27 sinh viên giành giải nhất tài năng khoa học trẻ
Bộ GD&ĐT vừa công bố danh sách sinh viên đạt giải tài năng khoa học trẻ toàn quốc, trong đó 27 em với 13 công trình nghiên cứu giành được giải nhất.
Hàng năm, sinh viên có công trình nghiên cứu xuất sắc sẽ được vinh danh tài năng khoa học trẻ. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.
Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết, lễ trao giải được tổ chức vào 8h ngày 7/1/2012 tại hội trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội. 470 sinh viên với 199 công trình nghiên cứu khoa học giật giải và nhận được bằng khen của Bộ. Trong đó, 27 sinh viên với 13 công trình giành giải nhất, 77 sinh viên với 30 công trình giải nhì.
17 giảng viên trực tiếp hướng dẫn sinh viên giành giải nhất và 20 trường đại học, học viện có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục.
“Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” là giải thưởng danh giá dành cho sinh viên các trường đại học, học viện trên cả nước đã có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, có tính ứng dụng cao. Giải thưởng do Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn… phối hợp tổ chức.
Theo VNE
Video đang HOT
GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi không tin UFO
"Các thông tin cho thấy thường sự xuất hiện của UFO chỉ do một người, hoặc một vài người nhìn thấy, chụp một tấm ảnh chứ không nhiều. Tôi không tin UFO. Nếu quả có những người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta, tại sao họ không đến công khai, nói cho mọi người biết về họ".
Sáng 7/12, tại trụ sở liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta), Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên thể, đã có buổi gặp mặt và trò chuyện với các nhà khoa học về vấn đề "Phổ biến kiến thức" nhân chuyến về nước sau 7 năm.
GS Trịnh Xuân Thuận: "Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng nếu ta tiếp tục phá hỏng thì không thể lấy lại được".
Bằng sự hiểu biết của mình, GS đã giới thiệu những công trình nghiên cứu của ông về sự hình thành các thiên hà, những kiến thức về sự bí ẩn trong vũ trụ. Với một lối phổ biến khoa học rất gần gũi, dễ hiểu, dễ nghe, SGTT xin trích đăng những trả lời của ông về các thắc mắc của các nhà khoa học, các đại biểu tham dự về vũ trụ, trái đất, tâm linh...
Thời tiết đang có những dấu hiệu bất thường, trái đất nóng lên từng ngày, là một nhà thiên văn học, ông có bình luận gì về những biểu hiện của biến đổi khí hậu này?
Vấn đề ở đây tôi cho là do con người, không phải đến từ thiên nhiên. Khí C02, sự nóng lên của trái đất, vấn đề ô nhiễm toàn cầu... đi kèm với tốc độ phát triển kinh tế của chúng ta. Như tôi đã nói, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng nếu ta tiếp tục phá hỏng thì không thể lấy lại được.
Trái đất là một hành tinh vô cùng đặc biệt trong hệ mặt trời, các nhà khoa học đã mất rất nhiều công lên tận sao Hỏa để tìm kiếm sự có mặt của nước, những tế bào vật chất ở đây nhưng vẫn vô vọng. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ trái đất bằng mọi giá. Nếu vẫn tiếp tục những biến đổi khí hậu như hiện nay, thì sẽ đến lúc con cháu chúng ta sẽ không còn chỗ để sinh sống.
Nhiều người cho rằng thiên hạ đang đại loạn, có tin đồn năm 2012 sẽ là năm tận thế, ý kiến của ông là như thế nào?
Về chuyện cho rằng năm 2012 là năm tận thế, tôi cho rằng đó là do tín ngưỡng chứ không phải khoa học. Thực tế, trong khoa học có câu chuyện ở một thời điểm nào đó các hành tinh sẽ trùng nhau trên một đường thẳng, nhưng dù có như thế đi chăng nữa thì cũng sẽ không có chuyện gì xảy ra. Như trước đây, bao nhiêu người nói năm 2000 sẽ là năm tận thế, nhưng thực tế đâu có chuyện đó xảy ra.
Vũ trụ của chúng ta sẽ tồn tại trong bao nhiêu lâu nữa, thưa ông?
Tương lai của vũ trụ tùy thuộc vào chất lượng và năng lượng trong vũ trụ. Hiện nay vũ trụ sẽ giãn nở đến vô tận. Những ngôi sao sẽ chết, mặt trời cũng sẽ chết trong khoảng 4 tỷ năm nữa. Khi đó vũ trụ sẽ lạnh đi, các ngôi sao và dải ngân hà sẽ tắt. Như vậy sẽ khó tồn tại sự sống. Tuy nhiên đây là câu chuyện quá xa. Cần nhất trong vấn đề hiện tại đó là bảo vệ trái đất trước sự "tấn công" của chính chúng ta. Trái đất nóng lên, băng tan ra, đó là câu chuyện rất gần, chỉ 50-100 năm nữa, chứ không phải cái chết của vũ trụ trong hàng tỷ năm nữa.
Có những thông tin về chuyện thiên thạch sẽ va chạm vào trái đất, liệu trái đất có nguy hiểm gì không và nó sẽ tồn tại được trong bao lâu nữa?
Là nhà khoa học, tôi có thể chụp ảnh nghiên cứu những đổi thay của bầu trời, tính được quỹ đạo đường đi của những thiên thạch sẽ có tác động vào trái đất hay không. Mọi người có thể yên tâm, hiện tại không có thiên thạch nào sẽ đổ vào hay gây nguy hiểm cho trái đất. Nếu giả sử có đi chăng nữa, khoa học hiện đại cũng sẽ có những biện pháp làm nổ thiên thạch hoặc di chuyển đường đi để thiên thạch không ảnh hưởng gì đến trái đất.
Thi thoảng vẫn có những thông tin như UFO - vật thể bay lạ xuất hiện, ý kiến ông về những UFO này như thế nào?
Tôi làm khoa học, mà khoa học thì luôn đòi hỏi sự minh bạch, bằng chứng. Các thông tin cho thấy thường sự xuất hiện của UFO chỉ do một người, hoặc một vài người nhìn thấy, chụp một tấm ảnh chứ không nhiều. Tôi không tin UFO. Nếu quả có những người ngoài hành tinh đến thăm chúng ta, tại sao họ không đến công khai, nói cho mọi người biết về họ.
Liệu có bói toán trong khoa học không thưa ông?
Bản thân tôi thì không cho là như vậy. Tôi không tin có ngôi sao định vị số mệnh của con người khi sinh ra. Bởi ví dụ một con người sinh ra, có lực hấp dẫn, ngôi sao và trái đất... những thứ khó ảnh hưởng nên tính cách của một con người, chưa nói tới cả số phận cuộc đời của họ.
Có nhiều trường hợp ví dụ sau nhật thực thì rất nhiều sâu bệnh, bầu trời thay đổi thường ảnh hưởng đến nông nghiệp, thủy lợi. Ông có thể sử dụng thiên văn học để "báo động" cho mùa màng Việt Nam, giúp ích cho thủy lợi hay không?
Đây là vấn đề không chỉ riêng của thiên văn học mà còn liên quan tới rất nhiều các lĩnh vực khoa học khác như khí tượng thủy văn, thủy lợi, vật lý... nên không thể giải quyết ngay được. Tôi chỉ có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực thiên văn học.
Trong hơn 20 ngày ở Việt Nam lần này, GS Trịnh Xuân Thuận sẽ dành thời gian đến các trường ĐH FPT, ĐH Quốc gia Hà Nội, Quy Nhơn, Hoa Sen, trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... để phổ biến những phát hiện mới trong thiên văn học, vũ trụ học, trò chuyện về khoa học và phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ... và những vấn đề khoa học nói chung.
Theo Thanh Tuyền
SGTT
Không thêm ký tự vào bảng chữ cái tiếng Việt Việc đề xuất "Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt" chỉ là ý kiến cá nhân của một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin và không phải là chủ trương của Bộ GD-ĐT. Ngày 10/8, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT, Phạm Mạnh Hùng đã khẳng định: "Việc đề xuất "Thêm ký tự...