3 thói quen xấu điển hình hay gặp nhất ở trẻ và cách cha mẹ nên xử lý chúng
Ở trẻ nhỏ có 1 số thói quen xấu khó bỏ, thay vì quát mắng hay dùng vũ lực thì cha mẹ nên tham khảo những cách sau.
1. Ngậm mút tay
Nhiều mẹ rất sốt ruột khi thấy con mình hơn 1 tuổi rồi những vẫn mút tay.
Sau 2 tháng tuổi, trẻ thường có thói quen ngậm mút ngón tay, hoặc cho mọi thứ cầm được vào miệng. Trẻ ngậm mút ngón tay được xem là hành động đơn giản, nhưng có tác dụng hỗ trợ chức năng của ngón tay khi xử lý các động tác phức tạp, tinh xảo, chẳng hạn viết chữ, vẽ tranh…
Thông thường, trẻ thường ngậm mút ngón tay từ 0 – 1 tuổi. Sau 1 tuổi, trẻ sẽ bỏ tật ngậm mút tay. Trước khi giai đoạn trẻ chấm dứt thói quen ngậm mút tay, nếu mẹ can thiệp quá sớm hoặc đánh mắng trẻ, cách này sẽ phản tác dụng khiến trẻ không thỏa mãn và thói quen ngậm mút tay sẽ kéo dài.
Nếu mẹ kiên nhẫn chờ đợi, sau 5 – 6 tháng trẻ sẽ bỏ dần thói quen ngậm mút tay. Nhưng vẫn có ngoại lệ, sau 1 tuổi có trẻ vẫn giữ thói quen ngậm mút tay hoặc có những hành động đưa tay đến miệng, chẳng hạn khi trẻ đang suy nghĩ thì trẻ sẽ ngậm cắn ngón tay hoặc khi trẻ cảm thấy kinh ngạc thì trẻ sẽ đưa tay che miệng.
Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?
Các mẹ có thể khuyến trẻ sử dụng tay vào một số việc khác để hạn chế tình trạng mút tay của con.
Dưới 1 tuổi, nếu trẻ vẫn ngậm mút tay thì bố mẹ không nên can thiệp, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng và tay của trẻ. Nếu thói quen ngậm mút tay kéo dài đến 2 tuổi, bạn cần đặc biệt lưu ý bởi nó sẽ phát sinh một số vấn đề, chẳng hạn ngón tay của trẻ sẽ bong da, nhiễm trùng, cơ mặt phát triển không bình thường.
Bạn nên khuyến khích trẻ sử dụng tay vào một số việc khác, cách này sẽ giúp trẻ nhận ra tay không chỉ dùng vào việc ngậm mút, mà còn có thể cầm lắc đồ chơi.
2. Trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn
Video đang HOT
Giành giật đồ chơi là 1 thói quen rất nhiều trẻ mắc phải.
Từ góc độ suy nghĩ của người lớn, trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè là một đứa trẻ ích kỷ. Nhưng thực tế, trẻ vẫn còn nhỏ nên không có khái niệm về sự ích kỷ.
Khoảng 2 – 4 tuổi, trẻ sẽ biểu đạt “mọi thứ đều là của mình”. Trẻ sẽ giữ mọi thứ thuộc về mình và không muốn san sẻ với bất kì ai. Vào thời điểm này, trẻ tự xem mình là trung tâm, đây là quá trình tâm sinh lý phát triển và không thể tránh khỏi trong giai đoạn trưởng thành.
Nhiều bậc cha mẹ vì thể diện hoặc vì rèn luyện thói quen tốt cho trẻ nên ép buộc trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Liệu cách làm này có đúng không?
Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?
Dạy trẻ biết chia sẻ là điều cần thiết, tuy nhiên quan trọng nhất là trẻ nên tự nguyện thay vì sợ bố mẹ mà làm theo.
Bố mẹ nên đứng ở góc độ của trẻ và nhìn nhận vấn đề. Hãy bảo vệ quyền nhận thức đồ vật của trẻ, nhưng cũng đồng thời hướng dẫn trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn bè.
Không chỉ đưa đồ chơi cho bạn mới gọi là chia sẻ, bởi trao đổi đồ chơi cũng là một cách chia sẻ. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ trao đổi đồ chơi với bạn bè, cách này giúp trẻ hiểu san sẻ đồ chơi không có nghĩa là mất đi, mà ngược lại có thể được chơi đồ chơi của bạn.
Nếu trẻ thật sự không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn, thì các bậc phụ huynh không nên ép buộc trẻ. Bởi mọi sự miễn cưỡng đều là sai lầm, hãy để trẻ tự nguyện chứ không phải vì sợ bố mẹ trách mắng mà chia sẻ đồ chơi với bạn.
3. Trẻ nổi nóng và cãi lời cha mẹ
“Tại sao con phải nghe lời mẹ?” chắc chắn là câu nói khiến nhiều bà mẹ “tăng xông” nhất.
Nhiều bậc cha mẹ đều cảm nhận, con của mình vẫn còn bé lắm, thế mà bắt đầu lý sự và cãi lời cha mẹ. Chẳng hạn khi mẹ gọi trẻ dậy đánh răng rửa mặt, trẻ có thể vặn vẹo: “Tại sao con phải nghe lời mẹ?”.
Khi bố mẹ nói 1 câu, trẻ liền bật lại những lời đáp trả như thách thức. Nhiều bậc phụ huynh đương nhiên sẽ tức giận và nghĩ con mình là một đứa trẻ hư hỏng.
Thực tế, tranh cãi là một tín hiệu cho thấy tâm sinh lý của trẻ đang phát triển. Trẻ đang khát vọng được bày tỏ mong muốn và ý kiến với bố mẹ. Chính vì cha mẹ không hiểu tâm sinh lý của con trẻ nên mới khiến mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
Các bậc phụ huynh nên xử lý thế nào?
Thay vì nổi nóng, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ nói ra nguyên nhân tại sao trẻ bất mãn và cãi lời cha mẹ.
Nổi nóng và tranh cãi ở trẻ hoàn toàn khác biệt so với người lớn. Bố mẹ cần hiểu, bao dung và tôn trọng những lời trẻ nói, chứ không nên tức giận và nghĩ là trẻ đang thách thức uy quyền của người lớn.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ nói ra nguyên nhân tại sao trẻ bất mãn và cãi lời cha mẹ. Ngay cả khi trẻ nổi nóng, hãy cho phép trẻ được xả cơn giận, sau đó điều bố mẹ cần làm là xoa dịu trẻ.
Theo Sohu/afamily
Không quát mắng, cha mẹ cần học cách dạy con khôn khéo để không ảnh hưởng tâm lý trẻ
Việc dạy trẻ không chỉ là nhiệm vụ của trường học mà cần phải có sự kết hợp của gia đình. Vì vậy, cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con mình phát triển.
Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng mình đã có phương pháp dạy dỗ con đúng đắn, thế nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì bố mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Nếu biết bản thân hay nổi giận thì khi thấy con chuẩn bị làm điều gì đó sai trái hoặc có lỗi, bố mẹ nên cảnh báo trước những gì sắp xảy ra để con hiểu được và tự tìm cách giải quyết.
Ví dụ như sắp đến giờ đi ngủ nhưng cậu con trai vẫn mải mê chơi game đua xe, không có dấu hiệu gì là chuẩn bị lên giường để sáng mai đi học sớm. Thay vì hò hét rồi quát mắng con vì không nghe lời, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra cảnh báo: " Mẹ không muốn cáu và quát con đâu, nhưng nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, mẹ sẽ nổi giận và mắng con đấy. Con chỉ còn 5 phút để dọn dẹp đồ chơi!". Chỉ thế thôi, nhưng cậu con trai sẵn sàng dọn dẹp, và trong 5 phút đó, cậu bé đã cất gọn đồ chơi vào tủ như lời mẹ nói.
Để hạn chế những cơn nóng giận, to tiếng "hét ra lửa thở ra khói" với trẻ, cha mẹ cần học cách kiềm chế bản thân và giữ bình tĩnh để đối thoại với trẻ trong hòa bình. Dưới đây là những gợi ý giúp cha mẹ bình tĩnh hơn trước khi nổi giận và quát mắng trẻ:
Ba mẹ chỉ nên hỗ trợ chứ đừng vì thấy trẻ khóc lóc, khó bảo hay chậm hiểu mà làm giúp trẻ bài tập về nhà. Trẻ em chỉ tiến bộ khi tự hoàn thành các bài tập mà thầy cô đã giao, phụ huynh nên là người hướng dẫn chỉ ra chỗ đúng sai hơn là "sách tham khảo" cho bé.
Có những bài tập trẻ không thể tự mình hoàn thành. Đây chính là lúc cha mẹ tham gia vào việc hướng dẫn cách làm cho con. Cha mẹ sẽ chỉ ra hướng đi, thậm chí có thể viết ra các bước theo thứ tự để con tự mình áp dụng. Nếu bé lớn hơn, có khả năng đọc hiểu, nên dạy con học sách tham khảo, từ điển... Đây là "trợ thủ" tốt hơn so với internet vì chúng có thể tìm thông tin một cách dễ dàng mà không bị phân tâm bởi những thứ không cần thiết.
Trẻ thường không có khái niệm về thời gian vì thế đồng hồ sẽ là thứ có thể giải quyết vấn đề này. Thiết lập thời gian là cách giúp trẻ không trì hoãn công việc. Thời gian tốt nhất để thực hiện bài tập về nhà ở trường trung học không quá 2 giờ và ở trường tiểu học không nên quá 30 phút. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ rất khó tập trung, hơn nữa, ở trường, bé cũng đã học tập căng thẳng, nên thời gian về nhà là để nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình.
Các phụ huynh nên tập cho con tính tự lập. Nếu được thầy cô giao bài tập về nhà thì bé phải chủ động thời gian để hoàn thành, không chờ bố mẹ nhắc, không trì hoãn... Phụ huynh có nhiệm vụ động viên con làm bài tập, ý thức việc tôn trọng thầy cô, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, người làm cha mẹ phải làm gương cho con cái, nhất là trong các vấn đề về kỷ luật.
Tạo cho trẻ khoảng cách với bạn bè xung quanh là việc làm các bậc phụ huynh nên tránh. Ngoài những kiến thức học được trên ghế nhà trường, ba mẹ nên để con cái tiếp xúc bạn bè xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống, hòa nhập với môi trường xã hội, giúp bé dạn dĩ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Đừng tập trung tất cả sự chú ý vào thành tích học tập của con. Đó không phải là điều quan trọng nhất. Hãy quan tâm đến cuộc sống của con trẻ, từ sở thích, cảm xúc đến mong muốn của chúng. Hãy để trẻ thấy rằng cha mẹ là những người bạn thực sự và luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu chúng.
Nuôi dạy trẻ là một quá trình liên tục, nhiều người nghĩ là cách dạy của mình hoàn toàn khoa học nhưng ngay sau đó bạn sẽ gặp phải một số chuyện khiến bạn nhận ra rằng mình vẫn cần phải học hỏi. Còn có nhiều sai lầm khác trong việc dạy con cái, tuy nhiên trên đây là những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ hay mắc phải nhất. Các bậc cha mẹ hãy chú ý và khắc phục, giúp bé yêu phát triển tốt nhé.
Nguồn Bright Side
Theo Bestie
"Ngày hội Lan tỏa yêu thương": Hãy từ bỏ thói quen đánh đòn, quát mắng trẻ "Chúng ta hãy từ bỏ thói quen đánh đòn, quát mắng trẻ, so sánh trẻ với "con người ta" và hãy hướng đến những cách dạy dỗ trẻ tích cực hơn...", bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) chia sẻ tại "Ngày hội Lan tỏa yêu thương" tại trường Tiểu học Tân Thông,...