịp dúi cho tôi 2.000 đồng để "tùy nghi di tản" (nghĩa là tự mua cơm bụi hay ăn gì tùy thích).
Tôi đi học vào buổi chiều nên thường ghé quán chè này ăn tù tì 3 ly với giá 500 đồng mỗi ly, còn 500 đồng dư ra thì mua tờ báo thể thao đọc ngấu nghiến trong khi vừa ăn vừa thưởng thức.
Vậy là nhiều buổi trưa đạm bạc nhưng dồi dào... chất đường của tôi được tự mình "thết đãi" tại quán chè nổi tiếng nơi này.
Món tôi thích nhất là chè trôi nước bởi cái cảm giác rất phiêu, rất trôi... khi cắn vào viên chè mềm mịn quyện với chất bùi bùi của nước dừa sóng sánh.
Còn khi nào có tiết thể dục buổi chiều và đi học thêm sau đó thì tôi "đầu tư" vào ăn 3 ly chè bột lọc bọc heo quay và bột lọc bọc dừa bởi loại chè này sẽ giúp tôi no lâu hơn.
Vui nhất là có lần tôi quên mang tiền nên xin được "cầm cố" để lại chiếc đồng hồ điện tử Casio cáu bẩn.
Chị chủ quán phì cười vì khuôn mặt rất "đổ nợ" của mình rồi xua tay cho mắc nợ mà không quên... xúi "Mai cua lui ăn rồi trả chị một lần luôn hí!" (Cua lui = quay lại/ Hí = nhé).
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các gánh chè khắp thành phố Huế được thắp đèn bày biện...
Hồi còn ở nhà, tôi cũng đã vài lần ăn chè ở quán cóc ven đường Trần Hưng Đạo (trước cổng trường Phú Hòa) của một mệ mà mình chưa được biết tên.
Mệ bán chè phúc hậu cứ múc chè bằng vá nhôm thoăn thoắt đều đặn làm cho tôi liên tưởng đến vở diễn Nhã nhạc cung đình Huế có sự trình diễn của một nghệ nhân đang cầm dùi, khua đôi tay tài ba trên từng mặt trống.
Mệ còn kể rằng từ khi 16 tuổi, mệ đã gánh gồng theo mẹ của mình đi bán chè cho đến bây giờ đã mệ... 80 tuổi và đã gắn bó với góc phố này gần 40 năm sau khi ngưng cảnh gánh hàng rong.
Hằng đêm, cứ khoảng 6 giờ chiều, mệ lại soạn gánh, khách đông thì mệ được nghỉ sớm nhưng thường thì cũng quá buổi khuya. Đêm nào cũng như vậy...
Giờ đây, đã gần 10 năm tôi chưa hề trở lại. Chẳng biết mệ có còn bán ở đó hay ở nơi nao?
Theo Tuoitre
5 thứ quà quê không thể thiếu trong Tết trung thu xưa Tết trung thu xưa không đa dạng đủ loại bánh trung thu hay bánh kẹo từ tây đến ta như bây giờ. Nhưng trung thu xưa luôn khiến người ta thương nhớ, vấn vương bởi chính những thứ quà mộc mạc, giản đơn. Xôi cốm Mỗi độ thu về, khi đất trời bắt đầu mát mẻ, người ta lại bắt đầu nhắc nhau...