3 cách trêu chọc tưởng là yêu hoá ra lại là hại con, bố mẹ nên dừng lại ngay
Nhiều bậc phụ huynh thường véo má, véo mũi trẻ và nghĩ rằng đây là cách hay để trêu chọc trẻ, làm bé cười.
Nhìn em bé quá dễ thương nên nhiều người muốn véo má, véo mũi và hôn em bé. Tuy nhiên, những cách trêu chọc này lại gây hại khôn lường đối với sức khoẻ của trẻ.
1. Véo má trẻ
Dù yêu bé đến mấy, bạn cũng không nên véo má trẻ vì làn da của bé rất mỏng manh. Nếu bạn thường xuyên véo má trẻ, vùng da ở má bé sẽ bị tổn thương, thậm chí tụ máu. Hơn nữa, hệ miễn dịch của bé còn tương đối yếu, người lớn thường xuyên véo vào mặt bé sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn vào mặt và miệng của bé khiến bé bị ốm.
2. Bịt mắt con bạn
Muốn em bé vui cười, nhiều mẹ thích bịt mắt trẻ để chơi ú oà. Tuy nhiên, đây là trò chơi lợi bất cập hại. Vì thị lực của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Bé nhìn mọi vật một cách lờ mờ. Bịt mắt con sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì ánh sáng thay đổi đột ngột. Vì vậy, tốt nhất bố mẹ không nên trêu đùa bằng cách bịt mắt bé.
Video đang HOT
3. Bịt mũi trẻ
Khi chọc ghẹo em bé, nhiều người thích véo mũi em bé. Nhưng nếu không kiểm soát tốt lực, bạn sẽ làm hại bé. Khoang mũi của em bé ngắn hơn người lớn, không có lông mũi, cánh mũi mỏng manh, trong khoang mũi có nhiều mạch máu. Véo mũi sẽ khiến khoang mũi của bé bị nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến hô hấp của bé. Vì vậy, khi chơi với bé, bạn đừng bao giờ bịt mũi bé nhé.
Tóm lại, những cách trêu đùa trên đây là phản khoa học, thậm chí khiến bé có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bố mẹ nên hạn chế trêu đùa con theo cách này.
Phát hiện vi khuẩn mới có thể kết hợp virus gây bệnh não úng thủy
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác những vi khuẩn nào đã gây ra nhiễm trùng khiến trẻ sơ sinh bị bệnh não úng thủy.
Mỗi năm có khoảng 400.000 trường hợp não úng thủy mới được chẩn đoán ở trẻ em trên toàn thế giới - Ảnh: TECHNOLOGYNETWORKS
Trong công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 30-9, nhóm nhà khoa học của Anh, Mỹ, Uganda, Canada cho biết họ vừa phát hiện một loại vi khuẩn mới có thể kết hợp với virus để gây nên bệnh não úng thủy ở trẻ em.
Não úng thủy là một rối loạn não, liên quan đến sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong các khoang của não và là nguyên nhân phổ biến nhất các ca phẫu thuật não ở trẻ nhỏ.
Theo Viện nghiên cứu Rối loạn thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 400.000 trường hợp não úng thủy mới được chẩn đoán ở trẻ em trên toàn thế giới.
Nếu trước 2 tuổi trẻ không được phẫu thuật, não úng thủy sẽ làm tăng kích thước đầu, dẫn đến tổn thương não, gây tử vong. Số còn lại sẽ chịu tình trạng tổn thương nặng nề về thể chất hoặc nhận thức.
Tình trạng này vẫn là đang gánh nặng lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác những vi khuẩn nào đã gây ra sự nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
Việc xác định những mầm bệnh đó là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng bệnh não úng thủy.
Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã bắt tay tìm hiểu điều gì có thể gây ra tình trạng rối loạn não này.
Các nhà khoa học đã phân tích máu và dịch não tủy từ 100 trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đang được điều trị bệnh não úng thủy tại Bệnh viện Nhi đồng CURE (Uganda). 64 trẻ trong số đó phát triển tình trạng rối loạn não sau khi bị nhiễm trùng, 36 trẻ bị não úng thủy mà không hề nhiễm trùng trước đó.
Các mẫu này được phân tích giải trình tự DNA và RNA nhằm tìm kiếm những dấu vết có thể có của vật chất di truyền từ vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.
Cuối cùng, nhóm khoa học phát hiện ra nhiều mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân não úng thủy do nhiễm trùng có chứa "loại vi khuẩn kỳ lạ".
Vi khuẩn này là một chủng vi khuẩn Paenibacillus thiaminolyticus chưa được xác định trước đây, hiện được đặt tên là "Mbale" theo tên thành phố Ugandan, nơi có bệnh viện CURE.
Họ cũng phát hiện một số trẻ bị não úng thủy cũng nhiễm một loại virus phổ biến gọi là cytomegalovirus (CMV). Virus này được tìm thấy ở 18 mẫu máu của trẻ bị não úng thủy sau nhiễm trùng và ở 9 trẻ bị não úng thủy không nhiễm trùng.
CMV cũng được tìm thấy trong các mẫu dịch não tủy của 8 trong số trẻ sơ sinh bị não úng thủy sau nhiễm trùng.
Virus CMV có ở khắp nơi trên thế giới, có thể gây ra các triệu chứng tổn thương não ở cả người lớn và trẻ em.
Đối với trẻ sơ sinh, CMV gây tổn thương não nghiêm trọng, gây co giật và hoặc không phát triển. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm CMV từ trong bụng mẹ hoặc bị nhiễm bệnh virus ngay từ khi còn nhỏ.
Nguồn gốc của sự lây nhiễm vi khuẩn Paenibacillus thiaminolyticus khó xác định hơn. Mặc dù loại vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất và nước, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu nơi sinh sống của nó.
Những trường hợp lây nhiễm vi khuẩn này tập trung trong một khu vực ở miền Đông Uganda, nơi có nhiều vùng đất ngập nước và đầm lầy.
Theo các nhà khoa học, điểm hạn chế của nghiên cứu này là đối tượng trẻ em mắc não úng thủy là ở Uganda. Do vậy, mặc dù phát hiện này mang tính đột phá nhưng chưa thể khẳng định hoàn toàn mà còn cần nhiều nghiên cứu ở quy mô rộng hơn, nhằm tìm kiếm chính xác câu trả lời bằng cách nào mà những vi khuẩn này và virus gây bệnh não úng thủy có thể liên kết với nhau và sự liên kết này là ngẫu nhiên hay không.
Hiểu đúng về chứng phát ban sau sốt ở trẻ Phát ban là tình trạng da của bé xuất hiện những thay đổi về màu da, kết cấu da do một nguyên nhân bất thường nào đó. Phát ban sau sốt là bệnh rất thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Khi bị phát ban, da của trẻ có thể có những dấu hiệu bất thường như...