Lý giải trường hợp duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới
Nghiên cứu của ĐH Emory đã giúp giải thích vì sao Timothy Brown là người duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới.
Timothy Brown là một bệnh nhân có HIV năm 1995. Anh sinh ra ở Mỹ nhưng được điều trị căn bệnh thế kỷ tại thủ đô nước Đức từ năm 2008 với biệt danh “bệnh nhân Berlin”.
Sau khi được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới, Brown đã khỏi bệnh và cơ thể không còn dấu hiệu của sự xuất hiện virus HIV. Cho tới nay, anh được coi là trường hợp duy nhất trên thế giới thoát khỏi lưỡi hái tử thần của HIV/AIDS.
Timothy Brown rạng rỡ khi may mắn là người đầu tiên thoát khỏi lưỡi hái tử thần
Các nhà khoa học thuộc ĐH Emory, Atlanta sau khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra trên khỉ đã chứng minh được nhân tố quyết định trong trường hợp của Timothy Brown chính là đột biến di truyền trong tủy xương mà anh được hiến tặng.
Cụ thể, tiến sĩ Guido Silvestri và các cộng sự đã thử thí nghiệm trên 3 con khỉ có virus SHIV (loại virus được coi là HIV ở động vật). Ba chú khỉ này sẽ được trị xạ và cấy ghép tủy xương mới y như Timothy Brown.
Video đang HOT
Virus SHIV ở khỉ cũng gây ra tình trạng bệnh tương tự HIV ở người.
Kết quả cho thấy, tại thời điểm mới tiến hành xong thí nghiệm, việc xạ trị có tác động rất tích cực. 99% tế bào CD4 T – đối tượng xâm nhập và trú ngụ của virus HIV bị giết chết.
Điều này có thể khiến virus HIV không thể phát tán trong cơ thể và bị loại bỏ. Tuy nhiên, sau khi các nhà khoa học dừng sử dụng thuốc kháng virus ARV cho ba chú khỉ, virus HIV lại xuất hiện và tiếp tục hoành hành.
Virus HIV (xanh lá cây) xâm nhập tế bào CD4 T (đỏ).
Từ thí nghiệm trên, các chuyên gia nhận thấy rằng trị xạ chỉ có tác dụng tiêu diệt virus HIV ở mức nhất định chứ không loại bỏ được chúng hoàn toàn. Chính sự đột biến của tủy xương được cấy ghép mới là nhân tố tiêu diệt nốt virus HIV còn sót lại.
Cấy ghép tủy xương mang gen kháng HIV mới đóng vai trò quyết định trong việc điều trị AIDS
Ở trường hợp của “bệnh nhân Berlin”, anh được cấy ghép tủy xương có khả năng gây đột biến trên tế bào miễn dịch CD4 T. Đột biến này có tên Delta 32, hiểu đơn giản là việc thụ thể CCR5 của tế bào CD4 T bị thay đổi về hình thức. Do đó, virus HIV không thể nào xâm nhập vào và phá hủy CD4 T như trong cơ chế thông thường.
Không còn nơi trú ngụ, virus HIV ắt phải chết!
Một giả thuyết khác cũng hợp lý đó là hiện tượng đột biến Delta 32 khiến các tế bào miễn dịch mới của Brown tự tấn công và tiêu diệt tế bào CD4 T gốc của anh. Vì vậy, sau trị xạ và cấy ghép tủy xương, virus HIV không còn chỗ sinh sống trong cơ thể Brown và bị tiêu diệt.
Dù đã ngừng sử dụng ARV, Timothy Brown vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu trở lại của virus HIV.
Cho tới nay, Timothy Brown không cần sử dụng thuốc kháng virus ARV mà vẫn chưa phát hiện sự có mặt của HIV trong cơ thể. Như vậy, sự kết hợp trị xạ và gene đột biến kháng virus HIV có thể là chìa khóa dẫn tới việc chữa khỏi căn bệnh thế kỷ cho Timothy Brown nói riêng cũng như các bệnh nhân có H trong tương lai nói chung.
Theo Mask Online
Con mèo 113 tuổi
Một con mèo cái ở Anh có thể là con mèo già nhất thế giới khi vừa sống tròn 24 năm, tương đương 113 tuổi ở loài mèo.
Ông John Burgess và mèo Olive. Ảnh: MEN
Mèo Olive, ở thị trấn Partington, hạt Greater Manchester, sẽ phải tham gia một cuộc thi tài giữa các con mèo để được công nhận là mèo già nhất thế giới sau khi con mèo Poppy ở Bournemouth, hạt Dorset, qua đời gần đây vì bệnh truyền nhiễm.
Olive có một cuộc đời đáng ngưỡng mộ khi sống qua 5 đời Thủ tướng Anh và từ khi bắt đầu xuất hiện Internet.
Do đã 24 tuổi, tương đương 113 tuổi ở loài mèo, nên bộ lông của Olive không còn bóng mượt mà cần được chải chuốt thường xuyên. Tuy nhiên, ông John Burgess, chủ nhân của con mèo, cho biết nó vẫn thích chơi đùa và ít khi có biểu hiện yếu đi vì tuổi tác.
"Olive có đôi mắt sáng, nhanh nhẹn và bộ móng sắc nhọn", người đàn ông 74 tuổi nói. "Nó vẫn có thể bắt chim, ếch và nhím và vẫn giữ được thị giác cũng như thính lực".
Ong Burgess nhận ra Olive có thể là ứng viên sáng giá cho ngôi vị mèo già nhất thế giới sau khi biết tin mèo Poppy đã qua đời trên một tờ báo. Theo Mirror, mèo Olive chào đời sau Poppy một tháng vào năm 1990.
Theo VNE
Hy hữu bà mẹ hai lần đẻ sinh đôi chỉ trong 14 tháng Một bà mẹ ở Anh đã đẻ sinh đôi hai lần trong vòng hơn 1 năm. Đây là trường hợp rất hiếm gặp, trong 50.000 ca sinh nở mới có 1 ca như vậy. Cô Dona đã đẻ sinh đôi 2 lần trong 1 năm Cô Donna Cordingly (40 tuổi), ở Barnsley, phía Nam Yorkshire, Anh Quốc đã có bầu chỉ vài tuần...