3 vũ khí khủng Mỹ kiềm chế sức mạnh Nga
3 vũ khí hiện đại của Mỹ là vũ khí laser bán dẫn (SSL), súng thanh ray điện từ (EMRG), và đạn siêu tốc (HVP)” được dự đoán sẽ kiềm chế sức mạnh Nga
Một báo cáo vừa được công bố trên website của Viện nghiên cứu hải quân Mỹ đã tiết lộ những loại vũ khí hiện đại đang được phát triển cho hải quân nước này.
“Hải quân Mỹ hiện đang phát triển 3 loại vũ khí tiềm năng mới có thể cải thiện sức mạnh của các tàu chiến trong việc tự vệ trước các tên lửa của đối phương, đó là vũ khí laser bán dẫn (SSL), súng thanh ray điện từ (EMRG), và đạn siêu tốc (HVP)”, báo cáo có đoạn viết.
Theo báo cáo, bất kỳ một trong số công nghệ vũ khí mới này, nếu được phát triển và triển khai thành công, đều có thể được coi là một “vũ khí thay đổi cuộc chơi” trong việc bảo vệ các tàu nổi của hải quân chống lại các tên lửa của đối phương.
Một vụ thử nghiệm súng thanh ray điện từ được Mỹ thực hiện từ năm 2008
Báo cáo trên còn khẳng định rằng, nếu 2 hoặc 3 trong số các vũ khí này được phát triển và triển khai thành công thì kết quả có thể không chỉ được coi là vũ khí thay đổi cuộc chơi, mà là một cuộc cách mạng.
Video đang HOT
Ngoài ra, SSL, EMRG và HVP còn có tiềm năng ứng dụng cho các máy bay quân sự, thiết bị mặt đất khác, chứ không chỉ cho các tàu chiến hải quân. SSL, EMRG và HVP có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác ngoài việc chống lại các tên lửa hành trình đối hạm và tên lửa đạn đạo đối hạm.
Giới phân tích cho rằng, thông tin về 3 loại vũ khí hiện đại được giới chức Mỹ đưa ra lúc này dường như đang hướng tới các mối đe dọa trực tiếp với Washington hiện nay đó là Nga và Trung Quốc.
Trước đó ngày 28/5, báo Mỹ Wall Street Journalm (WSJ) có bài viết cho biết pháo điện từ (railgun) đang được các hãng quốc phòng Mỹ thử nghiệm thời gian qua, chứng tỏ uy lực đáng nể khi bắn viên đạn bay với tốc độ bội siêu thanh (hơn 7.000 km/giờ, tức 2 km/giây, bắn xa 200 km), và quân đội Mỹ dự kiến bố trí vũ khí này ở khu vực Biển Đông và biển Baltic đối phó Nga và Trung Quốc.
Bài báo nhận định “Nga đang phát triển tên lửa không đối đất tầm xa, cũng như các công nghệ chiến tranh điện tử mới, cho phép tiêu diệt bất kỳ mọi đối tượng gần biên giới nước nhà”.
Giới quân sự Mỹ khẳng định, loại pháo ray điện từ “không cần bất kỳ thuốc súng hay chất nổ, lấy năng lượng từ đường ray điện từ trường, tăng tốc viên đạn có vỏ cứng với tốc độ cực cao”.
“Railgun có thể được sử dụng để bảo vệ vùng Baltic trước Nga, cũng như để hỗ trợ đồng minh của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông”, tờ The Wall Street Journal viết.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam lọt top 20 quốc gia quân sự mạnh nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng mới đây do Global Fire Power công bố, Việt Nam đứng thứ 17 trong số 126 quốc gia có lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới.
Danh sách xếp hạng trên của Global Fire Powerdựa trên hơn 50 yếu tố để xác định Chỉ số sức mạnh Power Index (PwrIndx) của một quốc gia, với PwrIndx lý tưởng là 0,0000. Điều này có nghĩa nước nào có PwrIndx càng thấp thì xếp hạng càng cao.
Các quốc gia Mỹ, Nga và Trung Quốc theo thứ tự tiếp tục giữ vững ba vị trí dẫn đầu. Xếp ở vị trí thứ tư là Ấn Độ. Kế đến lần lượt là Pháp, Anh, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Italy. Hàn Quốc đã ra khỏi top 10, đứng thứ 11. Năm ngoái, sức mạnh quân sự Hàn Quốc xếp thứ 7.
Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 17/126, trên cả Thái Lan, Malyasia, Úc.
10 quốc gia dẫn đầu thế giới về sức mạnh quân sự. (Ảnh chụp lại Global Fire Power)
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 17 trong số 126 quốc gia có quân sự mạnh nhất thế giới. (Ảnh chụp lại Global Fire Power)
Bảng xếp hạng không chỉ đơn thuần dựa trên tổng số lượng vũ khí có sẵn của một quốc gia mà tập trung vào sự đa dạng các loại vũ khí. Vũ khí hạt nhân không được đưa vào xem xét nhưng nếu quốc gia nào có sức mạnh hạt nhân được công nhận hoặc đang trong trạng thái hoài nghi đều sẽ được ưu ái.
Các yếu tố địa lý, năng lực hậu cần, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng cuối cùng. Nhân lực có sẵn là một yếu tố xem xét quan trọng. Các quốc gia đông dân có xu hướng xếp hạng cao hơn.
Các quốc gia không có biển bao quanh sẽ không nhận "điểm trừ" do thiếu hải quân. Các cường quốc hải quân sẽ nhận "điểm trừ" nếu thiếu sự đa dạng trong các thiết bị quân sự. Các đồng minh khối NATO cũng được ưu ái "nhẹ" do sự chia sẻ các nguồn lực chung dựa trên lý thuyết.
Global Fire Power bắt đầu hoạt động vào năm 2006. Đây là một trang chuyên đánh giá sức mạnh quốc phòng của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bảng xếp hạng của Global Fire Power chỉ mang giá trị tham khảo.
BẢO ANH
Theo_PLO
Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên kiềm chế Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên kiềm chế sau thông tin Triều Tiên thử tên lửa tầm trung Musudan thất bại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh hôm nay cho biết, vụ thử tên lửa lần này đã đi ngược lại các quy định trong nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp...