3 cách làm bánh bò nướng béo thơm, ngon, dai mềm, nhiều rễ
Món bánh bò hấp quen thuộc giờ đã được biến tấu thêm nhiều hương vị hấp dẫn khác, trong đó có bánh bò dừa nướng. Nếu thích bánh này thì bạn hãy xem cách làm bánh bò dừa nướng thơm ngon như ngoài tiệm chỉ với chiếc chảo chống dính ngay nhé.
Gắn liền với các vùng quê mộc mạc, món bánh bò dừa nướng với lớp vỏ giòn tan, phần ruột xốp mềm đã khiến bao người chẳng thể quên. Cách làm món bánh này cũng khá đơn giản, chỉ cần các nguyên liệu quen thuộc cùng với một chiếc chảo chống dính thôi. Hãy cùng vào bếp trổ tài với Bách hóa XANH ngay thôi nào.
1Cách làm bánh bò dừa nướng thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh bò dừa nướng
240g bột gạo
200g bột năng
5g vani
5g men lạt
5g bột nở
200g dừa nạo sợi
300ml nước cốt dừa
500ml nước lọc
Gia vị: Đường, muối
Dụng cụ: Phới lồng, màng bọc thực phẩm.
Lưu ý:
- Men lạt bạn có thể mua ở các tiệm làm bánh hoặc có thể đặt hàng ở các trang mạng điện từ như: Lazada, Shoppe, Tiki,…
Các bước làm bánh bò dừa nướng
Bước 1 Pha bột bánh bò
Bạn cho bột gạo, bột năng, 150g đường trắng, muỗng cà phê muối, men lạt, bột nở, vani, 250ml nước lọc và 250ml nước cốt dừa vào cái tô lớn. Sau đó, bạn dùng phới lồng trộn đều hỗn hợp.
Bước 2 Nấu bột gạo
Video đang HOT
Bạn bắc nồi lên bếp, cho phần nước lọc và bột gạo còn lại vào. Xong thì hãy khuấy bột ở lửa nhỏ cho đến khi bột sệt lại thì bạn tắt bếp.
Bước 3 Ủ bột bánh bò
Bạn cho bột gạo vừa nấu vào tô hỗn hợp bột bánh bò, rồi lấy phới lồng khuấy tan. Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô và đem ủ bột khoảng 1 tiếng ở nhiệt độ phòng.
Bước 4 Làm nhân dừa
Bạn đun nóng chảo, rồi cho dừa sợi, 20g đường trắng và 50ml nước cốt dừa còn lại vào. Sau đó, bạn hạ lửa nhỏ và dùng đũa trộn đều để dừa thấm vị khoảng 5 phút.
Bước 5 Hoàn thành món bánh bò dừa nướng
Bạn đun nóng chảo, rồi dùng cọ phết một lớp dầu mỏng vào. Sau đó, bạn hạ lửa xuống mức nhỏ nhất và múc một vá bột bánh bò đổ vào chảo. Khi thấy mặt bánh phía trên xuất hiện nhiều lỗ khí thì đậy nắp lại và nướng thêm tầm 1 phút nữa. Cuối cùng, bạn cho nhân dừa vào bánh, gập đôi bánh lại và cho ra dĩa. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩm
Món bánh bò dừa nướng sau khi hoàn thành vẫn còn nóng hôi hổi và tỏa ra một mùi thơm nức luôn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ bánh vàng óng, giòn tan. Còn bên trong thì lại tơi xốp hòa quyện vào nhân dừa sợi beo béo, ngọt dịu. Đảm bảo ai ăn vào cũng sẽ say mê cho xem.
2Cách làm bánh bò nướng lá dứa thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh bò nướng lá dứa
Men nở 7g
Đường 210g
Nước ấm 20ml
Nước cốt dừa 250ml
Nước lá dứa 30ml
Bột năng 180g
Bột gạo 20g
Trứng gà 4 quả
Vani
Dầu dừa
Hương lá dứa
Dụng cụ: rổ, tô, phới lồng, nồi, bếp,…
Nguyên liệu làm bánh bò nướng lá dứa
Các bước làm bánh bò nướng lá dứa
Bước 1 Kích hoạt men nở
Đầu tiên, bạn hãy cho 7g men nở, 2 thìa cà phê đường vào một cái ly, sau đó bạn cho thêm 20ml nước ấm. Dùng muỗng khuấy đều và ủ men 30 phút, đến khi bạn thấy men nở lên như gạch cua là được.
Bước 2 Nấu nước cốt dừa
Bạn hãy cho 200g đường, 250ml nước cốt, thìa cà phê muối vào một cái nồi, bắc lên bếp, vừa nấu vừa khuấy cho tan. Sau đó, cho tiếp 30ml nước lá dứa vào, khuấy đều và nấu đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 3 Pha bột làm bánh
Kế đến, bạn lấy một cái tô lớn, cho vào tô 180g bột năng, 20g bột gạo, 4 quả trứng gà, 7g men nở đã làm phía trên, trộ đều cho hỗn hợp mịn mượt.
Sau đó, bạn rây bột đã pha vào hỗn hợp nước cốt dừa phía trên, trộn đều.
Lưu ý: Bạn nên để nước cốt dừa nguội khoảng 30 – 40 độ C, không được đổ vào nước cốt quá nóng, sẽ làm chết men đấy nhé!
Bước 4 Ủ bột bánh bò
Bạn hãy cho tô bột vào lò nướng, bật đèn, nhưng không bật lò nhé. Ủ bột trong đó khoảng 3 tiếng cho men nở.
Bước 5 Nướng bánh
Bước tiếp theo, bạn hãy thoa dầu dừa vào khuôn bánh, làm nóng khuôn trong lò với nhiệt độ 230 độ C trong 10 phút.
Lấy bột ủ ra khỏi lò, cho thêm vào bột 1 thìa cà phê hương lá dừa, 2 thìa dầu dừa, 1 thìa cà phê vani, khuấy đều. Sau đó đổ bột vào khuôn nóng qua một cái rổ.
Nướng bánh với 180 độ C trong 5 phút, sau đó, bạn hãy hạ nhiệt độ còn 170 độ C và nướng trong 40 – 45 phút.
Thành phẩm
Bánh bò dai dai, ngọt vừa phải, thêm vị béo béo của nước cốt dừa. Bánh có màu xanh lá đẹp mắt, thơm lừng vị lá dứa rất hấp dẫn.
3Cách làm bánh bò nướng thốt nốt
Ngoài ra, bạn có thể làm món bánh bò nướng thốt nốt cũng rất ngon đấy. Bánh dai dai, ngọt thơm vị đường thốt nốt, kết hợp với màu vàng nâu bắt mắt, chắc chắn ai cũng thích.
Nếu bạn đang kiếm tìm loại bánh giản đơn nhưng không kém phần tinh tế để cả nhà thưởng thức thì món bánh bò dừa nướng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Hãy cùng tham khảo cách làm trên và nhanh tay trổ tài chiêu đãi cả nhà nhé.
Bản đồ ẩm thực: Mát lòng cơm gà Phú Yên thanh ngọt
Một cái vươn vai chào buổi sáng trong chuyến du lịch Phú Yên, bạn nghĩ ra mình sẽ ăn gì? Nếu còn đang phân vân thì xin mời thưởng thức qua cơm gà Phú Yên, món ăn đặc trưng của xứ Nẫu.
Nếu như ở TPHCM, mọi người thường chọn cơm tấm cho bữa sáng thì người dân Phú Yên lại thích cơm gà. Du khách có thể bắt gặp món này ở mọi vùng miền nơi đây, dù đô thị hay miền quê, chỉ cần ghé vào quán ăn sáng bình dân trên vỉa hè là đã có thể gọi một dĩa cơm gà. Thậm chí, ở một số vùng biển, người ta còn bán từ nửa đêm về sáng để ngư dân có suất ăn chắc bụng cho một chuyến ra khơi.
Để tạo nên hương vị hấp dẫn cho cơm gà thì hai nguyên liệu chính được chuẩn bị một cách cẩn thận. Đó phải là loại gà ta nuôi thả vườn, thịt non mềm, không dai mà cũng không bở. Thịt gà sau khi luộc sẽ đem lóc xương, xé phay thành miếng nhỏ vừa ăn chứ không chặt nguyên miếng như bữa trưa và tối. Đó là bởi bữa sáng cần phải nhanh, gọn, tiện lợi để thực khách kịp giờ làm việc.
Khâu tiếp theo là cơm. Gạo sau khi ngâm nước, để ráo thì được xào sơ với dầu. Đây là khâu quan trọng nếu muốn hạt cơm săn chắc, ngon một cách đặc trưng. Chỉ đảo qua để hạt gạo được thấm một lớp dầu mỏng, nếu nhiều dầu quá sẽ ngấy, mà xào chín quá thì cơm lại khô. Vì thế công việc tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo.
Sau đó gạo được đem đi nấu, nhưng vì đã ngâm từ trước và được đảo qua nên chỉ dùng ít nước, tránh làm cơm bị nhão. Tốt nhất là nấu bằng nước luộc gà, cơm sẽ bóng dẻo, thơm vị béo của thịt. Thêm chút nghệ để tạo màu vàng óng cùng ít gia vị cho hạt cơm thêm đậm đà. Khi cơm chín, mở nắp nồi ra, mùi thơm của gạo mới hòa lẫn trong mùi nước gà bay lên nghi ngút, lúc này cơm đã sẵn sàng để lên mâm.
Một điều đặc biệt nữa trong món cơm gà xé Phú Yên là nước chấm. Người dân miền Trung trong bữa cơm không bao giờ thiếu chén nước mắm. Chanh, tỏi, ớt xay nhuyễn trộn đều trong nước mắm nhỉ thơm ngon của vùng biển, tạo thành chén nước chấm sền sệt đỏ tươi bắt mắt. Vị mặn, cay, chua, ngọt quyện với nhau một cách hài hòa khiến những người sợ cay cũng phải chan một ít nước chấm ấy lên đĩa cơm, rồi lại hít hà vì cay và ngon.
Góp vào thành công của đĩa cơm gà xé còn phải kể đến đồ chua ăn kèm. Đó là hành tím ngâm chua giòn giòn, ngòn ngọt, hơi tê tê nơi đầu lưỡi nhưng không còn vị hăng của hành. Thêm ít cà rốt, củ cải trắng đã muối sơ cho có vị chua chua. Các món này giúp trung hòa độ béo của gà, kích thích vị giác cho món ăn ngon miệng hơn.
Xới cơm ra đĩa, cho ít thịt gà xé, rồi trang trí đồ chua, dưa leo, rau răm và hành lá xắt nhỏ chao dầu lên trên. Một đĩa cơm gà xé với đầy đủ sắc vàng của cơm, trắng của gà, đỏ của cà rốt, xanh của rau cùng mùi vị thơm ngon đủ để chinh phục mọi khẩu vị của thực khách. Thêm chén nước dùng gà ăn kèm cho đỡ khô, trong khi cơm béo mà không ngấy. Thịt gà nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt đậm đà vốn có, thêm một ít da gà vàng óng dai giòn sần sật. Dùng thêm trái ớt hiểm xanh để vị cay nồng lan tỏa mọi giác quan.
Vị ngon đậm đà, dễ dàng thưởng thức, giá mềm chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/phần, lại chắc bụng nên cơm gà xé đã trở thành món ăn sáng quen thuộc với người dân Phú Yên và chỉ ở đây mới có cơm gà vào buổi sáng. Lần nào đến tôi cũng gọi món này, và chắc chắn, giống tôi, bạn sẽ không quên được vị hấp dẫn ấy nếu đã một lần thưởng thức cơm gà xé buổi sáng.
360 độ ngon: Hàng bánh tráng trộn thịt băm, tóp mỡ giòn rụm của bà cụ U90 tại Sài Gòn Không bảng hiệu, ánh đèn phải nhờ đến mái hiên của nhà lân cận, chỉ vọn vẹn 1 chiếc bàn nhỏ để đặt nguyên liệu, ấy thế mà hàng bánh tráng trộn tóp mỡ thịt băm của bà Tám (quận 3, TP.HCM) lúc nào cũng có rất nhiều thực khách tìm đến chờ mua. Bánh tráng trộn bà Tám hay tên gọi thân...