3.000 học trò Gia Lai nô nức đi chọn ngành
Sáng 19-1, khoảng 3.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai dự Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2014 do Báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức tại Nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai (TP.Pleiku).
:Học sinh Gia Lai rộn ràng tới tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Tiến Thành
Từ sáng sớm, đông đảo học sinh đến từ các huyện, thị trấn tập trung về TP Pleiku để tham dự tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Tiến Thành
Bàn luận sôi nổi trước khi buổi tư vấn diễn ra – Ảnh: Tiến Thành
Một học sinh giơ tay đặt câu hỏi tư vấn – Ảnh: Tiến Thành
Các thầy cô trong ban tư vấn tư vấn chung cho các thi sinh Gia Lai – Ảnh: Tiến Thành
Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM tư vấn cho các em học sinh – Ảnh: Tiến Thành
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing tư vấn cho các em học sinh – Ảnh: Tiến Thành
Video đang HOT
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, ĐH Quốc gia TP.HCM (thứ 2 từ trái qua) tư vấn cho các em học sinh – Ảnh: Tiến Thành
Học sinh đặt câu hỏi về nhóm ngành xã hội, sư phạm, ngoại ngữ – Ảnh: Tiến Thành
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) tư vấn cho các em học sinh – Ảnh: Tiến Thành
Những học trò phố núi Pleiku mặc áo ấm, khăn choàng tham dự chương trình trong tiết trời se lạnh. Đặc biệt, nhiều học sinh ở các huyện cũng được thầy cô đưa về để được tư vấn về ngành nghề.
Nghề nào kiếm được…nhiều tiền nhất?
Một học sinh từ Trường THPT Lê Hồng Phong đặt câu hỏi: “Ngành nào ra trường nhanh kiếm được việc làm và nhiều tiền nhất” tạo nên những tràng pháo tay giòn giã.
Được mời tư vấn, TS Phạm Tấn Hạ – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: “Trăn trở của bạn là hoàn toàn chính đáng. Điều này chứng tỏ bạn có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ngành nào ra trường nhanh có việc làm và kiếm nhiều tiền nhất? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của học sinh khi chọn ngành, nghề là nghĩ rằng bốn năm sau ra trường mình sẽ làm gì”.
TS Hạ cũng chia sẻ rằng hiện học sinh, sinh viên chưa tốt lắm về lập kế hoạch, quản lý thời gian, kiểm soát sức khỏe của mình. “Là người Gia Lai, các bạn xác định sau khi ra trường sẽ làm việc ở Gia Lai hay tại TP.HCM. Nếu làm việc ở Gia Lai cần trang bị kiến thức, kỹ năng gì và ở TP.HCM cũng vậy. Thi đại học, các bạn sẽ xa gia đình. Trong thời gian đó, chính các bạn sẽ quản lý bản thân mình chứ không phải ai khác”.
“Tôi thấy rất nhiều sinh viên trưởng thành khi xa gia đình lên thành phố học đại học. Những bạn đó vừa tự chăm sóc bản thân, vừa lập kế hoạch là năm nhất, năm hai sẽ làm gì, sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở đâu. Những bạn này chứng minh mình có đủ năng lực, kiến thức để đáp ứng công việc các công ty tuyển dụng đề ra. Tóm lại, có việc làm hay không, nhiều tiền hay không đều phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng của bản thân các bạn” – TS Hạ nói.
Bên cạnh đó, trả lời câu hỏi của một thí sinh băn khoăn hiện nay nhiều người phải “đi cửa sau” khi xin việc, TS Nguyễn Văn Chiến – phó giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai – nhắn nhủ: “Hiện nay các công ty tuyển dụng thường qua con đường thi tuyển. Con đường để có việc làm ở nhiều công ty là qua thi tuyển chứ không phải quan quan hệ để có việc làm. Ở tỉnh chúng ta, để tuyển công chức cũng rất công khai, minh bạch. Việc tuyển căn cứ và kết quả học tập, loại tốt nghiệp. Thầy khuyên các em nên nỗ lực học tập. Việc làm của các em trong tương lai phụ thuộc vào sự cố gắng của các em”.
Cần nhiều nhân lực tại địa phương
Điểm đáng chú ý trong chương trình tư vấn tuyển sinh tại Gia Lai là học sinh quan tâm nhiều đến việc chọn học những ngành sau này có thể làm việc tại quê hương.
Một học sinh hỏi: “Em muốn sau này làm việc tại Gia Lai cho gần nhà. Như vậy, em có thể chọn học những ngành nào để có cơ hội việc làm cao?”. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Văn Chiến, giải đáp: “Hiện nay tỉnh Gia Lai cần rất nhiều nhân lực ở những ngành nghề. Như các em đã biết, tỉnh chúng ta là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật và trình độ đội ngũ còn hạn chế. Đầu năm nay, tỉnh đã thông qua chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung nhiều vào những ngành có thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, chăn nuôi, thủy điện”.
Không chỉ băn khoăn về ngành nghề, học trò Gia Lai cũng băn khoăn về những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM – thông tin: “Năm nay là năm Bộ GD-ĐT bắt đầu đổi mới tuyển sinh, cho phép các trường ĐH xây dựng đề án tuyển sinh riêng. Thực tế từ năm 2012 đã có 12 trường khối văn hóa, nghệ thuật tổ chức thi riêng. Năm nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục cho phép các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng gởi về Bộ GD-ĐT. Những trường nào thi riêng sẽ được công bố trước ngày 10-3. Tuy nhiên, các em yên tâm vì năm nay thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn được tổ chức theo phương thức “ba chung”. Do đó, việc thi ĐH với các em học sinh lớp 11, 12 về cơ bản không có gì thay đổi so với những năm trước. Đó là vẫn thi chung đợt, chung đề và sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển”.
Sau phần tư vấn chung về hướng nghiệp, chọn ngành, những điểm mới trong tuyển sinh, học sinh tỏa ra ba khu vực tư vấn chuyên sâu bao gồm: khoa học xã hội, luật, nông lâm, y dược, quân đội, công an…; khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, điện, điện tử, hạt nhân và kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán để tiếp tục tìm hiểu về những ngành nghề các bạn quan tâm…
Rèn luyện sức khỏe cho kỳ thi
“Thưa thầy, làm cách nào để ôn thi đại học đạt điểm cao?” – câu hỏi này của một học sinh tiếp tục nhận được tràng pháo tay từ các bạn học sinh. Chia sẻ với bạn, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – tư vấn: “Tôi thi đại học từ năm 1979, cách đây cũng khá lâu. Hồi đó chỉ thi tự luận chứ chưa thi trắc nghiệm như bây giờ. Tôi học thi đại học, luôn đặt ra cho mình giải được những bài toán khó. Giải chưa được ngày này thì qua ngày khác giải tiếp.
Giải bài càng khó thì sẽ được điểm càng cao vì trong đề thi luôn có những câu hỏi khó để phân loại thí sinh”.
Một vấn đề nữa thầy Dũng lưu ý với học sinh là chú trọng sức khỏe cho kỳ thi. “Sức khỏe rất quan trọng, lúc tôi thi đại học, buổi sáng tôi đi bơi, buổi chiều đá bóng. Hàng năm, thi tại trường tôi có những bạn học rất nhiều nhưng vô phòng thi các bạn mệt quá, ngủ quên và nộp giấy trắng. Các em lưu ý điều này…”
Theo TTO
Gỡ rối băn khoăn trước khi chọn ngành thi Đại học
Chọn được ngành học phù hợp với mình, với nhu cầu của xã hội quả là chuyện không hề đơn giản.
Các bạn học sinh lớp 12 đang bắt đầu tăng tốc ôn thi và cũng phải căng đầu suy nghĩ chọn ngành, chọn trường cho chiến dịch thi ĐH của mình. Có những bạn chọn thi vào ngành theo định hướng của gia đình, có những bạn lại chọn các ngành dễ xin việc. Bên cạnh đó không ít bạn đã xác định nghề nghiệp tương lai bằng niềm đam mê của bản thân.
Công nghệ thông tin - Dành cho các bạn có óc sáng tạo, tư duy tốt
Công nghệ thông tin là ngành đang khá hot tại Việt Nam và đang thu hút rất nhiều bạn học sinh. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng, đây là một nghề khô khan, cứng nhắc.
Lê Yên Thanh, chàng trai vừa vinh dự nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2013 chia sẻ: "Công nghệ thông tin là ngành mới mẻ, cần sáng tạo và tư duy logic. Học công nghệ thông tin cần một niềm đam mê lớn để tự mày mò, chăm chỉ chứ không thể chờ đợi mãi vào sách vở được".
Thanh chia sẻ: "Nếu muốn học ngành công nghệ thông tin, các bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau: ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội hay ĐH Bách khoa..."
Lê Yên Thanh với vô số giải thưởng công nghệ thông tin
Cảnh sát - Nghề dành cho những người kỉ luật và tự giác
Học viện Cảnh sát nhân dân là ngôi trường mơ ước của rất nhiều bạn học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để nộp hồ sơ và dự thi vì thi vào ngành này tương đối khó và môi trường học tập, rèn luyện nghiêm khắc.
Phạm Văn Hưng sau khi giành giải Nhất quốc gia môn Lịch sử vẫn quyết định dự thi Đại học và đỗ vào trường Học viên Cảnh sát với 24,5 điểm (khối C). Hưng chia sẻ: "Mình chọn trường cảnh sát vì niềm đam mê được khoác trên mình màu áo xanh từ hồi bé. Ngành học này lại có thể dễ dàng xin việc và cũng là ngành mà xã hội cần".
Thi vào trường là chặng đường không hề dễ nhưng có thể trụ lại và học tập tốt còn là con đường gian nan hơn nhiều. Phạm Văn Hưng chia sẻ: "Quan trọng là các bạn chịu khó học hỏi và tự giác tuân thủ theo những quy định của trường. Cũng vất vả hơn và không được tự do như các bạn trường ngoài. Nhưng bù lại sinh viên cảnh sát học được tính quy củ và sinh hoạt có kế hoạch, sự trưởng thành cũng sẽ nhanh hơn".
Chàng sinh viên HV Cảnh sát Phạm Văn Hưng
Diễn viên - Nghề dành cho những người đam mê trải nghiệm
Các trường điện ảnh hiện nay không phải là lựa chọn số 1 của nhiều bạn học sinh cuối cấp. Vẫn còn sự e ngại khi chọn con đường nghệ thuật để theo đuổi. Chỉ những bạn thực sự say mê với môn điện ảnh thứ bảy mới dám dấn thân vào nghề.
Nguyễn Xuân Phúc, sinh viên lớp diễn viên kịch, điện ảnh và truyền hình, trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội đến với ngành một cách rất "có duyên". Xuân Phúc tâm sự: "Đây không phải là lựa chọn đầu tiên của mình khi thi ĐH. Khi đi casting cho dự án phim Bước nhảy xì- tin được gặp gỡ nhiều anh chị diễn viên mình mới thấy thích và quyết định chọn ngành này. Vào trường rồi thì thấy thực sự đam mê, đam mê đến cháy bỏng".
Bước vào môi trường học tập chuyên nghiệp, đó không phải con đường trải thảm đỏ như nhiều bạn vẫn nghĩ. Phúc chia sẻ: "Đó là môi trường khắc nghiệt đòi hỏi các bạn phải luyện tập chăm chỉ và thực sự cầu tiến. Năng khiếu là một phần nhưng cần đam mê và yêu nghề thì mới có thể trụ lại và gắn bó lâu dài".
Chàng diễn viên trẻ Xuân Phúc
Y dược - Nghề đòi hỏi sự kiên trì
Những năm vừa qua ĐH Y luôn là sự lựa chọn của nhiều bạn có học lực khá giỏi. Nhưng không phải ai cũng có thể kiên trì theo đuổi hết chặng đường 6 năm để có thể ra trường và mang trên mình chiếc áo blouse trắng.
Đó không phải là môi trường học tập dễ dàng và cũng không phải nơi dành cho sự lười biếng và thiếu kỉ luật. Phan Bá Vũ Đông, thủ khoa ĐH Y dược TP.HCM kể lại: "Mình thấy sinh viên trong trường đều có ý thức tự học rất cao, mọi người chủ động trong việc học. Đó là một công việc vô cùng ý nghĩa, chính vì vậy mà mình đã ấp ủ ước mơ được theo ngành này thì khi còn học cấp 2".
Và muốn trở thành sinh viên của các trường Y dược, thì buộc phải học đều cả 3 môn thi ĐH và không có khái niệm học tủ. Làm nhiều đề thi thử, ôn kỹ lý thuyết và thử sức với nhiều dạng bài khác nhau; đó là bí quyết của chàng thủ khoa Phan Vũ Bá Đông.
Chọn trường, chọn nghề, chọn tương lai. Vì vậy các bạn nên cân nhắc để chọn một ngành học phù hợp với khả năng, sở trường và niềm đam mê của bản thân. Lựa chọn đúng ngành nghề sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công trong tương lai của chính bạn.
Theo TTVN
Sẵn sàng cùng con nhà nông chọn trường Sự kiện được coi là ngày hội tư vấn tuyển sinh của con em nhà nông sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/3 tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Sau hơn 2 tháng tập trung triển khai, công tác chuẩn bị cho chương trình tư vấn mùa thi "Cùng con em nhà nông chọn ngành, chọn trường" của Báo Nông Thôn...