Cách nói ‘không’ với trẻ con
Thay vì quát mắng, bạn hãy giúp trẻ phân biệt đúng sai bằng cách nói: “Đó không phải đồ chơi nên chúng ta sẽ để nó nằm yên trên kệ”.
Bạn hãy thử đếm số lần nói “không” với con trong một ngày. Có phải đó là câu quen thuộc khi bạn nhìn thấy con kéo đuôi mèo, ném quả bóng vào người anh trai, nài nỉ ăn bánh kẹo ngay trước bữa tối? Bạn nghĩ nói “không” là cách dễ nhất để nêu quan điểm, nhưng liệu đó có phải phương án tối ưu để truyền đạt thông điệp đằng sau sự phản đối?
Trang Motherly cung cấp cách nói thay thế “không” giúp bố mẹ và trẻ kết nối với nhau tốt hơn, đồng thời điều chỉnh hành vi của trẻ hiệu quả hơn.
1. Nhắc đến cảm xúc hoặc nỗ lực của con
Khi nói “không”, bạn đã bỏ qua việc giúp con biết rằng bạn hiểu suy nghĩ và hành vi của con. Do đó, thay vì hét lên một từ cụt ngủn, bạn nên nhắn nhủ: “Mẹ hiểu. Mẹ biết những gì con đang cố gắng làm” trước khi giải thích về giới hạn của một việc gì đó.
Hãy ngừng nói: “Không, đừng đánh mẹ như thế!” và hãy thử câu: “Con rất tức tối nên đã đánh mẹ (vừa nói vừa chặn tay trẻ). Mẹ có thể thấy rõ sự thất vọng của con, nhưng đánh người khác là không tốt bởi vì con sẽ khiến người ta bị đau. Hãy thử diễn đạt cảm xúc của con bằng lời nói cho mẹ nghe xem”.
2. Sử dụng các từ có thông tin
“Không” là từ chỉ cho trẻ biết không nên làm gì, nhưng chưa có tác dụng định hướng cho trẻ hành động tốt hơn.
Ảnh: Motherly
Thay vì nói “Không, đừng làm thế”, bạn hãy thử: “Khi ngồi ở bàn ăn, chúng ta phải ngồi đúng tư thế. Mọi đồ chơi và thiết bị điện tử đều phải cất đi. Mẹ sẽ mang điện thoại ra chỗ khác trong khi con đỗ chiếc xe lửa ở nơi nào đó an toàn nhé”.
Video đang HOT
Cũng như người lớn, trẻ rất quan tâm đến lý do. Vì vậy, thay vì nói “Không, đừng động vào nó”, bạn hãy giải thích: “Đó không phải đồ chơi nên chúng ta sẽ để nó nằm yên trên kệ. Nó rất dễ vỡ nếu chúng ta chạm vào hoặc lấy ra chơi”.
4. Giao tiếp cởi mở
Dù bạn bao nhiêu tuổi, khi nghe ai đó nghiêm khắc nói “không”, phản ứng của bạn sẽ là ngừng lại hoặc phản kháng mạnh mẽ. Cả hai phản ứng đều dễ dẫn đến sự oán giận thay vì một cuộc trò chuyện cởi mở để học hỏi và tiếp thu.
Thay vì mắng hoặc ngăn cản con như mọi khi, bạn hãy thử nói: “Con muốn có không gian riêng, mẹ có thể thấy điều đó. Nhưng con đã đẩy mạnh và khiến bạn ngã. Nhẽ ra con nên nói gì nào? Hãy lại xem bạn có bị đau lắm không”.
5. Thay đổi từ ngữ và nói cụ thể hơn
Trẻ có xu hướng phớt lờ khi nghe bố mẹ nói “không” nhiều lần. Câu nói đó đã trở thành tạp âm và không có nhiều ý nghĩa. Quen tai, chúng cũng sẽ bắt đầu nói “không” với bố mẹ, anh chị em và bạn bè.
Thay vì nói: “Không, đừng ăn vặt trước bữa tối”, bạn hãy thử nói: “Giờ chúng ta sẽ cùng ăn cà rốt, sau bữa tối mới ăn bánh quy nhé”.
6. Giữ giọng điệu bình thường và không phán xét
Nếu nghe bố mẹ nói “không” một cách gay gắt và hằn học, trẻ nhỏ sẽ dần nghĩ rằng mình luôn làm điều xấu, thậm chí mình là một đứa trẻ hư.
Do đó, phụ huynh hãy cho trẻ biết rằng bố mẹ tin con có ý tốt và chỉ đang cố gắng khám phá thế giới.
Trừ khi trẻ gặp mối nguy cấp bách (đang tập đi và sắp chạm vào bình nước sôi), bạn nên tập giữ bình tĩnh, quan sát và thể hiện sự thấu hiểu. Khi đó, trẻ không e ngại hay phòng thủ trước bố mẹ và sẽ dễ nghe lời hơn.
Chẳng hạn, thay vì nói “Không, đừng làm thế!”, bạn hãy thử nói: “Con thấy trò ném bóng rất vui đúng không? Mẹ biết mà. Nhưng chúng ta chỉ nên lăn bóng khi ở trong nhà thôi, nếu không sẽ làm vỡ đồ đấy”, hoặc “Con thích cặp kính của bố hả? Nó trông đẹp thật đấy nhưng không phải đồ chơi đâu con. Kính này để bố đọc sách đấy, và chỉ dành cho bố thôi”.
7. Sáng tạo cách nói “không”
Bộ não của trẻ được lập trình để thử nghiệm liên tục. Khám phá thế giới là nhiệm vụ không bao giờ kết thúc của chúng. Đó là lý do nhiều đứa trẻ tiếp tục lặp lại những việc bị cấm, trong khi đó bố mẹ ngày càng hét to hơn để khiến chúng từ bỏ.
Trong tình huống cấp bách, hãy làm tất cả những gì bạn có thể để giữ an toàn cho mọi người trước khi giải thích cho trẻ. Tuy nhiên, với những tình huống khác, bạn có thể thực hành cách dùng từ thú vị hơn để trẻ muốn vâng lời. Chẳng hạn, thay vì nói “Không!”, bạn hãy nói: “Đóng băng!”
Đừng lo lắng nếu đôi khi bạn vẫn nói “không”. Đó là phản xạ tự nhiên của nhiều phụ huynh, đặc biệt là khi bạn đã nghe bố mẹ nói như thế rất nhiều lần từ ngày còn nhỏ. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ thông điệp “Bố mẹ hiểu con và luôn ở đây để hỗ trợ con”. Chỉ cần bạn cung cấp thêm thông tin cho trẻ, trẻ sẽ cởi mở hơn khi học các quy tắc trong gia đình và xã hội, có khả năng đưa ra lựa chọn tốt ngay cả lúc không có ai giám sát.
Thùy Linh
Theo VNE
Việt Nam đặt ra chủ trương quy hoạch mạng lưới trường đại học từ những năm 90
Đó là thông tin mà Tiến sĩ Lê Viết Khuyến tiết lộ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, từ nay đến năm 2020, Việt Nam không thành lập, nâng cấp trường đại học nào nữa thì vẫn vượt mục tiêu Quyết định 37 (về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 2006-2020) đề ra 12 trường đại học.
Và vấn đề quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo tinh thần Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học vừa được Quốc hội thông qua một lần nữa là nội dung đang được dư luận quan tâm.
Một số chuyên gia cho rằng, đưa vào luật việc quy hoạch mạng lưới trường đại học trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý để các trường đại học có thể bứt phá phát triển hoặc sáp nhập một số trường đại học tạo nên những đại học mạnh.
Số lượng và phân bố các trường đại học trên toàn quốc (Nguồn: Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017)
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây không phải là lần đầu tiên đưa ra chủ trương quy hoạch mạng lưới các trường đại học mà đầu những năm 90 của thế kỷ trước vấn đề này đã được đưa ra.
Cụ thể, ông Khuyến cho hay, ngày 17/3/1992, lúc đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã có tờ trình Hội đồng Bộ trưởng về quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng trên quy mô toàn quốc.
Theo đó, tờ trình nêu rõ: Thực hiện Quyết định 255/CT của Hội đồng Bộ trưởng, trong thời gia qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng các phương án sắp xếp mạng lưới các trường đại học và cao đẳng trên quy mô toàn quốc với tinh thần khẩn trương nhưng cũng hết sức thận trọng.
Nếu thực hiện quy hoạch trường theo phương án này, chúng ta sẽ có một hệ thống các trường gần giống với hệ thống trường đã có trong những năm 60, khi chưa xảy ra chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, tức là hệ thống trường được thiết kế cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đây là một công việc cực kỳ quan trọng có tác dụng rất quyết định đến sự phát triển giáo dục, là cơ hội để thực hiện đổi mới hệ thống đại học một cách cơ bản, làm cho nó phù hợp với cơ chế kinh tế mới và hòa nhập dần vào cộng đồng đại học thế giới.
Tuy nhiên việc sắp xếp này có tác dụng lâu dài, lại động chạm đến đông đảo đội ngũ cán bộ giảng dạy nên phải cân nhắc kỹ để chọn phương án tối ưu.
Theo đó, các nhóm chuyên gia khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng được 4 phương án sắp xếp lại mạng lưới các tường đại học và cao đẳng trên quy mô toàn quốc. Có thể gộp các phương án thành 2 nhóm:
Nhóm 1 (bao gồm các phương án 1,2, 3) được thiết kế theo nguyên tắc sáp nhập các trường đại học và cao đẳng có ngành nghề đào tạo gần giống nhau và nằm trên cùng một địa bàn để hình thành những viện đại học chuyên ngành lớn hơn.
Nhóm 2 (phương án 4) được thiết kế theo quan điểm hoàn toàn mới xuất phát từ: Thực tiến chỉ đạo triển khai quy trình đào tạo mới ở các trường đại học; Kết quả sơ bộ của giai đoạn 1 đề án nghiên cứu tổng thể giáo dục (VIE-89/022); Kinh nghiệm giáo dục đại học của các nước phát triển và các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Mạng lưới đại học và cao đẳng được sắp xếp lại theo phương án này nhằm đạt những mục tiêu sau:
Thứ nhất, bảo đảm tính hợp lý về đầu mối và quy mô của cơ sở đào tạo để tăng hiệu quả của các nguồn đầu tư, hiệu quả sử dụng cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và cơ sở vật chất và rút bớt biên chế đội ngũ cán bộ nhân viên hành chính sự nghiệp.
Mạng lưới mới cũng sẽ giúp để thực hiện tốt việc quản lý hệ thống (vừa đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước vừa phát huy được tính năng động của cơ sở). Thứ hai, bảo đảm thuận lợi cho việc tổ chức và triển khai quy trình đào tạo mới trong các trường đại học và cao đẳng để quy trình này thể hiện tối đa những ưu việt của nó (đào tạo 2 giai đoạn, đảm bảo kiến thức cơ bản vững, liên thông giữa các trường, mở rộng tuyển sinh đầu vào...).
Thứ ba, mạng lưới và hệ thống pháp quy kèm theo sẽ tạo được mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phá vỡ thế khép kín ở từng trường, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo điều kiện để sử dụng chung có hiệu suất cao đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi và thiết bị tốt.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường gắn liền với xã hội, bám sát các địa bàn phục vục, gắn bó với các cộng đồng dân cư và trên cơ sở đó, huy động được sự tham gia đóng góp của toàn xã hội cho ngành.
Thứ năm, tạo thuận lợi cho việc trao đổi hợp tác quốc tế nhờ có những trường đại học tương xứng về quy mô và chất lượng đào tạo so với các trường đại học của các nước trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
Sau khi xem xét kỹ những điểm mạnh và yếu của từng phương án Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức lựa chọn phương án 4 để trình Hội đồng Bộ trưởng.
Ngoài ra, ông Khuyến cũng thông tin thêm, thời điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ thêm một vài điểm về tính khả thi của phương án này.
Một là, trong phương án 4 có đưa ra khái niệm "viện đại học" (University). Đây không phải là một cơ quan quản lý trung gian mà thực chất là một đơn vị đào tạo thật sự quan trọng, được lập ra trên cơ sở hợp nhất hàng loạt trường đại học và viện nghiên cứu khoa học để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, bảo đảm hiệu suất đào tạo cao, thích ứng với một xã hội có nền kinh tế thị trường.
Loại hình trường đa ngành này là phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Riêng ở Thái Lan, trong tổng số 16 cơ sở đào tạo đại học công lập đã có 12 cơ sở được xây dựng theo mô hình viện đại học.
Viện đại học cũng được tổ chức theo cơ chế quản lý 3 cấp: viện, trường (khoa) và bộ môn. Trong mỗi viện đại học có thể có một số viện nghiên cứu khoa học. Tùy theo quy mô, các viện này có thể trực thuộc viện đại học hoặc trực thuộc trường hay khoa.
Hai là, phương án 4 có đưa ra bước đệm (3-5 năm) để chuyển dần cấu trúc của viện đại học từ hình thức liên hiệp giữa các trường đại học sang mô hình hiện đại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đây là một giải pháp hết sức cần thiết nhằm:
Không gây những xáo trộn quá đột ngột về tổ chức và nhân sự ở các trường, giữ được ổn định về chính trị.
Mặc dù vậy, với cơ chế chỉ đạo của Hội đồng quản trị viện đại học, với việc tổ chức đại học đại cương đào tạo chung giai đoạn 1 cho nhiều trường thành viên, chất lượng và hiệu suất đào tạo của viện đại học chắc chắn sẽ sớm thay đổi căn bản.
Có thời gian để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý của viện đại học - một mô hình đại học phổ biến của thế giới nhưng còn mới mẻ đối với Việt Nam.
Theo giaoduc.net.vn
Thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật: Vất vả, lương thấp nên không ai mặn mà Dạy học sinh bình thường đã khó nay dạy học sinh khuyết tật còn khó hơn, nhiều khi còn bị học sinh đánh, cắn, cộng với lương thấp, một số giáo viên lần lượt xin nghỉ việc. Nỗi vất vả thầm lặng Một trong những yếu tố đầu tiên phải có ở giáo viên dạy trẻ khuyết tật là sự kiên nhẫn, tình...