3 lý do gây lão hóa nhanh ở thanh thiếu niên
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên trang JAMA Pediatrics, trẻ vị thành niên bị béo phì, hút thuốc lá hoặc mắc chứng rối loạn tâm lý có thể già đi nhanh hơn so với bạn cùng trang lứa.
Cụ thể, thanh thiếu niên từ 11 – 15 tuổi nếu có béo phì, hút thuốc lá hằng ngày hoặc mắc chứng rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý, về mặt sinh học sẽ già đi nhanh hơn gần 3 tháng mỗi năm so với các bạn cùng lứa tuổi.
Nghiên cứu khảo sát sức khỏe và hành vi của người tham gia có ngày sinh từ tháng 4.1972 đến tháng 3.1973 tại Dunedin (New Zealand) và theo dõi họ từ 3 tuổi đến khi họ 45 tuổi.
Video đang HOT
Nghiên cứu cũng chỉ ra những người ở tuổi thanh thiếu niên có từ 2/3 tình trạng nêu trên như hút thuốc, béo phì và rối loạn tâm lý, khi 45 tuổi sẽ có tuổi não già hơn 2,5 tuổi và tuổi nhìn trên gương mặt già hơn gần 4 tuổi so với người không có các tình trạng trên.
Giải thích nguyên nhân, các nhà khoa học cho biết cả 3 yếu tố trên đều có liên quan đến quá trình lão hóa nhanh như tình trạng viêm, căng thẳng ô xy hóa, mất cân bằng các gốc tự do và các chất chống ô xy hóa trong cơ thể.
Lão hóa nhanh được cho rằng có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém bao gồm nguy cơ cao hơn đối với suy giảm nhận thức, tử vong sớm, phát triển các bệnh mãn tính và bệnh cũng phát triển với tốc độ nhanh hơn.
“Điều trị sớm cho thanh thiếu niên gặp bất kỳ tình trạng nào nêu trên có thể có lợi cho sức khỏe tâm thần và thể chất của họ”, nhà nghiên cứu tâm lý học lâm sàng Kyle Bourassa cho biết trên Đài CNN.
Tìm ra mối liên hệ giữa chứng lo âu và hội chứng ruột kích thích
Daily Mail ngày 8.11 đưa tin các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích (IBS) qua việc phát hiện có 6 thay đổi di truyền trong ADN của cơ thể, và điều này cũng giúp giải thích mối tương quan giữa hội chứng này với chứng lo âu.
Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Addenbrookes (Cambridge, Anh) đã nghiên cứu khoảng 53.400 tình nguyện viên mắc IBS và so sánh ADN của họ với ADN của nhóm người khỏe mạnh. Họ phát hiện có 6 gien đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển IBS là: NCAM1, CADM2, PHF2/FAM120A, DOCK9, CKAP2/TPTE2P3 và BAG6.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san khoa học Nature Genetics cho biết 4 gien đầu tiên trong 6 gien nêu trên có liên quan tới chứng rối loạn tâm trạng và lo âu, và cũng được tìm thấy trong hệ thần kinh. Qua đó, các nhà nghiên cứu phát hiện có hơn 50% mối tương quan giữa IBS và chứng lo âu, rối loạn thần kinh và trầm cảm.
Miles Parkes, chuyên gia tư vấn tiêu hóa tại Bệnh viện Addenbrookes, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những tình trạng bệnh này có chung nguồn gốc di truyền, với những gien bị ảnh hưởng có thể dẫn đến những thay đổi vật lý trong não hoặc tế bào thần kinh, từ đó gây ra các triệu chứng ở não và các triệu chứng ở ruột".
Theo Trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic (Mỹ), IBS là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già của một người (ảnh), với các triệu chứng bao gồm chuột rút, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Hiện chưa có xét nghiệm chính xác để xác định IBS, chẩn đoán bệnh thường được đưa ra sau khi loại trừ các nguyên nhân khác.
Vì vậy, nghiên cứu này hy vọng có thể giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu thiết kế các xét nghiệm để hiểu rõ và đưa ra phương pháp điều trị tốt hơn cho IBS.
IBS ảnh hưởng 11% dân số thế giới. Nghiên cứu cũng cho biết nữ giới bị IBS nhiều hơn nam giới. Mỗi năm ở châu Âu, chi phí chăm sóc sức khỏe cùng với chi phí nhân lực điều trị IBS lên tới 15 tỉ USD.
Theo Mayo Clinic, IBS cũng có thể được điều trị bằng nhiều cách như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, nên loại bỏ đồ uống có ga hoặc cồn, thực phẩm có gluten hoặc đường.
Tuân thủ điều trị sau đột quỵ, phòng ngừa nguy cơ tái phát Việc điều trị sau đột quỵ rất quan trọng, góp phần giảm các biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội cho COVID-19, những sai lầm trong việc sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ lịch tái khám có thể làm tăng nguy cơ xảy...