3 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật
TS Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) – chia sẻ một số giải pháp góp phần “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”…
Giờ học ngoại khóa ngoài trời của HS Hà Nội. Ảnh: Thiên Thanh
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Với giải pháp này, TS Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng, cần xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Việc thiết kế tiến trình dạy học căn cứ trên logic của tâm lý học hoạt động nhận thức và tâm lý học phát triển của học sinh có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng quan điểm dạy học từ học sinh, bằng học sinh và vì học sinh.
Cùng với đó, chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học và chuyên đề học tập. Cân đối thời gian trong lớp và ngoài lớp nhằm tạo điều kiện khích lệ học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Căn cứ mục tiêu chương trình môn học, cấp học, tính chất và quy mô bài học, chủ đề và chuyên đề học tập… nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc sử dụng di sản văn hóa trong tổ chức dạy học liên môn và các hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của liên Bộ GD&ĐT, Bộ VH,TT&DL.
Ảnh minh họa/ Internet
Tích hợp giáo dục nghệ thuật theo chủ đề và kết nối hệ thống loại hình
Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn, để hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh, cần đặt giáo dục nghệ thuật trong mối tương quan hệ thống và đồng bộ của loại hình văn học nghệ thuật (bao gồm Âm nhạc, Mĩ thuật và Văn học).
Video đang HOT
Văn học có khả năng khơi gợi lên tình cảm đạo đức nhân văn của con người, thông qua sự đồng điệu giúp con người nhận thức được ý nghĩa sâu xa của giá trị chân – thiện – mỹ và tình yêu cuộc sống. Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Trong tác phẩm văn học, những hình ảnh, nhịp điệu, tiết tấu ngôn ngôn ngữ thông qua các lớp nghĩa tiềm ẩn và hàm ngôn của Tiếng Việt là những yếu tố cốt lõi mang tính đặc thù của hình tượng văn học.
Cho nên, việc khai thác hiệu quả các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp vừa góp phần hình thành và phát triển năng lực văn học – một biểu hiện của năng lực thẩm mỹ; đồng thời vừa tạo ra hiệu ứng “cộng hưởng” nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn và hoàn thiện nhân cách.
Thực tiễn triển khai đổi mới giáo dục thời gian qua cho thấy: Việc dạy học liên môn, tích hợp theo chủ đề đã có những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động của các câu lạc bộ hoặc/và các bài học theo chủ đề đã khai thác được nhiều bình diện kiến thức và năng lực ngữ văn, âm nhạc, mĩ thuật, giáo dục công dân, ngoại ngữ… tạo ra những tình huống bộc lộ và cộng hưởng của hiệu quả biểu đạt, khơi dậy cảm xúc mới mẻ và hứng thú cho học sinh. Theo cách thức tổ chức dạy học này, học sinh tự tin trong việc bộc lộ năng lực thẩm mỹ thông qua quá trình khai thác tối đa các yếu tố đặc thù của các môn học và kết nối được nhiều bình diện của kiến thức theo mục tiêu cần đạt của những chủ đề khác nhau.
Tổ chức hình thức học tập đa dạng
Giải pháp thứ 3, theo chia sẻ của TS Nguyễn Trọng Hoàn là chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, kết nối với cộng đồng.
Trong đó, thực hiện tích hợp giáo dục nghệ thuật trong các hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp. TS Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng, không chỉ giới hạn trong không gian lớp học truyền thống, thông qua hoạt động câu lạc bộ văn học nghệ thuật tổ chức theo chủ đề (thường xuyên và định kì), tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện… các hoạt động xã hội, ngoại khoá, kết nối với cộng đồng đã tạo không gian sáng tạo mới cho học sinh trải nghiệm khả năng lập kế hoạch thực hành triển lãm, biểu diễn, xây dựng video clip, tổ chức sự kiện. Việc triển khai hoạt động giáo dục nghệ thuật theo phương thức tích hợp này vừa bảo đảm tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thông vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả thực tiễn của giáo dục nghệ thuật.
Cùng với đó, thực hiện tích hợp trong nội dung giáo dục địa phương. Căn cứ vào đặc điểm của vùng miền, các cơ sở giáo dục lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn tài liệu tích hợp giáo dục nghệ thuật theo các chủ đề và hướng dẫn nhà trường trên địa bàn tổ chức thực hiện. Theo cấu trúc của chương trình giáo dục, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm; ở cấp THCS, THPT, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Do đó, lưu ý của TS Nguyễn Trọng Hoàn, các hoạt động giáo dục nghệ thuật được thiết kế và triển khai trên cơ sở sau:
Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương (lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương). Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương (Địa lý tự nhiên; địa lý dân cư; địa lý kinh tế xã hội; địa lý du lịch; làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương). Các vấn đề về chính trị – xã hội, môi trường của địa phương (chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu).
“Các giải pháp cơ bản đề xuất trên đây nhằm phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Trong đó, môn Âm nhạc hình thành và phát triển cho học sinh năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc, góp phần phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Môn Mĩ thuật hình thành và phát triển cho học sinh năng lực quan sát và nhận thức thẩm mỹ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ, phân tích và đánh giá thẩm mỹ, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm và ứng dụng mĩ thuật vào thực tiễn, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu”. TS Nguyễn Trọng Hoàn
Hải Bình
Theo GDTĐ
Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu
Nhờ thực hiện tốt chương trình giáo dục nhà trường, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Đây cũng là bệ phóng để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhiều trường học đã chủ động thực hiện chương trình mới.
Sức sống mới
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong thời gian dài, việc xây dựng và quản lí chương trình giáo dục phổ thông chủ yếu theo định hướng tập trung hóa. Cả nước thực hiện theo một chương trình và một bộ sách giáo khoa, kế hoạch dạy học thống nhất như nhau.
Việc quản lí và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông còn rập khuôn máy móc, áp đặt từ Bộ đến cơ sở GD nên không phát huy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên, cán bộ quản lí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của các vùng miền khác nhau, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Chính vì vậy, việc giao quyền tự chủ trong thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên trong thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đang được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt.
Công việc phát triển giáo dục nhà trường còn có ý nghĩa phản hồi, giúp các cơ quan nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục quốc gia, tham khảo, điều chỉnh nội dung và chuẩn chương trình. Giúp các tác giả sách giáo khoa rút kinh nghiệm về mức độ và cách thức thể hiện ngày càng phù hợp với thực tiễn hơn; khắc phục tình trạng một chiều trong quy trình thiết kế chương trình giáo dục lâu nay.
Trong những năm qua, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đi trước một bước trong việc vận dụng linh hoạt chương trình giáo dục quốc gia vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nhà trường chủ động phân bổ lại kế hoạch dạy học, thêm bớt một số nội dung giáo dục, tổ chức hoạt động và các hình thức sinh hoạt đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc của nhà trường. Thực chất đó chính là thực hiện công việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
Không chỉ định hướng phát triển năng lực học sinh, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.
Định hướng phát triển năng lực học sinh. Ảnh minh họa/ Internet
HS là trung tâm mọi hoạt động GD
Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) là đơn vị áp dụng thành công chương trình nhà trường trong những năm học vừa qua. Thầy Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm chia sẻ: Chất lượng cao không phải là đầu ra, mà là không ngừng nâng cao chất lượng.
Với quan điểm như vậy, lãnh đạo nhà trường đánh giá việc xây dựng kế hoạch nhà trường là vấn đề then chốt, quan trọng nhất để triển khai các hoạt động giáo dục làm sao cho phù hợp.
Việc xây dựng phát triển chương trình nhà trường là động lực để nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, từ đó khẳng định vị thế trong xã hội, được cha mẹ học sinh và HS tin cậy.
Trong những năm qua, từ cán bộ quản lí đến đội ngũ giáo viên nhân viên có nhiều nỗ lực để đạt được kế hoạch giáo dục ngày càng hoàn thiện, đem đến những nội dung, hình thức hoạt động GD thích hợp, hiệu quả hơn đối với học trò.
Việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, thành phố, Sở GD&ĐT, sau đó dựa vào nhu cầu thực tiễn của nhà trường.
Với Trường THPT Phan Huy Chú, HS sẽ được chia làm 2 ban theo đăng kí là KHTN và KHXH. Ở cả 2 ban này về cơ bản các bộ môn Toán, Văn, Tiếng Anh được cấu trúc gần tương đương nhau. HS có nhiều lựa chọn qua việc xây dựng kế hoạch GD ở từng bộ môn. Vì có 2 lựa chọn như vậy nên mỗi học trò có một thời khóa biểu khác nhau. Khi HS thực hiện những lựa chọn này sẽ phá vỡ cơ cấu của lớp vì 2 HS trong cùng 1 lớp có nguyện vọng, nhu cầu khác nhau. Cho nên mỗi học trò có một thời khóa biểu.
Để làm được việc này, nhà trường phải xác định rõ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất xem có đáp ứng được không. Tiếp đến là làm thế nào để xếp thời khóa biểu đúng như nguyện vọng, nhu cầu của HS. Đây là việc khó khăn nếu không rà soát trước nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thì chắc chắn không thể đáp ứng được.
Khi được hoạt động, học nhóm, trải nghiệm, sẽ phát triển nhiều năng lực cho HS. Hơn nữa, khi lồng ghép các kĩ năng sống, bổ sung thêm một số bộ môn như văn hóa đọc sẽ giúp HS có thói quen và kĩ năng đọc sách hiệu quả.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Bộ Giáo dục sắp bồi dưỡng 4.000 hiệu trưởng và hơn 28.000 giáo viên cốt cán Theo kế hoạch, tháng 9 Bộ sẽ bắt đầu triển khai bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp sở/phòng và các tổ trưởng tổ chuyên môn; hết tháng 10 sẽ hoàn thành. Liên quan đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành,...