2500 quân CSTO tham gia diễn tập tại Nga
Ngày 7-10, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đa băt đâu cuộc diên tập gìn giữ hòa bình mang tên Inviolable Brotherhood-2013 tại thao trường Chebarkul thuộc tỉnh Chelyabinsk, của Liên bang Nga.
Trực thăng của Armenia tham gia diễn tập
Đây là cuộc diên tập lân thứ 2 của Lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO, với sự tham gia của gần 2.500 binh lính đên tư các nước thành viên, gồm: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Nga, cùng các đơn vị thuộc Trung tâm đặc nhiệm Bộ Nội vụ Nga, hiên đang đôn tru gân Chebarkul.
Video đang HOT
Dư kiên, cuôc diên tâp Inviolable Brotherhood lân thư 2 nay se diên ra tư nay đên hêt ngay 11-10 tại thao trường Chebarkul. Cuôc diên tâp Inviolable Brotherhood đâu tiên đa đươc tô chưc tai Kazakhstan vao năm 2012.
Nội dung của cuộc diên tập se bao gôm diên tâp thưc binh hoa lưc va huấn luyện chiên trương. Trong khi diên tâp, Lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể cua CSTO se huân luyên đê chuân bi va tiên hanh cac sư mênh gìn giữ hòa bình tại khu vực an ninh tập thể nay.
Theo tình huống giả định, các lực lượng tham gia diên tập phải tìm phương án giải quyết tình hình phức tạp về chính trị – quân sự tại một trong các nước thành viên CSTO, bao gồm giải quyết những mâu thuẫn trong nước, giữa các nước và khu vực đang trở nên trầm trọng, cũng như sự gia tăng quy mô hoạt động của các lực lượng ly khai.
Hiện Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO có gần 4.000 người, trong đó có 500 nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật và tình trạng khẩn cấp các quốc gia thành viên.
Theo ANTD
Nâng hình ảnh "mũ nồi xanh"
Trong một thế giới ngày càng có nhiều thách thức, thì vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ càng được thể hiện rõ, đòi hỏi phải được đầu tư để hoạt động có hiệu quả.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại một điểm nóngở châu Phí
Đó là lời kêu gọi mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra tại hội nghị của Hội đồng bảo an LHQ với chủ đề "Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ: Một bước tiếp cận đa chiều". Theo người đứng đầu LHQ, tất cả các quốc gia cần chung sức hỗ trợ về quân sự cũng như nhân lực để các lực lượng nói trên hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại các điểm nóng trên toàn cầu.
Thành lập năm 1948, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ được xem là công cụ sống còn của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh toàn cầu. Khi mới ra đời, lực lượng này chỉ là một phái đoàn quan sát viên quân sự, còn hiện nay, đã phát triển thành nhiều thành phần: các quan sát viên quân sự, các đơn vị "mũ nồi xanh", cảnh sát dân sự, các nhân viên dân sự của hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 88 nước thuộc Phong trào Không liên kết và các nước đang phát triển.
Trong hơn 6 thập kỷ qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột quốc tế như ở Afghanistan, Iran, Iraq giúp Campuchia, Mozambic, Angola giải quyết nội chiến từng bước ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi không để chiến tranh lớn nổ ra giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan... Có thể nói vai trò của lực lượng này đã được khẳng định mà bằng chứng là năm 1988, lực lượng "mũ nồi xanh" LHQ được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình.
Điểm nổi bật là chi phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ít tốn kém hơn nhiều nếu để chiến tranh xảy ra. Theo thống kê của LHQ, chi phí này là 2,63 tỷ USD/năm (bằng 2,7% so với tổng chi phí quân sự trên toàn thế giới). Trong số gần 1 triệu lượt quân nhân, cảnh sát, viên chức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, có gần 3.000 nhân viên thiệt mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ. Số thương vong này chỉ chiếm 0,04% lực lượng tham gia, thấp hơn nhiều so với số thương vong của các bên tham chiến trong các cuộc chiến tranh.
Như vậy có thể thấy, hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vẫn là biện pháp hiệu quả, ít thiệt hại cả về nhân lực lẫn tài lực của quốc tế và của các quốc gia có xung đột. Chính vì thế mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nêu rõ các nước ủy viên HĐBA cần nỗ lực hơn nữa nhằm gắn kết cộng đồng thế giới, song song với việc đặt những ưu tiên của công tác gìn giữ hòa bình lên hàng đầu ở mỗi nước.
Theo ông Ban KiMoon, những ưu tiên đó là tăng cường các khu vực an ninh quốc gia, thực hiện các chương trình nhằm đưa cựu chiến binh trở lại cuộc sống bình thường, củng cố các điều luật, hòa giải và tiến trình chính trị, bên cạnh đó đảm bảo sự bảo vệ dân thường và các quyền con người, xây dựng các thể chế chính phủ và cung cấp hỗ trợ nhân đạo.
Để hình ảnh "mũ nồi xanh" như là người kiến tạo hòa bình, LHQ cần cam kết hỗ trợ những thỏa thuận chuyển giao bên cạnh những ưu tiên quốc gia đã được xác định rõ ràng và có sự giám sát thường kỳ của LHQ nhằm đảm bảo sự phối hợp đúng đắn giữa những người có kỹ năng và những người có năng lực để đáp ứng tiến trình của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Theo ANTD
Mỹ - Nhật siết chặt quan hệ đồng minh Ngày 3-10, các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật Bản đã có cuộc gặp với hai người đồng nhiệm Mỹ tại Thủ đô Tokyo để bàn về vấn đề an ninh theo cơ chế 2 2. Máy bay MV-22 Osprey của Mỹ tại Okinawa Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp nêu rõ, hai bên nhất trí xem xét...