32 tuổi đẩy xe nôi cùng con đi du học
Đăng ký học thạc sĩ tại New Zealand khi đang mang bầu con đầu lòng, hơn nửa năm trời ngồi học tại trường cạnh chiếc xe nôi của con, câu chuyện của chị Trịnh Thị Thúy Liên (46 tuổi, Hà Nội) để lại cảm hứng về hành trình khát khao học tập.
Chị Liên bên “anh xã” và Jayden – Ảnh: CTV
Đứa con đầu lòng, và cũng là duy nhất của chị Liên, là Jayden Trịnh (top 4 Vietnam Idol Kids).
17 tháng mẹ con cùng đi học
* Tháng 1-2021, dự kiến chị sẽ hoàn thành chương trình thạc sĩ ở tuổi U50. Đây là tấm bằng thứ mấy của chị rồi?
- Dường như tôi có đam mê với việc học. Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tiếng Anh ở Việt Nam, tôi đi làm một thời gian rồi nhận học bổng chương trình Fulbright về truyền thông tại ĐH Hawaii (Mỹ) năm 2003. Tôi ở New York làm một số dự án cho Liên Hiệp Quốc.
Năm 2006, tôi mang thai Jayden khi đang ở New Zealand. Tôi tạm dừng công việc. Nghĩ không làm gì sẽ phí thời gian, tôi đăng ký học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Victoria Wellington. Năm 2012, tôi học thêm bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago (New Zealand) và giờ đang làm nghiên cứu sinh cũng tại Đại học Otago.
* Học MBA khi mang thai con đầu, chắc hẳn chị gặp nhiều khó khăn để cân bằng giữa việc học hành và chăm sóc con?
- Lúc mang thai, tôi nghĩ mẹ tôi từ Việt Nam có thể sang New Zealand phụ chăm cháu, nhưng đến giờ cuối lại gặp trục trặc giấy tờ. Con tôi (Jayden) sinh non tới hai tháng rưỡi nên khá ốm yếu, chỉ nặng 1,5kg. “Anh xã” tôi khi ấy quản lý một khách sạn đang xây dựng nên cũng bận rộn. Nhiều khó khăn nhưng tôi nhủ: đâm lao thì theo lao.
Trong 17 tháng, mẹ và con cùng nhau đi học. 2-3 buổi chiều tối trong tuần, tôi dẫn con vào lớp. Tôi ngồi học, con nằm trong xe nôi bên cạnh. Những hôm “anh xã” được nghỉ thì con sẽ ở nhà với bố. Nếu anh đi làm về sớm sẽ ghé đón con về cùng. Cũng có những buổi tôi thi, không thể mang con theo, “anh xã” đưa con vào công ty mình.
May mắn chúng tôi vượt qua giai đoạn đấy. Nghĩ lại không biết mình đã làm như thế nào. Tôi không nghỉ một ngày nào dù học MBA cần làm nhiều dự án, học nhóm, thậm chí đi thực tế.
* Con nhỏ theo chị vào lớp có ảnh hưởng đến các bạn học khác không? Có ai phàn nàn không?
- May mắn là con ngoan. Con thường đói và khóc vào ban đêm, còn lại trong ngày, con ngủ rất nhiều. Đó là lúc tôi học bài. Những hôm đưa con vào trường, con thường nằm ngủ yên trong xe nôi. Cũng có lúc con khóc, nhưng rất hiếm.
Các trường đại học ở New Zealand dường như quen với chuyện mẹ dẫn con nhỏ đi học cùng, nên có dành riêng những phòng để mẹ cho con bú và dỗ dành con. Ở New Zealand, tình người thật tuyệt vời, họ không hề khó chịu, một số ít ban đầu hơi ngạc nhiên nhưng về sau cũng quen.
* Chị có cảm thấy có phần nào may mắn không?
- Ngày trước ở Việt Nam tôi không nghĩ mình sẽ học nhiều như thế. Có lẽ môi trường ở New Zealand giúp tôi ham học thật. Họ tạo điều kiện cho mỗi người học có thể học ở bất cứ độ tuổi nào.
Tôi luôn nghĩ mình là người may mắn, nhưng may mắn trong cuộc sống một phần cũng do mình tạo ra và biết nắm bắt. Ở nước ngoài có nhiều điều kiện học, làm việc hơn nhưng ít có cơ hội thăng tiến, làm ra nhiều tiền như ở Việt Nam.
Trong từng giai đoạn, tôi xác định cần ưu tiên cái gì. Như giờ đây, khi con trai đã lớn, tôi trở về Việt Nam làm việc và theo đuổi những dự án của mình.
Gieo mầm cho con
* Dạo này Jayden như thế nào rồi, thưa chị?
- Năm nay Jayden 16 tuổi, đang học lớp 12, năm sau lớp 13 là hoàn thành bậc phổ thông. Jayden vẫn duy trì đam mê âm nhạc, chơi cho ban nhạc giao thưởng và sáng tác riêng.
Vừa qua, Jayden giành thêm giải nhất cuộc thi về saxophone của các trường trung học. Dù vậy Jayden muốn tập trung để vào đại học chuyên ngành khoa học sức khỏe.
* Khoa học sức khỏe? Jayden chỉ xem nghệ thuật là thứ yếu thôi sao?
- Vợ chồng tôi cũng từng đinh ninh rằng con sẽ theo âm nhạc chuyên nghiệp. Con biết chơi 14 loại nhạc cụ, biết hát, biết sáng tác nên cơ hội rất nhiều. Nhưng con tâm sự: “Con không muốn là nhạc sĩ hay nghệ sĩ, mà muốn thử sức với nghề bác sĩ hoặc phi công”.
Jayden phân tích: Con vẫn có thể đi diễn, ở Việt Nam hay New Zealand, nhưng xin cho con theo đuổi thêm một công việc. Tôi nói trước con đường học y rất dài và vất vả. Jayden đáp lại ngay: “Đến mẹ khi 46 tuổi mà vẫn đang học đó, việc học là cả đời”.
* Quá trình nuôi dạy Jayden của gia đình chị có gì đặc biệt không?
- Vợ chồng tôi chọn cách gieo mầm, cho con thử nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, văn, võ, học thuật… Hạt mầm nào phát triển tốt, chúng tôi sẽ nuôi dưỡng tiếp, những hạt không phù hợp, chúng tôi không tiếc nuối.
Dù vậy cả tôi và chồng người Singapore nhiều lúc vẫn không thoát được tư duy của người châu Á, lại là dân nhập cư. Đó là tư tưởng phải cố gắng, phải cho con đứng nổi bật giữa đám đông, khẳng định chính mình.
Theo thời gian, chúng tôi phải tự điều chỉnh suy nghĩ. Chúng tôi biết được khả năng của Jayden đến đâu và để Jayden phát triển đến đó.
Thoát khỏi định kiến
Chị Trịnh Thị Thúy Liên – Ảnh: CTV
* Sau khi lấy chồng, phần lớn phụ nữ Việt thường “lui về sau”. Không ít phụ nữ có ý định học tiếp nhưng e dè không thể tròn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Chị có lời khuyên nào cho những trường hợp này?
- Những phụ nữ mong muốn học hỏi khi đã lập gia đình đều rất dũng cảm. Ý muốn học tập này không phải ai cũng có. Theo tôi, gia đình là một phần nhưng phụ nữ cũng cần nghĩ đến chính mình. Bản thân tôi có thể vừa đi học, vừa làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Nên phụ nữ có ý định học tiếp đều có thể thực hiện.
Nhiều lúc chúng ta tự hạn chế bản thân trong những định kiến do chính mình tạo ra. Chưa thử, nhiều bạn đã dằn lòng: “Học tiếp ư? Không thể được, chồng con để cho ai lo?”. Tất cả những thay đổi đều bắt đầu từ suy nghĩ. Tiếp đó, phụ nữ có thể bàn bạc với chồng. Tôi không tin mọi người chồng đều ích kỷ, không muốn vợ tiến bộ. Ngược lại, khi thấy vợ thành công, họ sẽ hãnh diện. Cũng cần cân nhắc việc đi học này sẽ có tác động gì cho tương lai và gia đình hay không.
Thủ khoa Ngoại giao giành ba học bổng của châu Âu
Từng sợ tiếng Anh và trì hoãn du học, Trần Phương Mai nỗ lực trở thành một trong những thủ khoa của Học viện Ngoại giao, giành trọn ba học bổng từ EU.
Những ngày cuối tuần, Trần Phương Mai, 23 tuổi, cựu sinh viên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao (Hà Nội), về thăm gia đình tại Nam Định, tranh thủ ở bên bố mẹ trước khi sang châu Âu vào tháng 9 để học thạc sĩ hai năm.
Mai ứng tuyển 6 chương trình thạc sĩ và đều được trao học bổng toàn phần gồm 100% học phí, tiền sinh hoạt và các chi phí phát sinh khác. Trong đó, Mai được Liên minh châu Âu trao tối đa ba học bổng Erasmus Mundus, luôn được coi là danh giá bậc nhất châu Âu về các lĩnh vực "Euro culture", "Global Studies" và "European Politics and Society". Mỗi chương trình thạc sĩ của Erasmus Mundus chỉ trao tối đa 20 suất học bổng nên tỷ lệ cạnh tranh toàn cầu rất lớn. Các học bổng toàn phần còn lại Mai giành được đến từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc và Đại học Groningen của Hà Lan.
"Mỗi năm, một sinh viên chỉ được nộp ba học bổng Erasmus Mundus nên việc giành cả ba là vinh dự lớn mình chưa từng nghĩ đến", Mai nói.
Trần Phương Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ nhỏ, qua những câu chuyện của ông, vốn là cựu cảnh sát, Mai biết về nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ, Hiệp định Paris và rất nhiều câu chuyện lịch sử sống động. Dù cả nhà không ai theo ngoại giao, cô bé Mai lúc đó đã nhen nhóm mong muốn làm việc trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, làm ngoại giao thì cần giỏi tiếng Anh. Hai năm đầu bậc THCS, Mai thừa nhận tiếng Anh từng là môn yếu và sợ nhất vì trước đó chỉ học văn toán. Không bật được hẳn lên, Mai chán nản, mất đi hứng thú học tập.
Những tưởng ước mơ ngoại giao gặp rào cản vì ngoại ngữ, đến khi vào lớp 8, Mai được cô giáo chủ nhiệm mới kiên nhẫn dạy lại cho em toàn bộ kiến thức từ đầu. Được quan tâm, nữ sinh cảm thấy "hóa ra tiếng Anh không đáng ghét như mình nghĩ" và bắt đầu chuyên tâm học hành hơn.
Một năm sau, em tham dự đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh dự thi cấp tỉnh, mang về giải nhất duy nhất cho lớp và sau đó trở thành học sinh lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Đến bây giờ, Mai vẫn coi cô giáo chủ nhiệm năm lớp 8 là người thay đổi cuộc đời em.
Lên THPT, Mai tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành nhà ngoại giao. Lúc đó, du học vẫn đang chưa quá phổ biến tại Nam Định, chưa được ủng hộ và đầu tư nhiều. Nữ sinh tự mày mò, tìm hiểu về du học, cách chuẩn bị hồ sơ và ôm ấp "giấc mơ Mỹ". Mỗi cuối tuần, em lại tự bắt xe khách lên Hà Nội ôn IELTS và SAT dù sức ép thi đại học trong nước ngày một lớn hơn.
Ngay trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, Mai nhận học bổng với mức hỗ trợ tài chính 60-70% học phí của Đại học Tufts (Mỹ). Tuy nhiên, bố mẹ và ông ngoại khuyên rằng nếu quyết tâm theo đuổi con đường ngoại giao, em cần hiểu Việt Nam trước, hiểu lịch sử hình thành, cách vận hành bộ máy chính trị, lợi ích, quan điểm và chính sách của Việt Nam ra sao, từ đó mới học về thế giới.
Bên cạnh đó, cơ hội hội nhập với nước ngoài không phải ít, em vẫn có thể vừa học trong nước vừa tìm cơ hội ra nước ngoài học hỏi. Cô gái 18 tuổi năm ấy quyết định ở lại Việt Nam và nộp hồ sơ vào Học viện Ngoại giao.
Phương Mai (thứ hai từ phải sang) tại sự kiện Hitachi Young Leaders Initiative 2019 tại Singapore. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Với đầu vào 7.0 IELTS, Mai tưởng việc học tiếng Anh bậc đại học sẽ nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn bị ngợp do tiếng Anh ngoại giao yêu cầu rất cao. "Bọn mình khi đó vẫn xem tiếng Anh chuyên ngành là điều ám ảnh. Do phải học và hiểu về đặc thù của ngành, IELTS 7.0 hay 7.5 vẫn có thể trượt như thường", Mai kể.
Mai cũng bị sốc khi thấy nhiều bạn nắm kiến thức lịch sử rất chắc. Học ngoại giao bắt buộc phải hiểu lịch sử, so với các bạn, Mai cho rằng mình còn thiếu sót nên tự động viên "phải cố thôi". Tuy thành tích học tập không tệ so với những gì em tưởng tượng và mong muốn khi còn ở cấp 3, Mai chưa hài lòng với năm học đầu tiên tại Học viện Ngoại giao.
Do trong năm dành nhiều thời gian học tập, hè là lúc nữ sinh cho mình thỏa sức tham dự các sự kiện giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia. Mùa hè năm đầu tiên, Mai tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) được tổ chức tại Mông Cổ, trở thành một trong hai đại diện của Việt Nam và cũng là người trẻ nhất trong lịch sử chương trình được chọn để làm trưởng đoàn đại biểu trong sự kiện mô phỏng hội nghị này (Model ASEM).
Lần đầu tiên "được ra biển lớn", Mai vừa được làm quen với thực tế ngoại giao, vừa biết thêm nhiều tiền bối dày dặn kinh nghiệm. Sau khi kết thúc chuỗi sự kiện, Mai có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với giám đốc của chương trình, thẳng thắn hỏi tại sao lại chọn em trong khi kiến thức ngoại giao và kinh nghiệm làm việc chưa nhiều so với anh chị khác. Nữ giám đốc cho biết cô lựa chọn theo tiềm năng chứ không theo độ tuổi và thành tích hiện tại, dặn Mai không bao giờ quá sớm để trở thành người lãnh đạo. Cuộc nói chuyện 10 phút nhưng đã giúp Mai tin tưởng vào bản thân và đặt những mục tiêu xa hơn.
Trở về sau chuyến đi Mông Cổ, Mai tiếp tục dồn hết sức học tập. Em xác định dành toàn bộ thời gian trong năm để học, còn hè là trải nghiệm và khám phá. Do đó, trong bốn năm đại học Phương Mai vừa đảm bảo thành tích học tập top đầu, vừa có thể đặt chân tới 14 quốc gia, có nước đi 4-6 lần để tham dự các hoạt động giao lưu quốc tế.
Phương Mai (thứ hai từ phải sang) tại sự kiện Model ASEM 2016 tổ chức ở Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Năm 2019, tốt nghiệp với điểm 3,78/4, Mai trở thành thủ khoa đầu ra ngành Quan hệ quốc tế nhưng chưa vội du học thạc sĩ ngay. Cô gái quê Nam Định dành thời gian một năm đi làm để xem năng lực của mình so với môi trường làm việc trong nước, từ đó hiểu mình và xác định xem muốn học thạc sĩ về chuyên ngành nào. Trong thời gian này, Mai đảm nhận đồng thời hai vị trí là điều phối dự án cho một công ty Thái Lan và cố vấn hợp tác cho một công ty Việt Nam.
Tháng 10-11/2019, Mai ứng tuyển 6 học bổng nhưng Covid-19 bùng phát, không đại học nào hồi âm đúng hạn. Chờ đợi hơn nửa năm, đã có lúc Mai khủng hoảng. Nếu không đi được thì việc du học bị trì hoãn quá lâu, dẫn đến việc đi làm chậm trễ. "Với mình, du học là công cụ cần để đạt mục tiêu lớn hơn", Mai nói.
Được bạn bè và người thân động viên, cô gái sinh năm 1997 lấy lại chút tinh thần và đợi thêm một thời gian nữa trước khi lên kế hoạch khác. Giữa tháng 4, Mai bắt đầu nhận tin vui đầu tiên từ Đại học Bắc Kinh, sau đó liên tiếp 5 đơn vị còn lại đều chấp nhận hỗ trợ học bổng toàn phần. Tổng ba học bổng của Liên minh châu Âu giá trị khoảng 150.000 euro (gần 4 tỷ đồng).
Sau khi cân nhắc, Mai lựa chọn học bổng Erasmus Mundus về "Euro-culture" tại 3-5 quốc gia gồm Đức, Hà Lan và có thể tại Thụy Điển, Italy và Pháp trong hai năm. Học bổng này giúp Mai hiểu sâu về chính trị, xã hội và văn hóa của châu Âu với cách tiếp cận đa chiều.
Chị Hiền Nguyễn, giành học bổng Erasmus Mundus khóa 2018-2020 về Nghiên cứu phát triển toàn cầu, đã hỗ trợ Mai từ khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận kết quả. Chị Hiền đánh giá Mai nỗ lực, kiên trì và chăm chỉ, thành tích cá nhân và kinh nghiệm em đạt được rất ấn tượng. "Chứng kiến Mai đạt 6 học bổng toàn phần, tôi vô cùng tự hào", chị Hiền nói.
So với bản thân cách đây bốn năm, Mai cho rằng mình đã tự tin hơn nhiều, biết cách làm việc khoa học và kiên định theo đuổi mục tiêu. Cô gái 23 tuổi xác định sẽ trở về Việt Nam sau khi du học để theo đuổi công việc ngoại giao tại các bộ, ngành hoặc bộ phận đối ngoại tại doanh nghiệp. "Mình đang học thêm tiếng Đức và Trung, dành nhiều thời gian bên gia đình trước khi lên đường khám phá một chân trời mới đã mong ước bao lâu nay", Mai nói.
Chàng trai nhiều tài lẻ, thạo 2 ngoại ngữ trở thành sinh viên xuất sắc trường y Từ bỏ cơ hội du học, Tân chọn ở lại Việt Nam để theo đuổi ngành Y. Với 7 kỳ liên tiếp nhận học bổng loại giỏi, cùng nhiều tài lẻ và thành tích ấn tượng, Tân đã trở thành sinh viên tiêu biểu 2020 của Trường Đại học Y Hà Nội. Sinh năm 1998, quê Thanh Hóa, Nguyễn Nhật Tân là cựu...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Đại mỹ nhân" Irene đắm đuối bên chồng doanh nhân trước thềm đám cưới thế kỷ
Sao châu á
20:51:43 23/02/2025
Liên kết tăng thế, thêm lực
Thế giới
20:49:00 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
Sao việt
20:46:01 23/02/2025
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ
Pháp luật
20:29:47 23/02/2025
Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua
Sức khỏe
20:08:25 23/02/2025
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện
Tin nổi bật
20:01:01 23/02/2025
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng
Phong cách sao
19:50:14 23/02/2025
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi
Sao âu mỹ
19:37:06 23/02/2025
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại
Hậu trường phim
19:18:24 23/02/2025
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu
Sao thể thao
19:12:37 23/02/2025