3 nhà hàng độc nhất vô nhị trên thế giới
Những nhà hàng này thu hút thực khách không phải bởi món ăn mà bởi cách trang trí, phục vụ độc đáo.
1. Nhà hàng toàn nhân viên sinh đôi
Nhà hàng Twin Stars ở thủ đô Moscow, Nga là nhà hàng đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ nhân viên là các cặp sinh đôi. Nhà hàng này đã thu hút rất nhiều thực khách nhờ đội ngũ nhân viên sinh đôi.
Alexei Khodorovsky, chủ nhà hàng Twin Stars, cho biết anh đã nghĩ ra ý tưởng độc đáo này sau khi xem một bộ phim từ năm 1960. Trong phim, một cô gái đã tìm thấy một người giống hệt mình ở một vũ trụ khác.
Mặc dù, công việc kinh doanh hiện tại đang tốt đẹp nhưng anh Alexei thừa nhận rất khó để tìm được các cặp song sinh cùng muốn làm việc tại nhà hàng của mình.
2. Nhà hàng toilet
Video đang HOT
Mở cửa từ tháng 8/2013, nhà hàng toilet ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn khách. Nhà hàng này được thiết kế giống hệt một nhà vệ sinh công cộng. Ghế ngồi của thực khách là bệ xí và đệm ngồi có hình “chất thải”. Đặc biệt, những món ăn ngon miệng và hấp dẫn sẽ được đựng trong bát, đĩa hình bồn cầu thu nhỏ.
Theo người quản lý, nhà hàng 2 tầng với sức chứa khoảng 60 thực khách nhưng lúc nào cũng có 80 – 90 người ngồi chật kín. Đặc biệt thứ bảy, chủ nhật số lượng khách đến nhà hàng tăng vọt, có lúc tới 40 người phải xếp hàng để chờ được phục vụ.
3. Nhà hàng ngục tù
Nhà hàng ngục tù nằm ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Tới đây, các thực khách sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống như một tù nhân thực sự. Họ sẽ được thưởng thức các món ăn trong một buồng giam với các song sắt và sợi xích lớn xung quanh.
Các cửa “phòng giam” cho khách luôn đóng kín và chỉ hở một lỗ nhỏ để khách hàng gọi và nhận món ăn.Chủ nhà hàng cho biết, ông muốn các thực khác hiểu cảm giác sống trong tù để họ trân trọng tự do và tránh xa tội ác.
Theo PYL / MASK Online
Bé gái 2 tuổi sống khỏe mạnh dù phải cắt bỏ 70% phổi
Mới 2 tuổi nhưng cô bé đã phải phẫu thuật cắt bỏ 70% phổi để đảm bảo tính mạng.
Bé Emily Norris, 2 tuổi, hiện đang sống tại Bowthorpe, Norwich, nước Anh. Khi sinh ra, Emily gặp một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến phổi khiến em phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn phổi của mình. Đến nay, Emily vẫn sống khỏe mạnh mặc dù các bác sĩ cho biết, bệnh đã ảnh hưởng đến thận và rất có thể Emily sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ thận.
Bé Emily và mẹ
Năm 2012, khi mới sinh ra, Emily đã được phát hiện tình trạng nhiễm trùng ngực, cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Sau hai năm, mẹ của Emily đã vô cùng hạnh phúc khi thấy con gái đang phát triển bình thường. Thậm chí Emily vừa nhập học ngày đầu tiên tại trường mầm non Costessay, Norwich.
Mẹ Emily, chị Nicki Pybus, 26 tuổi, lần đầu tiên biết được tình trạng biến chứng của thai nhi khi mang thai 20 tuần. Các bác sĩ đã phát hiện ra một vấn đề lớn về phổi của em bé và khuyên chị Pybus hãy phá thai. Tuy nhiên, chị Pybus vẫn quyết định giữ lại đứa bé.
Khi mới sinh ra, Emily có thể thở bình thường và không có biến chứng đáng kể. Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau, Emily bị nhiễm trùng và phải cấp cứu. Các bác sĩ cho biết, Emily có một khối u nang đã lan ra 70% phổi. Emily nhập viện ở địa phương trong hai tuần rưỡi và sau đó bệnh viện trả em về nhà.
Mới 2 tuổi, Emily đã phải cắt bỏ 70% phổi
Khối u nang phát triển quá nhanh, Emily cần phải được loại bỏ khối u nang khỏi phổi. Em được chuyển đến bệnh viện Great Ormond Street ở London, một bệnh viện nổi tiếng thế giới. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật để bỏ phần u nang, chiếm khoảng 70% phổi của Emily.
Trong suốt hai tuần, chị Pybus phải để hai đứa con trai ở nhà để lên London. Một tổ chức mang tên "Niềm tin của những trẻ em mắc bệnh" đã sắp xếp cho chị Pybus một chỗ ở gần bệnh viện để bà mẹ trẻ có thể ở bên con gái mình, cùng con gái chiến đấu với bệnh tật.
Mặc dù khối u nang trên phổi Emily đã được phát hiện sớm và cắt bỏ, nhưng khối u lan ra thận mới được tìm thấy thời gian gần đây. Tin tức này khiến cho gia đình Emily gần như sụp đổ. Chị Pybus nói: "Con gái tôi sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ thận. Các bác sĩ nói họ đã từng gặp trường hợp như Emily trước đây, tuy nhiên họ chưa từng thấy hai bộ phận cùng bị u nang ở một người".
Mặc dù vậy, Emily vẫn vui vẻ và hạnh phúc với cuộc sống của em. Em luôn cười với các bác sĩ và y tá ở bệnh viện. Chị Pybus: "Emily đã thở bình thường và chúng tôi sẽ phải theo dõi khi con bé hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, trước khi con gái tôi đi học trung học, phổi của nó sẽ hoạt động bình thường".
Theo Vân Anh / MASK Online
Lý giải trường hợp duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới Nghiên cứu của ĐH Emory đã giúp giải thích vì sao Timothy Brown là người duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới. Timothy Brown là một bệnh nhân có HIV năm 1995. Anh sinh ra ở Mỹ nhưng được điều trị căn bệnh thế kỷ tại thủ đô nước Đức từ năm 2008 với biệt danh "bệnh nhân Berlin". Sau khi...