3 kiểu tập thể dục là ‘thuốc độc’ đối với sức khỏe
Tập thể dục sai cách không những khiến kết quả tập bằng 0 mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm chấn thương, bệnh tật,…
Có 3 kiểu tập thể dục sai cách được ví như “thuốc độc” đối với sức khỏe mà bạn cần tránh.
1. Tập thể dục quá sức trong thời gian dài tăng “gánh nặng” cho tim
- Chạy bộ quá sức
Chạy bộ là hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, chạy bộ sai cách như chạy bộ quá sức trong thời gian dài được ví như một hình thức “tra tấn” với hệ tim mạch của người tập cũng như hệ xương khớp,… đặc biệt là khi chạy bộ vào thời điểm có sự chênh lệch nhiệt độ lớn hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao (chẳng hạn như chạy bộ sáng sớm).
Theo đó, một nghiên cứu theo dõi kéo dài 10 năm trên 2.000 người chạy bộ buổi sáng cho thấy những người chạy hơn 45 phút cường độ cao mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 12%.
Điều này chủ yếu liên quan đến việc cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn vào buổi sáng, tập thể dục cường độ cao đột ngột có thể gây ra cơn nhồi má.u cơ tim cấp tính.
Chạy bộ sai cách như chạy bộ quá sức trong thời gian dài được ví như một hình thức “tra tấn” với hệ tim mạch của người tập cũng như hệ xương khớp,…(Ảnh: ST)
Chạy bộ quá sức có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm:
Chấn thương vận động: Khi chạy quá sức, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi, dễ dẫn đến chấn thương như viêm cơ, gãy xương do quá tải và tổn thương dây chằng.
Rối loạn nhịp tim: Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tim mạch, bao gồm rối loạn nhịp tim và thậm chí là đau tim do quá tải tim trong thời gian dài.
Suy giảm hệ miễn dịch: Luyện tập quá sức có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễ.m trùn.g và bệnh tật.
Mất nước và cân bằng điện giải: Chạy bộ quá mức trong thời gian dài có thể gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của cơ thể.
Video đang HOT
Suy nhược cơ thể và kiệt sức: Quá trình phục hồi cơ bản giảm đi, dẫn đến mệt mỏi, giảm hiệu suất và suy nhược cơ thể.
Quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và đảm bảo rằng mức độ luyện tập là phù hợp, kết hợp với dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi cần thiết để tránh những tác động tiêu cực này.
- Leo núi quá sức
Tương tự như chạy bộ thì leo núi thường xuyên, quá sức cũng dẫn tới nhiều tác hại với cơ thể, đặc biệt là tim mạch và xương khớp. Leo núi được coi là một bộ môn “quốc dân” trong việc rèn luyện sức mạnh và sức bền nhưng nếu thường xuyên leo núi mà không để cơ thể, đặc biệt là khớp gối và chi dưới có thời gian phục hồi sẽ rất nguy hiểm, trừ khi bạn là một vận động viên leo núi chuyên nghiệp.
Leo núi thường xuyên, quá sức cũng dẫn tới nhiều tác hại với cơ thể, đặc biệt là tim mạch và xương khớp (Ảnh: ST)
Đặc biệt khi xuống núi, áp lực lên đầu gối sẽ lên tới 4 đến 6 lần cân nặng của bạn. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn quá mức, trực tiếp dẫn đến khởi phát sớm của bệnh viêm khớp. Theo đó, với người bình thường, chỉ nên leo núi cường độ cao 2 lần mỗi tháng, xen kẽ với các hoạt động thể chất khác để cơ thể phục hồi hiệu quả.
- Tập tạ quá sức
Tập tạ sai cách có thể khiến cơ ngực căng quá mức và tổn thương không thể phục hồi cho cột sống và dây thần kinh. Đặc biệt đối với nhân viên văn phòng ngồi lâu, bản thân đĩa đệm thắt lưng vốn đã tương đối mỏng manh, việc chịu trọng lượng quá mức sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Hơn nữa, việc tập luyện lặp đi lặp lại cùng một bộ phận cơ thể có thể dẫn đến chấn thương do lặp đi lặp lại quá mức như viêm gân, tổn thương dây chằng,…
Chưa kể đến việc thiếu nghỉ ngơi giữa các buổi tập làm tăng rủi ro đau nhức cơ bắp do mô cơ không có thời gian phục hồi.
2. Tập thể dục khi có các triệu chứng “từ cổ trở xuống”
Theo tờ NYTimes thì việc tập luyện được coi là không an toàn khi bạn bị ốm và có các triệu chứng từ cổ trở xuống như khó thở, đau bụng, đau dạ dày, trào ngược, đau cơ, mệt mỏi và nôn mửa,… đặc biệt nếu có kèm theo sốt trên 38 độ thì có thể là dấu hiệu nhiễ.m trùn.g nặng hơn. Trong một số ít trường hợp, tập thể dục cường độ cao khi bạn bị ốm hoặc thậm chí ngay khi bạn hồi phục có thể dẫn tới các triệu chứng mới hoặc kéo dài hơn như kiệt sức, đau nhức không rõ nguyên nhân.
Tập thể dục khi có các triệu chứng “từ cổ trở xuống” rất nguy hiểm (Ảnh: ST)
Theo Healthline, một báo cáo năm 2017 trên Tạp chí Sinh lý học ứng dụng cho thấy tập thể dục với cường độ cao khi bị ốm có thể tạm thời làm suy giảm hệ miễn dịch – ảnh hưởng tới việc chống lại các tác nhân gây nhiễ.m trùn.g của cơ thể.
Ngoài ra, các triệu chứng sức khỏe cho thấy bạn nên nghỉ ngơi thay vì tập thể dục bao gồm: Ho lâu ngày không hỏi, bùng phát cơn hen suyễn,…
3. Tập thể dục mà không khởi động trước và không giãn cơ sau khi tập
Là một thói quen tập thể dục sai cách rất phổ biến, tập thể dục mà không khởi động trước là tăng nguy cơ chấn thương cùng nhiều rủi ro sức khỏe khác, cụ thể:
- Tăng nguy cơ chấn thương: Khởi động giúp cơ thể dần dần làm nóng và tăng tính linh hoạt, giảm nguy cơ rách cơ hoặc tổn thương dây chằng.
- Giảm hiệu suất tập luyện: Khởi động giúp tăng lưu lượng má.u đến cơ bắp, cải thiện hiệu suất và sức mạnh khi tập thể dục.
- Căng cơ và đau nhức: Bắt đầu tập luyện mà không khởi động có thể dẫn đến cảm giác căng cơ đau nhức sau khi tập thể dục.
- Rối loạn nhịp tim: Cơ thể có thể phản ứng mạnh mẽ khi bắt đầu hoạt động đột ngột, gây áp lực lên tim và rối loạn nhịp tim.
Tập thể dục mà không khởi động trước và không giãn cơ sau khi tập gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe (Ảnh: ST)
Để tránh những tác hại này, nên bắt đầu mỗi buổi tập với việc khởi động nhẹ nhàng, kéo dài từ 5 – 10 phút. Các bài tập khởi động có thể là nâng cao gối, xoay đầu cổ, chạy bộ tại chỗ, xoay hông, chạy gót chạm mông, ép dọc hoặc ép ngang,…
Tương tự thì việc không giãn cơ sau khi tập về lâu dài khiến quá trình lưu thông má.u tới cơ bắp kém, cơ bắp căng thẳng và khó hồi phục hơn, đau nhức hơn từ đó cũng dẫn tới các hệ lụy với sức khỏe, giảm hiệu suất tập.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng mọi người không nên tập thể dục vì tác dụng của tập thể dục đối với sức khỏe là rất lớn. Các tác dụng của tập thể dục đúng cách đối với sức khỏe có thể kể đến như:
Điều quan trọng là tập thể dục trong phạm vi kiểm soát, tập thể dục đủ và tránh tập thể dục sai cách dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Trước khi bắt đầu một bộ môn thể thao nào đó như chạy bộ cường độ cao, leo núi,… nếu có thể hãy đán.h giá sức khỏe trước với bác sĩ để nhận được lời khuyên về bài tập, cường độ tập, tần suất tập thể dục phù hợp với thể trạng của bạn. Tránh xảy ra các biến cố tim mạch như đột tử khi tập thể dục, chấn thương xương khớp, ta.i nạ.n do tập thể dục sai cách.
Nếu trong quá trình tập luyện xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, đau tức ngực, choáng váng, đa.u đớ.n các khớp hay nôn mửa thậm chí ngất xỉu thì nên dừng hoạt động lại và nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp của bác sĩ.
Thận trọng khi ăn hạt sen
Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)
Người mắc bệnh tim mạch
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hạt sen mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại chứa một thành phần gây lo ngại cho sức khỏe tim mạch, đó là alkaloid có trong tâm sen. Alkaloid là một chất có thể gây độc cho cơ tim, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim.
Vì vậy, người bệnh tim mạch cần hết sức thận trọng khi sử dụng hạt sen. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn tâm sen trước khi chế biến. Nếu muốn sử dụng tâm sen, cần phải khử độc bằng cách rang hoặc sao cho đến khi chuyển màu vàng nhạt. Tuy nhiên, phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn độc tố, do đó cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo và không nên sử dụng thường xuyên.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Hạt sen có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng cầm má.u, giảm tiêu chảy. Do đó, những người bị táo bón nên hạn chế ăn hạt sen vì có thể là.m tìn.h trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hạt sen chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa yếu.
Người bị bệnh gout, sỏi thận
Hạt sen, tuy là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại chứa một hợp chất cần được lưu ý, đó là purine. Purine là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric.
Hàm lượng purine trong hạt sen tuy không cao như một số loại thực phẩm khác (như nội tạng động vật, hải sản), nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi cơ thể đang có vấn đề về chuyển hóa purine, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm bệnh gout trở nên nặng hơn. Axit uric tích tụ quá mức cũng có thể hình thành sỏi thận, gây đa.u đớ.n, tiểu ra má.u và các biến chứng nguy hiểm khác.
Người bị rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là não bộ. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc giúp duy trì hoạt động hiệu quả của não, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Ngược lại, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung, và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Mặc dù một số loại thực phẩm như hạt sen có chứa các chất an thần tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng việc lạm dụng chúng hoặc sử dụng quá nhiều thuố.c a.n thầ.n có thể gây ra tác dụng ngược.
Tr.ẻ e.m dưới 1 tuổ.i
Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm protein, tinh bột, chất xơ... Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn các chất này có thể gặp khó khăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các thành phần trong hạt sen, biểu hiện bằng các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở...
Vì vậy, trẻ dưới 1 tuổ.i không nên ăn hạt sen. Đối với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho ăn với lượng nhỏ và chế biến kỹ (nấu chín nhừ, nghiền nhuyễn). Khi mới cho trẻ ăn hạt sen, cần theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng hoặc khó tiêu, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đau lưng do ngồi nhiều phải làm gì? Ngồi nhiều dễ dẫn đến đau lưng, tình trạng này thường gặp nhân viên văn phòng, thợ may... Nếu không có biện pháp bảo vệ sẽ gây tổn thương lớn cho xương khớp. Đau lưng do ngồi nhiều có nguy hiểm? Ngồi nhiều dễ dẫn đến trình trạng đau lưng, tình trạng này thường gặp nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân...