3 thái độ sống giúp cuộc đời sang trang, phú quý không tìm mà đến
Đỉnh cao không đo bằng tiền bạc hay địa vị, đạt được 3 dấu mốc này mới là “đủ đầy”.
1. Hoà nhã dù bạn là bất cứ ai
Người xưa cho rằng, một người đàn ông tốt cần có 5 đức tính: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. “Nhân” được đặt lên đầu tiên bởi đó là đức tính quan trọng nhất của người quân tử. Một người đàn ông đích thực là dù ở địa vị cao vẫn đối xử tốt, hoà nhã với mọi người xung quanh và không bao giờ tỏ ra hách dịch.
Theo sử ký, Vua Tống Nhân Tông luôn giữ sự hoà nhã với người khác và được nhân dân hết mực yêu mến.
Trong một lần Tống Nhân Tông dùng bữa, ông đột nhiên ăn phải hạt sạn lẫn trong thức ăn khiến răng đau nhói. Cung nữ hầu hạ bên cạnh thấy vậy liền vô cùng hoảng hốt, vội vàng quỳ xuống và liên tục nhận lỗi. Tống Nhân Tông không những không trách phạt mà còn ân cần nói với cung nữ rằng: “Chuyện hôm nay không cần nhắc đến nữa”.
Hình minh họa. Ảnh: Inc
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Mạnh Tử từng nói: Yêu người sẽ được người yêu, trọng người sẽ được người nể.
Để có thể đối xử tốt và hoà nhã với mọi người xung quanh không phải là chuyện đơn giản. Nhất là với cuộc sống nhiều bộn bề lo toan, có những lúc áp lực mệt mỏi không kiềm chế được cảm xúc. Những lúc như vậy, bạn nên cố gắng giữ im lặng, hạn chế đẩy tiêu cực của bản thân cho người khác. Vì nếu không như vậy bạn chỉ có thể nhận thiệt hại cho bản thân đồng thời, rắc rối của bạn cũng không được giải quyết.
Bởi vậy mới nói: Ở vị trí cao nhưng có thể luôn giữ được vẻ ngoài dễ mến chính là sự tu dưỡng tốt nhất của một người.
2. Quan sát để hành xử
Trên một diễn đàn hỏi đáp có một câu hỏi được rất nhiều lượt tương tác như sau: Những người có EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc) cao sẽ biểu hiện như thế nào?
Video đang HOT
Câu trả lời được mọi người hưởng ứng và khen ngợi nhất đó là: Người có EQ cao là người biết nhìn sắc mặt của người khác, hiểu chuyện, biết cách ứng xử uyển chuyển khôn khéo trong mọi trường hợp.
Ví dụ về câu chuyện của Lý Hồng Chương (đại thần trong triều đình nhà Thanh) trong một lần đi thị sát ở Thiên Tân. Khi Lý Hồng Chương đến Thiên Tân, các quan cai quản ở đây đã lệnh cho Dương Ba, một đầu bếp nổi tiếng, nấu món chè nổi tiếng của Thiên Tân để dâng lên quan đại thần.
Khi Lý Hồng Chương bưng chén chè lên và định nếm thử, ông đột nhiên cau mày và đập chén chè xuống đất.
Nhìn thấy biểu hiện của Lý Hồng Chương, Dương Ba lập tức đoán được nguyên nhân. Anh biết rằng hầu hết những người lần đầu tiên ăn chè Thiên Tân sẽ lầm tưởng những hạt vừng trôi nổi là bụi bẩn rơi vào đó.
Hình minh họa. Ảnh: Sethlui
Vì vậy, ngay lập tức, Dương Ba quỳ xuống xin lỗi Lý Hồng Chương:
“Thưa đại nhân, xin ngài hãy nguôi giận. Do tiểu nhân không biết đại nhân không thích hạt mè nên đã rắc hạt mè nghiền lên món chè. Mong đại nhân có thể rộng lượng tha thứ cho hành động vô ý của tiểu nhân!”.
Nghe vậy, sắc mặt của Lý Hồng Chương từ từ giãn ra. Ông thầm khen ngợi sự thông minh và nhanh trí của Dương Ba, Vì vậy Lý Hồng Chương không những không trách phạt mà còn ban thưởng cho Dương Ba một trăm lượng bạc.
Một người muốn phát triển không chỉ cần có tính siêng năng, trung thực mà điều quan trọng là học được cách quan sát lời nói và hành vi của những người xung quanh để có những cách ứng xử hợp lý.
Ở nơi làm việc, nếu bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được ý kiến, nhu cầu của lãnh đạo thì bạn không chỉ nâng cao được hiệu quả công việc mà còn có được nhiều cơ hội phát triển hơn trong công ty.
Khi bạn học cách quan sát bạn sẽ có thể xử lý mọi mối quan hệ một cách hoàn hảo và dễ dàng.
3. Tự giải quyết vấn đề của mình
Một bộ phim truyền hình Trung Quốc khá ăn khách gần đây mang tên “Bạn đồng hành hoàn hảo” rất đáng để chúng ta xem và suy ngẫm.
Nam chính Tôn Lỗi do sai lầm nên làm mất đi công việc ổn định. Mặc dù ngay sau đó anh đã tìm được một công việc mới tuy nhiên với một người đã quen với sự nhàn nhã hoàn toàn không thể thích nghi với công việc mới có cường độ làm việc cao. Do đó, chỉ sau ba ngày làm việc Tôn Lỗi đã bị cho nghỉ việc.
“Cuộc sống sẽ không vì bạn khó khăn mà buông tha cho bạn”. Căn nhà của Tôn Lỗi bị dột trong cơn mưa đêm, người vợ đang mang thai bị sảy chân ngã mất đứa con. Các khoản lãi suất, chi tiêu tài chính của gia đình đều dồn hết lên người Tôn Lỗi. Gánh nặng, áp lực chồng chất nhưng anh luôn giữ cho riêng mình. Tôn Lỗi không muốn làm vợ thất vọng, cũng không muốn để con gái nhìn thấy sự bất lực và khốn khổ của mình.
Hình minh họa. Ảnh: Wisdom Springs
Tuy nhiên, giấy không gói được lửa, vợ anh vẫn phát hiện ra bí mật mất việc của anh. Cuộc hôn nhân của họ cũng lâm nguy.
Đối mặt với sự nghiệp và cuộc đời đang lao dốc, người đàn ông trung niên 40 tuổi này chỉ biết uống rượu và khóc thầm giữa đêm. Bởi vì anh biết rằng cuộc đời sẽ không cho anh cơ hội để nản lòng và khi trời sáng, anh sẽ phải tiếp tục nghiến răng mà tiến về phía trước.
Tôn Lỗi tự động viên bản thân không được từ bỏ, dù là làm công việc bình thường nhất cũng phải lập được thành tích. Anh ấy muốn trở thành niềm tự hào của con gái mình, và anh ấy muốn dùng hành động để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình.
Có một tác giả nổi tiếng đã từng nói rằng: Niềm vui và nỗi buồn của con người không nối liền nhau và sự sụp đổ của người lớn cũng không cần khán giả.
Vì vậy, khi rơi vào tình trạng khó khăn, chúng ta không nên đặt niềm hy vọng vào người khác, cũng như không nên kể với mọi người về nỗi bất hạnh của mình. Bởi vì những người ghét bạn sẽ thầm vui mừng, và những người quan tâm đến bạn sẽ cảm thấy áy náy khi chỉ có thể gửi cho bạn những lời động viên. Hãy im lặng và tự tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân.
Ngăn ngừa vấn nạn tự tử bằng lá ngón
Thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, tuy nhiên, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tử tự bằng lá ngón làm nhiều người tử vong.
Trước thực trạng này, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Điện Biên Đông đã thực hiện nhiều giải pháp, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vụ tự tử bằng lá ngón.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Điện Biên Đông truyền thông về vấn nạn tự tử bằng lá ngón cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, Trung học phổ thông huyện Điện Biên Đông. Ảnh: Lâm Huyền
Nhức nhối các vụ tự tử bằng lá ngón
Điện Biên Đông là huyện miền núi của tỉnh Điện Biên có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Khơ Mú, Lào...), nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Đáng chú ý, trên địa bàn hiện còn tồn tại một số tập tục lạc hậu, mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại, bế tắc trong cuộc sống, một số người tìm đến lá ngón để mong được "giải thoát".
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông, năm 2019, trên địa bàn xảy ra 111 vụ tử tự bằng lá ngón khiến 24 người tử vong; năm 2020 xảy ra 97 vụ tự tử bằng lá ngón, làm 20 người tử vong; năm 2021 xảy ra 95 vụ tự tử bằng lá ngón, 19 người tử vong.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn huyện đã xảy ra hơn 30 vụ tự tử bằng lá ngón, làm 3 người tử vong. Các vụ tử tự bằng lá ngón chủ yếu xảy ra trong đồng bào dân tộc Mông, chỉ có một số ít trường hợp là người dân tộc Thái, Khơ Mú. Hầu hết các xã đều xảy ra các vụ tự tử bằng lá ngón, song, tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã: Phì Nhừ, Xa Dung, Keo Lôm, Phình Giàng, Háng Lìa. Đối tượng tìm ăn lá ngón tự tử phổ biến trong độ tuổi từ 13 đến 25 tuổi.
Điều đáng nói, nguyên nhân tìm ăn lá ngón tự tử của người dân hết sức đơn giản, như bị bố mẹ đánh mắng, bắt đi học, cấm cản yêu đương, không cho tiền mua xe, vợ chồng hoặc các cặp trai gái yêu đương cãi nhau, hay do nợ nần... cũng khiến các nạn nhân tìm đến lá ngón như một bài toán để giải thoát số phận.
Điển hình, như trường hợp của anh Hạ A Lụ, 21 tuổi, bản Na Sản B, xã Xa Dung, chỉ vì có chút xích mích, mâu thuẫn với gia đình, anh Lụ đã tìm đến lá ngón tự tử. Mới đây nhất, vào đầu tháng 6, chị Thào Thị T, 34 tuổi, ở bản Phì Nhừ B, xã Phì Nhừ, sau khi xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau với chồng, đã quyết định tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. Song, nhờ sự phát hiện kịp thời của người thân, các trường hợp trên đều được đưa đến Trung tâm Y tế huyện cấp cứu, giữ được mạng sống.
Cần truyền thông nâng cao nhận thức người dân
Trước vấn nạn tự tử bằng lá ngón vẫn diễn ra thường xuyên, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho người dân trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của người dân. Ban Thường vụ Huyện ủy Điện Biên Đông đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/HU về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí, kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Theo đó, giải pháp quan trọng hàng đầu được huyện quan tâm thực hiện là việc tuyên truyền về hệ lụy từ vấn nạn tự tử bằng lá ngón cho người dân; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết khó khăn, bế tắc trong cuộc sống; vận động bà con nâng cao trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Mặt khác, UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng Dân tộc chủ động kế hoạch, bố trí kinh phí tuyên truyền phòng chống nạn tự tử bằng lá ngón, xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các tiết học ngoại khóa, tổ chức hội thi rèn luyện kỹ năng.
Để chung tay đẩy lùi nạn tự tử bằng lá ngón trên địa bàn, MTTQ và các tổ chức đoàn thể huyện cũng chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền không tự tử bằng lá ngón cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cộng đồng dân cư văn hóa; xóa bỏ các hủ tục, xây dựng mô hình "Dân vận khéo"; nêu gương người tốt, việc tốt để từng bước làm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, tại các xã, thị trấn còn tích cực phát huy vai trò người có uy tín, trưởng dòng họ trong việc vận động nhân dân nói không với lá ngón; thành lập các Tổ dân vận khéo, Tổ hòa giải giỏi để giải quyết, xử lý các mâu thuẫn, tránh nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, tự tử bằng lá ngón...
Bà Lò Thị Chanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Điện Biên Đông chia sẻ: "Để nâng cao nhận thức cho hội viên, thay đổi suy nghĩ tìm đến cái chết mỗi khi gặp chuyện không vui, xảy ra xô xát, mâu thuẫn trong gia đình..., các cấp Hội phụ nữ huyện Điện Biên Đông thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, hội viên về kỹ năng sống, làm vợ, làm mẹ, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, từ đó, điều chỉnh các mối quan hệ, biết thông cảm, nhường nhịn, chia sẻ lẫn nhau...".
Được biết, bên cạnh việc chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của hội viên để tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn trong gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Điện Biên Đông còn chủ động tư vấn, giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, hàn gắn rạn nứt, sớm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, nảy sinh suy nghĩ tự tử bằng lá ngón.
Hội cũng đã triển khai xây dựng mô hình "Phòng chống tự tử bằng lá ngón" tại xã Xa Dung với 30 thành viên; phối hợp với Phòng Tư pháp, Công an huyện tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép tuyên truyền về bạo lực gia đình, phòng chống tự tử bằng lá ngón qua các buổi sinh hoạt chi hội, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ; qua các câu lạc bộ "Phụ nữ với pháp luật", "Xây dựng gia đình hạnh phúc"... Từ đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và nhân dân, chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tự tử bằng lá ngón trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Cuối kỳ, cuối năm GV mới nhận xét, vậy HS điều chỉnh thái độ, điểm số kiểu gì? Nhận xét để học sinh điều chỉnh 'thái độ, hành vi' để cố gắng phấn đấu là trong quá trình học tập chứ để đến cuối kỳ, cuối năm thì nhận xét đâu còn tác dụng gì. Ngày 29/6 vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Giáo viên nhận xét học sinh trong sổ điểm cá...