2700 nhân viên bị công ty sa thải khi đang ngủ, người làm thêm ngoài giờ hành chính có nguy cơ bị đuổi việc
Chính sách tuyển dụng và sa thải nhân viên của một số công ty khiến nhiều người không khỏi đau đầu.
Công ty sa thải toàn bộ 2.700 nhân viên khi họ đang ngủ
Vào nửa đêm 21/11, United Furniture Industries (UFI) đã gửi tin nhắn và email cho 2.700 nhân viên, bao gồm tài xế xe tải và công nhân nhà máy ở các bang North Carolina, Mississippi, California, yêu cầu họ không đến làm việc vào hôm sau, theo New York Post. Động thái này đã khiến hàng nghìn nhân viên của họ thất nghiệp chỉ 2 ngày trước Lễ Tạ ơn.
Cụ thể, tin nhắn doanh nghiệp gửi tới nhân viên có nội dung: “Theo chỉ thị của ban giám đốc, chúng tôi rất tiếc phải thông báo do tình hình kinh doanh không thể lường trước, công ty buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là chấm dứt hợp đồng với toàn bộ nhân viên, có hiệu lực từ 21/11. Ngoại trừ những nhân viên đang đi giao hàng, việc bạn bị sa thải khỏi công ty dự kiến là vĩnh viễn. Tất cả phúc lợi sẽ bị cắt ngay lập tức”.
Nhân viên UFI nhận được tin nhắn yêu cầu không đi làm kể từ ngày 22/11. Ảnh: WXII.
Theo FurnitureToday.com, vào mùa hè trước đó, công ty này đã sa thải giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và phó chủ tịch điều hành bán hàng. Hiện, nhiều người vẫn không rõ lý do thật sự khiến công ty có tuổi đời hai thập kỷ phải giải thể đột ngột như vậy.
Cũng trong ngày 21/11, các công nhân được thông báo họ có thể đến nơi làm việc để “thu dọn đồ đạc”. Riêng các tài xế được hứa hẹn vẫn có lương trong thời gian còn lại của tuần.
Trước hành động đột ngột của công ty, một công nhân bị sa thải nói: “Thật không công bằng cho những người lao động đã làm việc chăm chỉ mà lại bị đuổi đi tức tưởi thế này. Thật không công bằng cho người mẹ mới sinh con và tự hỏi liệu có được bảo hiểm y tế chi trả nữa hay không. Thật không công bằng với bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị, không biết lấy tiền ở đâu để trang trải”
Video đang HOT
Ngoài ra, một cựu nhân viên ở Mississippi đã đệ đơn kiện UFI, cáo buộc công ty vi phạm luật liên bang khi không thông báo trước 60 ngày trước khi giải thể các hoạt động.
Làm 2 công việc cùng lúc, người lao động bị sa thải
Ở một diễn biến khác, nhiều công ty không chấp nhận nhân sự làm thêm ngoài giờ hành chính và sẵn sàng đuổi việc những người này.
Theo đó, Sunaina (25 tuổi, Ấn Độ) là một nhà sáng tạo nội dung. Nhưng vì thu nhập từ công việc chính không ổn định, nên cô đã nhận thêm việc viết nội dung vào cuối tuần cho các đơn vị khác dưới bút danh phụ. Nhờ đó, tình hình tài chính của cô dần tốt lên, nhưng đổi lại, cô phải từ bỏ các cuộc vui và dành cả ngày dán mắt vào màn hình máy tính.
“Tôi đã làm việc với mức lương cực kỳ thấp trong 2 tháng đầu tiên với khoảng 240 USD. Nó không đủ trả tiền nhà ở một thành phố nổi tiếng với giá thuê cắt cổ như Mumbai. Ngoài ra, tôi không có vai trò cụ thể nào, lúc thì viết tin, lúc thì dựng video, hôm khác lại quản lý mạng xã hội”, Sunaina than vãn.
Giải thích thêm về quyết định của mình, Sunaina cho biết ban đầu cô tìm thêm việc vì muốn thanh toán các hóa đơn. Đến khi mức lương tăng lên, cô nhận ra mình phải có một số tiền tiết kiệm, phòng trường hợp ban thân có thê bị đuổi giống như nhiều đồng nghiệp trước đó. Mặc dù chưa bị phát hiện nhưng nguy cơ giấu đầu lòi đuôi vẫn rất cao. Cuối cùng, vì ngán ngẩm trước chỉnh sách tuyển dụng và sa thải thất thường của những người đứng đầu, Sunaina quyết định nghỉ việc.
Thực tế, Sunaina không phải trường hợp hiếm hoi tìm kiếm công việc phụ sau giờ hành chính. Theo VICE, đây là một trào lưu được hình thành từ hình thức làm việc tại nhà kết hợp với suy thoái kinh tế, cắt giảm lương bừa bãi, sa thải hàng loạt. Do đó, khi có cơ hội, nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau bắt đầu tìm kiếm nghề tay trái để tăng thu nhập.
Tuy nhiên, việc làm 2 công việc cùng lúc không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, mà nhiều người lao động cũng phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong đó, 300 nhân viên của Wipro, một công ty tư vấn và dịch vụ công nghệ hàng đầu Ấn Độ đã bị buộc thôi việc vì nhận thêm nhiệm vụ bên ngoài.
Giám đốc điều hành Wipro cho biết lý do sa thải nhóm nhân viên này là vì họ làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của công ty. Đây là hành động vi phạm tính liêm chính ở mức độ cao nhất, nên công ty buộc phải thẳng tay dù từng nhận không ít bức thư căm thù từ các cựu nhân viên.
Đối với nhiều người, nhận thêm một công việc không hoàn toàn là vì nhu cầu tài chính. Điển hình như Aastha (29 tuổi), một giáo sư luật và là nhà vận động sống tại thành phố Bengaluru. Vì chán nản với công việc dạy một lớp học đầy những đứa trẻ đặc quyền trong 2 năm, cô quyết định tìm kiếm cơ hội thử thách hơn.
“Công việc dạy học được trả lương cao nhưng chỉ có vậy. Tôi sợ phải đi làm hàng ngày. Sau một thời gian, tôi thậm chí còn không quan tâm đến việc ban giám hiệu trường có phát hiện hay không”, cô nói.
Cũng có người vì nỗi lo cơm áo gạo tiền nên quyết định làm việc xuyên đêm. Ashish Chopra, Giám đốc nhân sự của một công ty công nghệ đa quốc gia tại Mỹ, luôn thất vọng với mức lương ít ỏi của công việc toàn thời gian. Vì thế nên anh quyết định làm shipper sau giờ làm việc chính. Khi cấp trên phàn nàn, anh sẽ trình bày rằng mình đã hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng thời hạn nên muốn ra về.
Nói về việc nhiều người làm 2 công việc đến mức quên ăn, Ashish nói: “Cho đến nay, người quản lý rất hài lòng với sự thể hiện của tôi. Nếu công việc chính bị ảnh hưởng, anh ấy sẽ hỏi rõ nguyên nhân. Tôi thấy nhiều đồng nghiệp đảm nhận 2 công việc fulltime, hầu như không ăn, không ngủ. Điều đó thật độc hại”, anh nói”.
Pháp, Anh đối mặt làn sóng đình công trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng
Các nghiệp đoàn tại Pháp đã kêu gọi nhân viên ngành vận tải hành khách công cộng nước này tham gia đình công vào ngày 10/11, trong bối cảnh lạm phát leo thang ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống.
Đây là lĩnh vực mới nhất kêu gọi đình công tại Pháp, sau làn sóng đình công bắt đầu tại các nhà máy lọc dầu hồi cuối tháng 9.
Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành đòi tăng lương tại Paris, Pháp, ngày 18/10/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhà điều hành vận tải RATP tại thủ đô Paris đã cảnh báo về nguy cơ gián đoạn đặc biệt nghiêm trọng đối với các tuyến tàu điện ngầm và đường sắt ngoại ô vào ngày 10/11, trong khi các dịch vụ xe búyt và xe điện cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do tình trạng đình công và các cuộc tuần hành.
RATP thông báo sẽ đóng cửa hoàn toàn 7 tuyến tàu điện ngầm và duy trì vận hành 7 tuyến khác chỉ vào giờ cao điểm. RATP cho biết, chỉ có 2 tuyến tàu chạy tự động là hoạt động bình thường, song cũng sẽ đối mặt nguy cơ cao bị quá tải. Bên cạnh đó, dịch vụ đường sắt các tuyến ngoại ô RER A và RER B, nối trung tâm Paris với Disneyland Paris và sân bay Charles de Gaulle, cũng sẽ chỉ hoạt động một phần.
Cuộc đình công dự kiến ngày 10/11 diễn ra vào thời điểm hầu hết hành khách đều không hài lòng với dịch vụ giao thông công cộng tại Paris, khi các dịch vụ này vẫn bị hạn chế kể từ sau đại dịch COVID-19, dù mật độ giao thông đã trở lại như trước đây. Cựu Thủ tướng Jean Castex, người sẽ đảm nhận vị trí giám đốc RATP trong những tuần tới, cho biết một trong những ưu tiên của ông khi làm lãnh đạo ngành này là cải thiện nguồn nhân lực, trong đó dự kiến tăng số lượng tuyển dụng
Bà Celine Verzeletti, lãnh đạo nghiệp đoàn CGT - tổ chức kêu gọi đình công, cho biết dự kiến sẽ có từ 150 - 200 cuộc biểu tình diễn ra trên cả nước, quy mô tương tự như cuộc biểu tình diễn ra hôm 18/10 đối với ngành năng lượng nước này.
* Cùng ngày, các nhân viên làm việc tại ga tàu điện ngầm thủ đô London (Anh) - London Underground cho biết sẽ tiến hành đình công trong tuần này, sau khi các cuộc đàm phán giữa nghiệp đoàn và đơn vị điều hành các tuyến giao thông công cộng không giải quyết được tranh chấp hợp đồng.
Lãnh đạo của của Liên đoàn Công nhân Hàng hải, Đường sắt và Vận tải Anh (RMT) cho biết, Công ty Vận tải London (TfL) và các nghiệp đoàn sau đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận. TfL cảnh báo các dịch vụ vận tải sẽ bị hạn chế hoặc gián đoạn trên toàn mạng lưới giao thông công cộng London ngày 10/11, trong khi ảnh hưởng từ các cuộc tuần hành có thể kéo dài đến ngày 11/11.
London Underground là nền tảng giao thông công cộng được 5 triệu hành khách sử dụng mỗi ngày. Đây cũng là mạng lưới tàu ngầm lâu đời nhất thế giới, dài khoảng 400km với 272 ga.
Ông Glynn Barton, Giám đốc điều hành của TfL, đã gửi lời xin lỗi đến hành khách và khẳng định vẫn sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán để giải quyết yêu cầu từ phía lao động.
Các nhân viên ngành đường sắt tại Anh, cũng như nhiều lĩnh vực khác, đều gặp vấn đề về hợp đồng liên quan yêu cầu tăng lương. Hồi đầu tháng 10, các nhân viên đường sắt tại Anh cũng đã tổ chức đình công, gây gián đoạn khi chỉ có 11% tổng số tàu hoạt động trên cả nước và nhiều địa phương không thể cung cấp dịch vụ đường sắt. Hàng chục nghìn người lao động trong nhiều lĩnh vực như bưu điện, viễn thông cũng đình công trên khắp nước Anh kể từ mùa Hè.
Pháp, Anh, cũng như nhiều nước châu Âu khác đang đối mặt với lạm phát tăng vọt, khiến giá năng lượng, lãi suất và chi phí lương thực đồng loạt tăng cao trong thời gian gần đây.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 2022: Đảng Dân chủ trước thế trận mong manh Trước đa số mỏng manh của đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa đang dốc sức vào cuộc đua giành lại quyền kiểm soát Thượng viện. Ảnh: CNN Cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 8/11 tới trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được đánh giá có tác động to lớn đối với tương lai của đất nước. Quyền kiểm soát...