3 loại củ mùa thu giúp bổ não, tăng cường trí nhớ
Vào mùa thu có rất nhiều loại rau củ giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường trí nhớ, bổ não và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
Chất chống oxy hóa có nhiều trong trái cây, rau quả nhiều màu sắc giúp chống lại stress oxy hóa và tình trạng viêm trong não, do đó thúc đẩy chức năng hoạt động của não. Các nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa có trong cà rốt, khoai lang cùng một số loại rau củ khác như củ cải đường giúp bổ não, có lợi cho sức khỏe và hệ thần kinh, giúp bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương liên quan đến tuổi tác.
Rau củ mùa thu rất giàu chất chống oxy hóa giúp bổ não.
1. Cà rốt giàu chất chống oxy hóa bảo vệ thần kinh, bổ não
Vào mùa thu sang đông, cà rốt thường có xu hướng đạt độ ngon nhất và giàu dinh dưỡng nhất. Củ cà rốt rất giàu caroten, khi ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan. Ngoài ra, cà rốt cũng chứa nhiều các loại vitamin B, C, D, E, acid folic, kali…
Các chất chống oxy hóa quan trọng trong cà rốt như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione… đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, tái tạo làn da và chức năng não.
Ngoài ra, cà rốt chứa còn chứa luteolin, một flavonoid có đặc tính chống viêm và bảo vệ thần kinh. Luteolin đã cho thấy tiềm năng trong việc làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác và bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương.
Trong quá trình lão hóa bình thường, các tế bào miễn dịch trong não có xu hướng sản xuất nhiều phân tử gây viêm hơn, góp phần gây ra các vấn đề về trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cho biết luteolin ngăn chặn việc giải phóng các phân tử gây viêm này trong não.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois, cà rốt có hàm lượng cao hợp chất luteolin có thể làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác và tình trạng viêm trong não. Nghiên cứu này được tiến hành trên chuột, trong nghiên cứu, những con chuột được bổ sung 20 miligam luteolin vào chế độ ăn hàng ngày đã giảm tình trạng viêm trong não. Các nhà nghiên cứu cho biết hợp chất này cũng giúp khôi phục trí nhớ của những con chuột trẻ hơn.
2. Khoai lang giúp cải thiện trí nhớ và suy giảm nhận thức
Khoai lang thực sự là một món quà từ thiên nhiên giàu dinh dưỡng, đặc biệt là beta-carotene, vitamin C và chất xơ.
Video đang HOT
Khoai lang là nguồn carbohydrate phức hợp bổ dưỡng và có nhiều chất xơ hơn carbohydrate đơn giản. Vì thế nó giúp chúng ta no lâu hơn và cân bằng lượng đường trong máu, giúp tăng cường chức năng não.
Các loại khoai lang màu cam, màu tím rất giàu chất chống oxy hóa như carotenoid và anthocyanin giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Chất chống oxy hóa có trong khoai lang có thể giúp giảm viêm, giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện sự giao tiếp của các tế bào não.
Một số nghiên cứu trên động vật đã tìm thấy mối liên hệ giữa khoai lang tím và cải thiện trí nhớ cũng như chức năng nhận thức nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận tác dụng tương tự ở người.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, màu khoai lang tím, một anthocyanin tự nhiên, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Nghiên cứu đã tìm hiểu xem khoai lang tím có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với não chuột lão hóa do D-galactose gây ra hay không. Dữ liệu cho thấy khoai lang tím làm giảm suy giảm nhận thức một phần thông qua việc tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống viêm.
Các nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn giàu beta-carotene trong thời gian dài giúp duy trì chức năng nhận thức, đặc biệt khi kết hợp với các chất chống oxy hóa khác như vitamin E và C.
Ăn khoai lang giúp cải thiện trí nhớ và suy giảm nhận thức.
3. Củ cải đường làm tăng lưu lượng máu đến não
Củ cải đường là loại rau củ có màu sắc đẹp mắt, giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như folate, kali, sắt, vitamin C. Folate trong củ cải đường giúp giảm mức homocysteine, một loại acid amin có thể gây tổn thương mạch máu và góp phần gây bệnh tim. Nồng độ homocysteine cao cũng có liên quan đến bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Betalain là những hợp chất tạo nên màu đỏ và vàng của củ cải đường. Betalain cũng cung cấp cho củ cải đường các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng betanin, một phân nhóm của nhóm betalain chống oxy hóa cho thấy một số hứa hẹn như một chất ức chế một số phản ứng hóa học trong não liên quan đến sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Nitrat trong nước ép củ cải đường được chuyển đổi thành oxit nitric (NO) trong cơ thể. NO là một loại khí tự nhiên, nó góp phần làm giãn mạch máu và cung cấp nhiều ôxy hơn cho toàn bộ cơ thể để cải thiện lưu lượng máu. Nitrat trong củ cải đường có thể cải thiện chức năng não bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu và do đó làm tăng lưu lượng máu đến não.
Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
1. Ăn trứng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe não bộ
Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng lượng trứng có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa chứng mất trí.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nutrients (tạp chí khoa học về dinh dưỡng của Australia) tháng 10/2024 cho thấy những người tham gia ăn một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn so với những người ăn trứng hàng tuần hoặc hàng tháng.
Tác giả chính Precious Igbinigie là một nhà nghiên cứu về sức khỏe và hạnh phúc tại Đại học Wolverhampton ở Anh cho biết: "Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp choline, folate, vitamin D, iốt , vitamin B, protein chất lượng cao. Tác dụng bảo vệ của việc tiêu thụ trứng hàng ngày chống lại chứng mất trí ở người lớn tuổi có thể là do sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học và nhiều chất dinh dưỡng khác như protein chất lượng cao, acid béo không bão hòa, vitamin".
Ăn trứng có những lợi ích với sức khỏe não bộ.
2. Trứng có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức
Nghiên cứu đã so sánh dữ liệu sức khỏe trong hai năm về thói quen ăn uống của 233 người lớn mắc chứng mất trí và một số lượng tương đương không mắc chứng mất trí, tất cả đều từ các phòng khám sức khỏe cộng đồng và hệ thống quản lý chứng mất trí ở Quảng Châu, Trung Quốc. Trung bình có 74 người tham gia và hơn 60 phần trăm là phụ nữ.
Khi so sánh nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, các nhà khoa học đã phân loại thói quen ăn trứng của những người tham gia thành các nhóm: không ăn; một quả trứng mỗi tháng; một quả trứng mỗi tuần; một quả trứng mỗi ngày hoặc hai quả mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Phân tích trong nghiên cứu cho thấy một người ăn càng ít trứng thì nguy cơ mắc chứng mất trí càng cao: So với những người ăn một quả trứng mỗi ngày, những người ăn trứng hàng tuần có nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn 1,76 lần, trong khi những người ăn một quả trứng mỗi tháng có nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn 4 lần.
Những phát hiện này được đưa ra chỉ vài tháng sau một cuộc điều tra liên quan đến hơn 1.000 người lớn tuổi cho thấy rằng ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi tuần có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer.
3. Tại sao trứng giúp tăng cường trí não?
Tiến sĩ Elizabeth Mills, Phó giám đốc Phòng chống lão hóa và bệnh Alzheimer tại Quỹ khám phá thuốc điều trị bệnh Alzheimer (người không tham gia vào nghiên cứu nói trên) cho biết: "Vì trứng thường có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời nên mối quan hệ được quan sát thấy giữa việc tiêu thụ trứng như một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp không có gì đáng ngạc nhiên".
TS. Mills nhấn mạnh rằng những người tham gia thường xuyên ăn trứng cũng có xu hướng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, rau và trái cây.
Theo TS. Mills, chứa nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe não bộ ở dạng dễ hấp thụ và sử dụng cho cơ thể. Điều này có thể giải thích tại sao trứng nói riêng có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí.
TS. Mills giải thích: "Trứng là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là chúng chứa tất cả chín loại acid amin thiết yếu là những loại mà cơ thể không thể tự sản xuất. Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng não bộ có nhiều trong trứng là choline. Nó được kết hợp vào acetylcholine, một trong những chất truyền tin hóa học được sử dụng để giao tiếp trong não và rất cần thiết cho các quá trình học tập và ghi nhớ".
Trước đây, các bác sĩ đã cảnh báo rằng trứng có thể không tốt cho sức khỏe tim mạch do lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng, được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Quan điểm đó đã thay đổi đáng kể theo thời gian và các nghiên cứu lớn gần đây đã phát hiện ra rằng lượng cholesterol trong một quả trứng mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi người.
Trứng là một loại protein hoàn chỉnh chứa các loại acid amin thiết yếu.
Vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về trứng và sức khỏe não bộ do nghiên cứu mới nhất có một số hạn chế: Số lượng người tham gia tương đối nhỏ và giới hạn trong một khu vực địa lý, trong khi thông tin về chế độ ăn uống dựa trên trí nhớ của người tham gia có độ tin cậy không cao.
Ngoài ra, một số kết quả không ủng hộ phát hiện rằng tiêu thụ nhiều trứng hơn tương đương với tỷ lệ mắc chứng mất trí thấp hơn vì vậy cần được thêm nhiều nghiên cứu để xác định một người nên ăn bao nhiêu trứng để có được lợi ích về nhận thức cao nhất.
TS. Mills khuyến nghị: "Là một loại protein hoàn chỉnh giàu dinh dưỡng, trứng có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho não bộ khi kết hợp với các thực phẩm tốt cho não bộ khác, chẳng hạn như rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt".
Mùa thu ăn 10kg thịt cũng không bằng 1kg loại rau này Vào mùa thu, ăn 10 cân thịt không bằng 1 cân loại rau này, mỗi tuần ăn 3 lần có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, bổ máu, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Loại rau này còn được mệnh danh là "nhân sâm" với những giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Mùa thu chính là mùa thu hoạch của loại...