30 tuổi không mắc phải 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân, 60 tuổi nhất định không hối hận: Tiết kiệm được bao nhiêu đều do chính bạn!
Những sai lầm khi quản lý tài chính lúc còn trẻ có thể khiến bạn phải trả giá cho tới khi về già. Hãy tìm hiểu và quản lý tài chính cá nhân đúng cách càng sớm càng tốt để tránh hối hận về sau.
Luôn có những điều đáng tiếc khác nhau trong cuộc sống, rất nhiều người khi sắp đối diện với chuyện kết hôn, sinh con, thậm chí là khi về hưu, mới bắt đầu hối hận bản thân chưa từng quản lí tốt tài chính. Chính những sai lầm về quản lý tài chính khi còn trẻ đã khiến họ thường xuyên phải lo lắng vì không có đủ tiền đáp ứng cuộc sống.
Nhà tâm lý học lâm sàng Karen Nimmo đã thực hiện một cuộc khảo sát không chính thức đối với các nhóm tuổi từ 35 đến 60 để tìm ra điều họ nghĩ rằng họ hối tiếc nhất trong cuộc đời:
1. Hối hận vì đã vay tiền
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp, thu nhập khoảng 2200 USD nhưng sau khi chi tiêu cho những khoản thiết yếu và phụng dưỡng bố mẹ xong, số tiền còn lại dùng để chi trả nợ cho gia đình, mua nhà… là cực kì khó.
Hơn nữa trong tình hình dịch bệnh, một số người vì những khoản nhất định phải chi tiêu nên đã đi vay tiền. Thế nhưng chính vì thế mà họ đã phải ôm một gánh nặng lớn trên vai. Thậm chí, nếu không thể trả lãi đúng hạn, việc vay tiền lại càng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hơn.
2. Nợ quá nhiều tiền trong thẻ tín dụng
Hiện nay có rất nhiều thẻ tín dụng đều đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau để hấp dẫn mọi người đăng ký thẻ. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp và ngân hàng cũng sẽ đưa ra các phương thức trả tiền tiện lợi, ví dụ như trả tiền theo từng kì… Thế nhưng lãi suất của thẻ tín dụng lại thường cao hơn lãi suất của các dịch vụ khác nhiều.
Ngoài ra, thời gian trả hết nợ càng lâu, tiền tiêu đi cũng càng nhiều hơn.
Ví dụ bạn dùng 1000 USD trong thẻ tín dụng để mua một chiếc TV mới, lãi suất của thẻ lúc này sẽ là 35%. Nếu như mỗi tháng bạn chỉ trả được số tiền thấp nhất thì bạn sẽ mất 5 năm mới có thể trả hết nợ. Kết quả là số tiền lãi bạn phải trả đủ để mua thêm một chiếc ti vi mới nữa.
3. Tiêu xài hoang phí, không sớm để tiền dành dụm
Nhà đầu tư và chuyên viên quản lí tài chính đã từng đưa ra một bản kết quả điều tra vào năm 2019. Trong báo cáo có nhắc tới, gần 38% người hối hận về việc tiêu xài hoàng phí trên phương diện quản lí tài chính.
Những người còn lại bày tỏ sự hối tiếc khi không chuẩn bị trước những bước đệm cho tương lai sau này ví dụ như tiết kiệm tiền, thiết lập kế hoạch chi tiêu…
4. Không đầu tư
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng gửi tiền vào ngân hàng là phương pháp tiết kiệm an toàn, đáng tin nhất. Nhưng trong tình hình phức tạp như hiện này, gửi tiết kiệm không còn là phương pháp tối ưu nữa. Thay vào đó, đầu tư đang dần trở nên thịnh hành hơn. Sở dĩ đầu tư được nhiều người ưa chuộng bởi phương pháp này có lãi suất kép. Tiền lãi được cộng thêm theo từng đợt sẽ giúp giá trị số tiền ban đầu của bạn được tăng thêm, theo đó số tiền tiết kiệm được đương nhiên sẽ nhiều hơn.
5. Từ chối việc mua bảo hiểm
Nhiều người sau khi nghe, đọc được những tin đồn không tốt về việc mua bảo hiểm đã cho rằng bảo hiểm không có tác dụng gì quá lớn, không đáng để đầu tư vào. Nhưng khi bạn gặp phải sự cố vô tình xảy ra, bạn mới hiểu được mặc dù bảo hiểm không thể tạo ra khoản lãi đầu tư rất cao cho bạn, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn một khoản lãi nhất định.
4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận
Để khắc phục những sai lầm trong việc quản lí tài chính, chuyên gia đã đề ra 4 phương pháp quản lí tài chính đáng làm theo, tránh khi về già lại hối hận!
1. Hạ thấp cái tôi xuống!
Tiết kiệm được bao nhiêu, tiêu hết bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào nhu cầu của từng người trong cuộc sống. Có một vài người sẽ vì tiết kiệm mà bằng lòng duy trì cuộc sống cơ bản nhất. Cũng có người vì để thể hiện địa vị xã hội của mình mà tiêu xài hoang phí.
Thế nhưng Morgan Housel lại cho rằng, con người tiết kiệm được bao nhiêu có liên quan tới cái tôi. Ông chỉ ra rằng, đa số người giỏi quản lí tiền bạc sẽ không vì để hơn người mà thay đổi thói quen tiêu tiền của bản thân. Những người này sẽ dựa theo mục tiêu của mình để hoạch định ra kế hoạch tài chính. Do đó chúng ta cần học cách hạ thấp cái tôi xuống, tránh vì suy nghĩ của người khác mà ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của mình.
2. Tránh kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác với mình
Chuyên gia chỉ ra rằng, có quan hệ thân thiết hoặc kết hôn với người có quan niệm tiền bạc khác mình rất dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng khốn khó. Bởi vì việc bất hòa về tiền bạc là một trong những nguyên nhân thường dẫn tới li hôn nhất. Do đó, tốt nhất là trước khi kết hôn, hãy hiểu rõ quan niệm tiền bạc của đối phương để tránh thảm họa về sau, thậm chí là tranh chấp tài sản sau khi li hôn.
3. Tránh xa việc nợ nần ngay từ đầu
Mặt khác, chuyên gia cũng nói rằng, không ai thoát được cảnh nợ nần nhanh hơn người đã tránh nợ nần ngay từ ban đầu. Chuyên gia cho rằng, phải quản lí tài chính một cách ổn thỏa. Trọng điểm không nằm ở việc lần nào cũng đưa ra quyết định đúng đắn, mà là đưa ra quyết định không phạm sai lầm trong thời gian dài.
4. Giữa ước mơ và bánh mì, nên chuẩn bị bánh mì tốt trước
Chọn một công việc phù hợp với ước mơ của cuộc đời bạn nhưng lương thấp sẽ khiến bạn dần cảm thấy hối hận theo thời gian. Khi phải đối mặt với đủ loại áp lực cuộc sống, bạn khó cảm nhận được niềm vui khi làm việc. Do vậy chúng ta nên lựa chọn công việc có thu nhập khả quan trước. Thu nhập của công việc này có thể cung cấp cho bạn một cuộc sống cơ bản. Khi tiết kiệm đủ tiền rồi, bạn có thể đi thực hiện ước mơ ban đầu của mình.
Thử thách "7 ngày tiết kiệm" đơn giản mà hiệu quả, ai cũng làm được
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Bạn có bao giờ tự hỏi tiền của mình đã đi đâu hay làm thế nào bạn có thể tiêu nhiều tiền như vậy dù bạn thấy bản thân không phải người tiêu xài hoang phí?
Các thế hệ trước chúng ta thường sau mỗi kỳ nhận lương sẽ mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm và để lại một phần bằng tiền mặt để trang trải sinh hoạt. Nếu tiêu hết số tiền này trước khi đến kỳ lấy lương tiếp theo, họ có thể nhận ra rõ ràng rằng mình đã tiêu quá nhiều tiền, cần thay đổi ngay cách chi tiêu.
Và rồi ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta nhận lương qua tài khoản ngân hàng và nhét đầy trong ví là những tấm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Những tờ tiền hay đồng xu trở nên ít thân quen hơn. Không thể phủ nhận những lợi ích của việc chi tiêu không tiền mặt song nó lại khiến bạn quá dễ dàng để phá vỡ ngân sách, chi tiêu mất kiểm soát.
Khi không chi tiêu bằng tiền mặt, không nhìn thấy rõ tiền của mình đang cạn kiệt dần, chúng ta sẽ khó có thể nhận ra số tiền mình đang chi tiêu. Tất nhiên, có người vẫn hàng ngày đăng nhập và xem mình đang có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng song đa phần chúng ta không làm vậy. Cuối cùng, khi bỗng một ngày nhìn đến số dư, bạn hụt hẫng khi biết sự thật về những gì mình đang có. "Không thể nào!", bạn thốt lên đầy ngao ngán.
Nếu điều này đang diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của bạn, thử thách 7 ngày tiết kiệm này có thể giúp bạn đi đúng hướng.
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Các nhiệm vụ này chính là các thành phần cơ bản để có được tài chính thành công. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Cũng giống như một chế độ ăn kiêng, bạn không thể mong đợi mình sẽ giảm 30 cân trong một đêm và bạn không thể mong đợi để giải quyết thói quen chi tiêu bất cập nhiều năm qua chỉ trong một tuần. Nhưng nếu thử thách này khiến bạn phải lăn tăn hơn trước khi chi chỉ 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng cho thứ bạn thực sự không cần thì bạn đang thực sự tiến bộ. Những người có quyết tâm sẽ thay đổi được tình hình, không còn cuộc sống khó khăn như trước.
Hãy dành thời gian cho 7 ngày tới để tham gia thử thách này nhằm hướng đến con đường tự do tài chính.
Ngày 1: Viết bản cam kết và sắp xếp các hóa đơn
Bạn có cam kết rằng mình sẽ không vướng vào nợ nần không? Hãy viết ra những câu cam kết để có động lực hơn trong suốt hành trình tự do tài chính của mình. Cam kết đó có thể ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào bạn.
Ví dụ: Cam kết của bạn có thể là: "Tôi sẽ dành 30 phút sau mỗi lần nhận lương để xem xét tình hình tài chính của mình" hoặc "Tôi cam kết tuần này sẽ tự pha đồ uống mỗi ngày và gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh".
Ngày 2: Cộng tất cả các khoản thu nhập và chi phí
Với ngày thứ 2 trong thử thách, bạn cần thống kê về các chi tiêu của mình. Hãy đơn giản là vẽ vẽ một đường thẳng để phân trang giấy của bạn làm 2 phần. Ở phía bên trái, bạn sẽ ghi tất cả các chi phí của bạn và ở bên phải là phần dành cho thu nhập. Giờ thì bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về cách chi tiêu của mình, về đường đi lối lại của những đồng tiền.
Ngày 3: Tìm cách ngừng chi tiêu cho những thứ xa xỉ không cần thiết
Chính xác thì những thứ xa xỉ ở đây là gì? Đừng nghĩ rằng chúng phải đao to búa lớn là những chiếc túi xách hay đồng hồ có giá cả chục triệu đồng, đó đơn giản là những thứ mà bạn không thực sự cần thiết nhưng vẫn chi cả tá tiền mỗi tháng.
Bạn có thực sự cần mua một cốc cà phê đắt đỏ mỗi sáng không? Bạn có mặc hết số quần áo đang có trong tủ không? Số son bạn sưu tập liệu có phải quá nhiều và gây tốn kém? Hãy nghĩ về những thứ không cần thiết đối với bản thân và cam kết không chi tiêu quá nhiều tiền cho những món đồ đó.
Ngày 4: Trả hết nợ bằng số tiền hiện có
Thay vì chi tiêu thêm bất kỳ khoản tiền nào, hãy trả hết nợ nhanh hơn dự kiến. Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng 1 triệu đồng, hãy tìm cách dừng lại các khoản chi để ưu tiên cho việc trả hết nợ trước.
Ngày 5: Giảm quy mô
Hãy tiến hành rà soát và chủ động liên lạc với các công ty truyền hình cáp, điện thoại di động và bảo hiểm của bạn để nhận được sự tư vấn về các gói phù hợp hơn. Sự thật là rất nhiều người chúng ta đang lãng phí tiền mà không hay biết.
Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để xem tivi? Bạn có xem hết các kênh trong gói cước mình sử dụng không?
Bạn có biết mình đang sử dụng những dịch vụ, gói cước điện thoại di động nào không? Bạn sử dụng hết mức tối đa chứ?
Gói bảo hiểm bạn đang tham gia có phù hợp với tình hình của bạn không? Liệu có sự điều chỉnh nào để giúp bạn tiết kiệm?
Chỉ đơn giản bằng cách chuyển sang gói phù hợp hơn với tình hình thực tế, bạn đã tiết kiệm được khoản tiền lớn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc giảm quy mô của căn nhà đang ở như chuyển sang nơi khác có giá cả thấp hơn hoặc chuyển sang nơi có diện tích nhỏ hơn. Tất cả những thay đổi này đều sẽ giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài.
Ngày 6: Bán đi những thứ không sử dụng
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để kiểm kê mọi thứ trong nhà, bạn sẽ nhận ra rất nhiều tiền của mình đang bị hoang phí. Hãy bắt đầu với tủ quần áo của bạn, sau đó là nhà kho và các phòng khác trong nhà để soạn ra những thứ bạn không dùng đến hoặc không còn nhu cầu dùng nữa.
Sự thật là chúng ta ai cũng có những thứ quần áo không mặc đến ở trong tủ cũng như những thứ trông hay hay mà không để làm gì ở trong nhà. Thay vì để chúng trong xó rồi bị lãng quên, hãy đem chúng rao bán trên những nơi chuyên rao bán đồ cũ hoặc mở buổi trao đổi đồ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Cũ người mới ta. Bạn sẽ nhanh chóng có được một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc nhận về những món đồ hữu ích hơn mà không phải chi một đồng.
Ngày 7: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng
Hãy xem khoản tiết kiệm của bạn như một hóa đơn phải "thanh toán" hàng tháng thay vì lối tư duy tiêu còn bao nhiêu thì gửi tiết kiệm. Hàng tháng, hãy gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm đều đặn như trả chi phí vậy, bất kể con số đó nhiều hay ít. Ngay chỉ với 200 nghìn đồng tiết kiệm mỗi tuần, bạn đã tiết kiệm được 10,4 triệu đồng mỗi năm.
Tiết kiệm không khó như bạn nghĩ phải không? Chỉ với một chút thời gian mỗi ngày, bạn đang mở đường cho mình đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
7 chiếc phong bì mà các bà nội trợ U40 nhất định phải có để "trời sập" thì vẫn ung dung Nếu bạn không có kế hoạch tài chính tốt ở ngưỡng cửa 40, rất có thể bạn phải ngồi khóc ở tuổi 50. Phụ nữ Nhật Bản có một cách thức quản lý tài chính rất hiệu quả, đó là chia nhỏ thu nhập thành các khoản tiền để bỏ vào những chiếc phong bì khác nhau. Bên ngoài mỗi phong bì ghi...