249 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia
Đã có 249 trên tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao.
Theo quyết định 1258 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2020), số thủ tục hành chính phải triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia là 261 thủ tục, tăng thêm 10 thủ tục so với quyết định trước đó.
Theo đánh giá, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, ngành đã tích cực phối hợp với cơ quan thường trực là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) trong việc triển khai các thủ tục hành chính mới thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo kế hoạch được giao.
Theo thống kê, đến hết tháng 6, tổng số đã có 249 trong tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể, Bộ Y tế với tổng số 56 thủ tục, Bộ TT&TT với 5 thủ tục, Bộ VHTT&DL với 1 thủ tục và Ngân hàng Nhà nước có 2 thủ tục.
Cơ chế một cửa quốc gia đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh: Duy Vũ
Các bộ, ngành còn lại đang tiếp tục triển khai thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Bộ Công Thương (6 thủ tục); Bộ Giao thông vận tải (1 thủ tục liên ngành); Bộ NN&PTNT (1 thủ tục). – đang đề nghị chưa triển khai xây dựng phần mềm này); Bộ Quốc phòng (1 thủ tục); Bộ TNMT (1 thủ tục); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (1 thủ tục); Bộ LĐTB&XH (1 thủ tục).
So với năm 2020, đã có 42 thủ tục hành chính mới được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Các thủ tục còn lại đang trong quá trình triển khai. Theo đánh giá, cơ sở hạ tầng, cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành đã được nâng cấp, bổ sung trang, thiết bị nên tỉ lệ sự cố và lỗi phát sinh liên quan đến hệ thống đã được hạn chế.
Video đang HOT
Đối với công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành đã hoàn thành gần 89,5% kế hoạch khi sửa đổi, bổ sung 34/38 văn bản. Số văn bản đang sửa đổi bổ sung 2/38, chiếm 5,26 %; còn số văn bản chưa triển khai chiếm 5,26 %.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS (chiếm 85% kế hoạch). Các danh mục đang làm 5/60, chiếm tỷ lệ 8,3%. Ngoài ra, vẫn còn 4/60 danh mục chưa được thực hiện, chiếm tỷ lệ 6,7%.
Bên cạnh đó đã hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Đặc biệt, loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ TN loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế.
Nhiều bộ, ngành đã chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chẳng hạn như: Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đã chuyển hơn 90%; Bộ TT&TT và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
Từ nay đến cuối năm 2022, các bộ, ngành sẽ tiếp tục hoàn thành triển khai 12 thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia theo nhiệm vụ được giao.
"Đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp" cùng đội ngũ chuyên gia của FPT Smart Cloud
Ứng dụng công nghệ của Microsoft, FPT Smart Cloud miễn phí triển khai chương trình đánh giá tổng quan sức khỏe bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, qua đó định hướng các giải pháp phù hợp với mô hình của từng đơn vị.
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã nhanh chóng trở thành xu thế toàn cầu, đặc biệt tác động tới mô hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này kéo theo việc gia tăng nguy cơ tấn công mạng. Doanh nghiệp số hóa phần nào tạo cơ hội cho tin tặc khai thác lỗ hổng bảo mật để đánh cắp thông tin, phát tán thông tin sai lệch hoặc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng cho công tác bảo mật thông tin.
Theo thống kê từ Bộ TT&TT, đến cuối tháng 10/2021, có hơn 7.200 cuộc tấn công mạng, trung bình hơn 23 sự cố trên hệ thống thông tin Việt Nam mỗi ngày, tăng 42,13% so với cùng kỳ năm 2020. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng ngày càng phức tạp, trong khi đó các giải pháp bảo mật truyền thống không đáp ứng được sự thay đổi này. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kĩ càng hơn để đảm bảo quá trình chuyển đổi số an toàn.
Doanh nghiệp Việt gặp khó khăn về bảo mật thông tin
Tại Việt Nam, khái niệm đảm bảo an toàn thông tin không còn quá xa lạ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp rào cản, nổi bật là khó khăn về nhân lực. Theo báo cáo thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam (CNTT) của TopDev, trong năm 2021, Việt Nam cần 450,000 nhân lực CNTT, tuy nhiên tổng số nhân sự chuyên ngành ở Việt Nam thời điểm bấy giờ chỉ có 430,000 đồng nghĩa với việc có khả năng thiếu 20,000 vị trí trong năm 2022.
Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, gây khó khăn cho bộ phận chuyên trách của từng doanh nghiệp. Tại một số nơi, doanh nghiệp chỉ có khả năng đảm bảo 1-2 nhân sự CNTT phụ trách hàng trăm máy tính cùng nhiều hệ thống máy móc khác cho toàn đơn vị.
Các doanh nghiệp còn phải đối diện với bài toán làm thế nào để tiếp cận được với những chuyên gia năng lực cao nhằm đưa ra giải pháp bảo mật với chi phí phù hợp, để doanh nghiệp ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể sử dụng.
Khó khăn về hạ tầng công nghệ và nhân lực là lý do khiến doanh nghiệp gặp nhiều rào cản về bảo mật thông tin.
Chi phí đầu tư cho an ninh mạng cũng là một trong những khó khăn, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạo rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, để đảm bảo chuyển đổi số hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật công nghệ đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được các công nghệ lõi. Hầu hết các đơn vị vẫn cơ bản sử dụng công nghệ sẵn có trên thế giới, thậm chí là các ứng dụng crack hoặc miễn phí, hoặc những giải pháp rời rạc, thiếu liên kết dẫn đến lỗ hổng về an toàn thông tin.
Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bảo mật thông tin trên môi trường số
Trước thực trạng trên, FPT Smart Cloud tiên phong triển khai miễn phí chương trình "Đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp". Hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có quy mô hơn 200 nhân sự hiểu rõ thực trạng bảo mật thông tin, đồng thời tư vấn các giải pháp giúp tối ưu hạ tầng sẵn có tại đơn vị.
FPT Smart Cloud miễn phí giải pháp bảo mật thông tin doanh nghiệp trên môi trường số
Thông qua công cụ đánh giá an ninh mạng hiện đại và quy trình kiểm tra chuẩn quốc tế Microsoft Zero Trust và CIS Control version 8.0, các chuyên gia của FPT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ "sức khỏe" bảo mật tổng quát và rủi ro an ninh mạng đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường bảo mật phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.
Không chỉ giải quyết vấn đề chi phí, chương trình cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải bài toán nhân sự và công nghệ, từ đó củng cố hệ thống bảo mật chung để an tâm đóng góp các giá trị cho khách hàng và thị trường.
Chương trình sẽ diễn ra đến hết ngày 30/5/2022, các đơn vị đừng quên đăng ký ngay để có cơ hội cải thiện sức khỏe số và tăng cường vị thế doanh nghiệp trên hành trình chuyển đối số toàn cầu.
Link đăng ký tham gia chương trình: https://fptsmartcloud.vn/eshOF
FPT Smart Cloud (FCI) - thành viên tập đoàn FPT - là đơn vị cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) & Điện toán đám mây (Cloud Computing) hàng đầu tại Việt Nam.
Là đối tác kinh doanh cấp I và đối tác Vàng của Microsoft, FPT Smart Cloud tiên phong giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác và tận dụng tối đa công nghệ điện toán đám mây thông qua các giải pháp, hạ tầng và ứng dụng cao cấp từ Microsoft, tạo đột phá trong hoạt động vận hành doanh nghiệp.
Xu hướng web3: Con sóng ngầm âm ỉ trong lòng Trung Quốc Bất chấp lệnh cấm toàn diện tiền điện tử của Bắc Kinh, không gian web3 tại quốc gia tỷ dân vẫn là lĩnh vực hấp dẫn với nhiều sinh viên mới ra trường, những người đang khao khát tìm kiếm 'mỏ vàng' kỹ thuật số đầu tiên. Web3 là một ý tưởng tiếp nối cho World Wide Web, kết hợp các khái niệm...