2015, sinh con tháng nào đẹp nhất?
Các nhà khoa học cho rằng tháng bé chào đời có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ trong tương lai.
Có thể thấy thời gian khi em bé được sinh ra trong năm là rất quan trọng với sự phát triển cũng như sức khỏe trong tương lai của bé. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận các yếu tố liên quan như môi trường sinh sống, mức độ căng thẳng của người mẹ khi bầu bí; việc tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc trừ sâu…
Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, phát triển tốt, các mẹ có thể căn cứ vào nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là chú ý đến tháng sinh nở vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bé. Theo Tiến sĩ Hannes Schwandt, Trung tâm Y tế và An sinh, Đại học Princeton: “Các tài liệu khoa học gần 100 năm nay đều tìm thấy mối tương quan thú vị giữa mùa sinh và sức khỏe của bé trong tương lai.”Theo đó có 3 điều rất thú vị mà các mẹ cần biết:
Bé sinh ra trong mùa thu và sự phát triển vượt trội về thể chất
Một bé trai sinh ra vào tháng 11 có thể chạy nhanh hơn 10%, nhảy cao hơn 12%, và khỏe mạnh hơn 15% so với một đứa trẻ cùng tuổi sinh ra trong tháng 4, 5. Đây là kết quả một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Y học Thể thao năm 2014. Nhìn chung, những em bé chào đời vào mùa thu thường có sự phát triển tốt hơn khi sinh ra vào các thời điểm khác trong năm.
Lý do vì sao? Các tác giả nhóm nghiên cứu cho rằng khi mẹ bầu mang thai trong những tháng mùa hè sẽ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời và do đó sẽ nhận được nhiều vitamin D – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Một phụ nữ bình thường cũng như khi mang thai cần được bổ sung đủ 600 IU vitamin D mỗi ngày. Lượng dưỡng chất này có thể hấp thụ qua thực phẩm, bổ sung vitamin cũng như việc tắm nắng và các chuyên gia cũng không quá lo ngại việc bà bầu thiếu hụt vitamin D.
Tuy nhiên nếu chị em nghĩ rằng mình đang thiếu hụt dưỡng chất này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung cho phù hợp.
Một bé trai sinh ra vào tháng 11 có thể chạy nhanh hơn 10%, nhảy cao hơn 12% và khỏe mạnh hơn 15% so với một đứa trẻ cùng tuổi sinh ra trong tháng 4, 5. (ảnh minh họa)
Thụ thai tháng 5 và nguy cơ sinh non
Theo một nghiên cứu vào năm 2013 của tiến sĩ Schwandt và các cộng sự, phụ nữ thụ thai vào khoảng tháng Năm (sẽ sinh con vào cuối mùa đông) sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn 10%. Nguyên nhân được cho là do đầu hè (chuyển mùa từ xuân sang hè) mẹ dễ mắc các bệnh cúm và căn bệnh này có thể khiến chị em bầu dễ sinh non.
Video đang HOT
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Tháng Năm là tháng xấu nhất để thụ thai bởi có những năm mùa cúm sẽ đến sớm hơn và những mẹ bầu thụ thai vào những tháng trước đó lại có nguy cơ cao hơn. Vì vậy việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng để bảo vệ phụ nữ mang thai cũng như chính em bé trong bụng có thể mắc phải những rủi ro nếu có.
Trẻ sinh mùa xuân và bệnh đa xơ cứng
Nồng độ vitamin D thấp khi mang thai vào những tháng mùa đông cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh đa xơ cứng trong tương lai. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 của của đại học Queen Mary ở Luân Đôn chỉ ra rằng nồng độ vitamin D ở trẻ sinh ra trong tháng Năm thấp hơn 20% so với trẻ sinh ra ở tháng 11. Trẻ sinh vào mùa xuân, đầu hè cũng dễ có nguy cơ nhiễm các tế bào T tự phản ứng (Autoreactive T-cell) hơn gấp 2 lần. Đây là loại tế bào có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao nhất ở người sinh vào tháng Năm và thấp nhất ở người sinh tháng 11. Như vậy, mùa sinh ảnh hưởng tới lượng vitamin D mà bà mẹ mang thai cũng như thai nhi được hấp thụ, và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong tương lai. Vì vậy các chuyên gia luôn khuyên chị em cần bổ sung vitamin D đầy đủ.
Kết
Mẹ đừng hoảng sợ nếu thụ thai vào mùa xuân, đầu hè và cũng đừng chủ quan khi dự sinh vào tháng 11 bởi sự phát triển của trẻ trong tương lai còn được ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống; lối sống: hút thuốc lá, rượu bia và tập thể dục thể thao…
“Trừ khi bạn lên kế hoạch rõ ràng từ trước, ngoài ra không có tháng nào là tốt nhất hoặc xấu nhất để thụ thai, sinh con. Chăm sóc bản thân kỹ lưỡng, chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai là việc làm quan trọng và sẽ không có sự khác biệt nhiều ở đứa trẻ cho dù sinh ra vào tháng Năm hay tháng 11.”, tiến sĩ Schwandt kết luận.
Theo Khampha
Bụng bầu "vượt mặt" vẫn ngủ thật ngon
Những tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc có được một giấc ngủ ngon.
Trong 9 tháng mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thai nhi, trong đó có khá nhiều điều bất tiện, phiền hà. Mẹ sẽ phải đối mặt với chứng ốm nghén, các vấn đề về tiêu hóa, tiểu tiện không tự chủ và một rắc rối nữa không thể không kể đến đó là chứng mất ngủ.
Chứng mất ngủ xảy ra phổ biến nhất ở quý thứ 3 thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn, chị em sẽ thường xuyên buồn đi vệ sinh trong đêm. Bụng bầu to cũng khiến mẹ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái. Tuy nhiên, mất ngủ lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu, làm chị em mệt mỏi, kiệt sức, vậy làm thế nào để khi bụng bầu to "vượt mặt" các mẹ vẫn ngủ thật ngon?
Nếu mẹ cũng đang gặp phải vấn đề khó ngủ, hãy tham khảo những chiêu rất hữu ích dưới đây:
Đầu tiên, hãy ru bé ngủ
Việc làm này tưởng chừng khó khăn nhưng kỳ thực rất đơn giản. Trước khi tìm một vị trí nằm thoải mái, mẹ hãy giúp thai nhi yên tĩnh trong bụng bằng cách thư giãn tâm trí của bạn đồng thời tạo môi trường yên tĩnh nhất và hãy tắt điện đi. Lúc này, em bé cũng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và không quấy rối bạn. Như thế mẹ sẽ không bị bé làm phiền nữa.
Những tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc có được một giấc ngủ ngon. (ảnh minh họa)
Những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã lớn sẽ khiến mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh. Để hạn chế việc này, mẹ cần nhớ không uống nhiều nước 1 giờ trước khi đi ngủ. Và trước khi lên giường hãy đi vệ sinh đã. Khi đi vệ sinh mẹ hãy nghiêng người về phía trước sẽ giúp nước tiểu trong bàng quang đổ hết ra ngoài. Như thế mẹ sẽ yên tâm là không phải thức dậy trong đêm vì chứng tiểu tiện làm phiền.
Tạo thói quen đúng giờ đi ngủ
Để mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu, chị em hãy cố gắng tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Bằng cách này cơ thể sẽ tự tao ra đồng hồ sinh học giúp mẹ dễ ngủ hơn.
Tạm xa điện thoại, máy tính
Để giấc ngủ được trọn giấc, trên giường ngủ không nên để điện thoại, ipad, máy tính hay bất cứ thiết bị điện tử nào. Những thiết bị này chỉ làm bạn khó tìm được một giấc ngủ ngon mà thôi.
Ngủ nghiêng sang trái
Tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai quý 3 là ngủ nghiêng sang trái. Nếu mẹ ngủ ngửa không chỉ gây áp lực lên bụng bầu mà còn khiến mẹ khó thở, oxy và máu khó đến với thai nhi. Tư thế ngủ nghiêng sang trái cũng được khuyến khích suốt thai kỳ.
Sử dụng một chiếc gối mềm hình chữ U, J, L sẽ hỗ trợ mẹ bớt đau đớn và nhức mỏi hơn trong khi ngủ. (ảnh minh họa)
Gối hỗ trợ
Sử dụng một chiếc gối mềm hình chữ U, J, L sẽ hỗ trợ mẹ bớt đau đớn và nhức mỏi hơn trong khi ngủ. Chiếc gối dựa lưng và kẹp giữa hai chân sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Không sử dụng caffeine trước khi ngủ
Đồ uống có chứa caffeine đã được chứng minh là khiến mẹ bị căng thẳng thần kinh dẫn đến khó ngủ và còn ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi. Vì vậy trong thai kỳ, mẹ nên hạn chế hoặc nói không với những đồ uống này.
Nhớ ăn bữa sáng
Những cơn đói cồn cào trong đêm cũng có thể đánh thức bạn dậy hoặc ngủ không ngon. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần có một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, ăn thành nhiều bữa trong ngày nhưng cần tránh ăn quá no trước giờ đi ngủ.
Theo Khampha
Phòng tránh cảm lạnh cho mẹ bầu đầu đông Thời tiết chuyển mùa với những cơn mưa phùn và gió lạnh sẽ rất dễ khiến bà bầu bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh? Uống nhiều nước Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông thì không cần uống nước nhiều nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời tiết càng lạnh thì thai...