3 lý do Mỹ sẽ không tấn công Syria
Theo Phó chủ tịch Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson – Aaron David Miller, 3 trở ngại chính mà ông Obama đang vấp phải khi quyết định ấn nút chiến tranh Syria bao gồm giới hạn lợi ích, giới hạn lựa chọn và giới hạn lý do để tham gia vào cuộc chiến tại Syria.
Nạn nhân trong vụ thảm sát vũ khí hóa học tại Syria hôm 21/8
Hiện tại, Tổng thống Barack Obama dường như đã có quyết định chắc chắn về việc triển khai loại vũ khí nào cho một cuộc tấn công vào Syria cũng như thời điểm khai hỏa. Song, Tổng thống Obama cần tỉnh táo tránh đưa quân đội Mỹ sa vào vũng lầy cuộc nội chiến đẫm máu, tàn bạo và vô cùng phức tạp tại Syria trong hơn 2 năm qua.
1. Mục tiêu của Mỹ tại Syria?
Sau hơn 2 năm xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, câu hỏi đặt ra là mục tiêu chính mà chính quyền ông Obama nhắm tới tại Syria là gì. Phải chăng Mỹ muốn đóng vai trò chủ chốt trong việc chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria và lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ không thể lặp lại kịch bản đưa hàng trăm ngàn binh sĩ tham chiến và rót hàng ngàn tỷ đôla vào cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq như trước đây. Ngoài ra, Mỹ cũng không thể gây dựng tầm ảnh hưởng như tại Ai Câp – nơi Washington gây dựng mối quan hệ mật thiết suốt 40 năm với lực lượng quân sự hiện đang điều hành quốc gia này.
Trong khi đó, Syria hiện là một xã hội phi tập trung khi mà cộng đồng người Alawite, Kurd và Sunni liên tiếp giao tranh với nhau cũng như cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan thuộc mạng lưới khủng bố al Qaeda đã và đang diễn ra hết sức phức tạp.
Video đang HOT
Ý đồ trong kế hoạch của Tổng thống Obama cần tương xứng với những ưu tiên và trách nhiệm của Mỹ. Thứ nhất, yếu tố nhân đạo khi là quốc gia viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới. Thứ hai, yếu tố chính trị khi Mỹ là quốc gia phương Tây hiếu chiến nhất trong việc đưa ra quyết định tấn công vào Syria. Thứ ba, yếu tố quân sự khi hiện nay, Mỹ bị giới hạn nguồn tài chính hỗ trợ và cần tới sự trợ giúp của các quốc gia khác. Cuối cùng, yếu tố ngoại giao khi liên tiếp gây áp lực buộc Nga áp đặt trừng phạt chính trị với Tổng thống Assad.
Một điều chắc chắn là Tổng thống Obama phải thận trọng với quan điểm giới hạn đỏ trong việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ông Obama cũng cần đưa ra quyết định đúng đắn về khả năng triển khai số lượng vũ khí lớn nhất từ trước tới nay kể từ khi cựu Tổng thống Saddam Hussein trấn áp người Kurd và Iran.
Việc triển khai hành động quân sự trừng phạt ông Assad và ngăn chặn tái diễn sử dụng các vũ khí hóa học sẽ là những lựa chọn mà ông Obama nhắm tới. Song câu hỏi đặt ra là liệu sự can thiệp quân sự có thể thay đổi tình hình hiện nay tại Syria.
2. Cuộc tấn công vào Syria phục vụ lợi ích nước Mỹ?
Thách thức chính hiện nay tại Syria liên quan tới các loại vũ khí hóa học. Đó chính là lý do Tổng thống Obama khẳng định tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Tuy nhiên, Mỹ cũng cần tính tới yếu tố như bạo lực bè phái, tình trạng tị nạn, phần tử cực đoan trong cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite trỗi dậy, và tình trạng bất ổn cho các quốc gia láng giềng với Syria khi Mỹ khai hỏa chiến tranh.
Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng vũ lực là điều cần thiết song không phải là phản ứng hữu hiệu để răn đe chính quyền của ông Assad trước cáo buộc thảm sát người dân bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Bởi nếu chiến tranh bùng nổ, Syria sẽ bị lâm vào một thảm cảnh khủng khiếp. Trong đó, lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad cảnh báo nếu Mỹ sử dụng quân sự can thiệp vào Syria, Syria sẽ đáp trả bằng những biện pháp “bất ngờ” bằng cả vũ khí thông thường và phi thông thường.
3. Syria quan trọng như thế nào với Tổng thống Obama?
Cựu phó giám đốc CIA – Michael Morell từng khẳng định Syria là mối đe dọa nguy hiểm nhất với tình hình an ninh quốc gia của Mỹ song không nên nhìn nhận cuộc khủng hoảng này dưới góc độ của những kẻ cực đoan, bạo lực bè phái và sử dụng vũ khí hóa học. Bởi cuộc nội chiến tại Syria là thảm họa tàn khốc và có chiến lược.
Tình hình hiện nay tại Syria cũng không giống như cuộc nội chiến khốc liệt và đẫm máu tại Iraq hồi năm 1990 mà Mỹ là nhân tố giúp chấm dứt.
Ngoài ra, Tổng thống Obama cần giải thích rõ lý do về những mối quan tâm của Mỹ khi phản ứng trước việc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học cũng như năng lực cứu vãn tình hình hiện nay tại Syria của Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh đại đa số người dân Mỹ phản đối quyết định triển khai tấn công Syria, ông Obama sẽ thực sự gặp trở ngại trong quyết định khởi động cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông.
Theo Infonet
Không được tham gia chính trị vì quá đẹp gái
Một người phụ nữ tại Iran đã không được tham gia vào Hội đồng thành phố mặc dù đủ điều kiện chỉ vì cô quá đẹp.
Nina Siahkali Moradi, 27 tuổi, nữ ứng cử viên tham gia vào cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Qazvin của Iran hôm 14/6 đã đứng thứ 14 trong số 163 ứng cử viên với 10.000 phiếu bầu.
Theo tờ Independent, cô Moradi có đủ điều kiện để trở thành "thành viên dự bị của Hội đồng thành phố". Điều đó có nghĩa là, khi một ứng cử viên nào đó từ bỏ vị trí trong Hội đồng thì cô Moradi sẽ trở thành một thành viên chính thức của Hội đồng thành phố. Tuy nhiên, cô đã bị hủy kết quả bầu cử chỉ vì quá đẹp và "hấp dẫn".
Nhân vật Moradi (ảnh: Daily Mail)
Lãnh đạo Hội đồng thành phố đã nói rằng: "chúng tôi không muốn nơi đây trở thành sàn diễn thời trang".
Cuộc bầu cử diễn ra hôm 14/6 nhưng một tuần sau đó, cô đã phát hiện mọi phiếu bầu của mình đã không được công nhận.
Theo Phong trào Quốc tế về bảo vệ Nhân quyền ở Iran, việc hủy bỏ kết quả bầu cử của cô Moradi có thể là kết quả của việc cô không tuân thủ "những quy tắc của đạo Hồi". Đã có nhiều người cao tuổi bảo thủ của thành phố phàn nàn về áp phích chạy đua trong chiến dịch tranh cử của cô.
Một số đối thủ của cô Moradi cho rằng, cô giành được nhiều phiếu bầu chỉ vì cô ấy còn trẻ và "hấp dẫn".
Tuy nhiên, các áp phích quảng bá của cô Moradi cho thấy hình ảnh cô vẫn trùm khăn và chỉ để lộ ra khuôn mặt.
Cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Qazvin diễn ra cùng ngày với cuộc bầu cử Tổng thống ở Iran.
Đây là một thử thách cho tân Tổng thống Hassan Rowhani vì ông đã hứa hẹn nhiều điều bao gồm cả bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ ở Iran./.
Theo Kiến thức
Tối hậu thư bị bác bỏ, quân đội Ai Cập sẽ đảo chính? Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã lên tiếng bác bỏ tối hậu thư của lực lượng vũ trang nước này về thời hạn giải quyết cuộc khủng hoảng hiện này của nước này, truyền thông địa phương hôm qua (2/7) đưa tin. Trong bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình hôm qua (2/7), ông Morsi đã chính thức ra lời...