200.000 đồng một cây cải bắp, TQ “căng mình” đảm bảo lương thực cho người dân
“Lửa thử vàng” còn Corona, cúm gia cầm dường như đang “thử sức” Trung Quốc về khả năng đảm bảo nguồn thực phẩm nuôi sống 1,4 tỷ dân.
Dọc theo những con đường đi vào thị xã Thọ Quang, Sơn Đông (Trung Quốc), công nhân trong bộ đồ khử nhiễm dừng xe người đi đường để kiểm tra thân nhiệt. Việc kiểm tra này là bắt buộc tại các tòa nhà, văn phòng. Các khu phố không có người được rào chắn lại. Tất cả khách sạn đều đóng cửa.
Thọ Quang cách “tâm chấn” dịch viêm phổi Vũ Hán khoảng 800 km. Tuy nhiên, ở đây, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được áp dụng khá chặt chẽ bởi thị xã này đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc. Thọ Quang là vùng trồng, cung cấp rau với quy mô lớn cho đất nước đông dân nhất trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng do virus nCoV dường như đang “thử sức” khả năng đảm bảo nguồn lương thực cho 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Các gia đình trên khắp đất nước chỉ quanh quẩn ở nhà và lo sợ dịch bệnh kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng nên họ tích trữ đồ ăn, khiến các kệ hàng thực phẩm tươi sống ở siêu thị hết nhanh chóng. Nhiều nơi, giao thông bị phong tỏa khiến việc vận chuyển thực phẩm bị chậm, chi phí cũng tăng cao.
“Lửa thử vàng” còn Corona, cúm gia cầm dường như đang “thử sức” Trung Quốc
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc cho biết sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ thực phẩm đến Vũ Hán, tâm dịch bệnh và là thành phố chứa 11 triệu người. Thọ Quang đã bắt đầu đưa các xe tải rau đến để cung ứng.
Giới chức cũng khá cảnh giác về các dấu hiệu của căng thẳng nguồn cung trên khắp đất nước. Ở một số nơi, giá bán lẻ thực phẩm tươi sống tăng lên, chỉ số giá rau ở Thọ Quang đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, những người nuôi gia cầm cũng cảnh báo nguồn cung thức ăn cho gà đang cạn kiệt cho vận chuyển bị hạn chế. Hàng triệu con gà có thể vì thế mà chết.
Video đang HOT
Dịch chồng dịch, Trung Quốc đang “căng mình” để chiến đấu với virus Corona, cuối tuần trước Chính phủ nước này cũng vừa xác nhận một đợt bùng phát cúm gà H5N1 tại một trang trại gà ở tỉnh Hồ Nam. Khoảng 4.500 con gà đã chết và 17.000 con bị tiêu hủy.
Tình hình dịch bệnh diễn ra trong bối cảnh chi phí thực phẩm tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi vừa qua. Lo lắng về lạm phát, Bắc Kinh đang nỗ lực để kiểm soát giá thực phẩm khi dịch Corona đang khiến nền kinh tế nước này đình trệ. Mới đây, giới chức nước này đã đưa ra lệnh trừng phạt một siêu thị khi tăng giá bán bắp cải lên 9 USD (hơn 200.000 đồng).
Bộ nông nghiệp đưa ra lệnh phải tăng sản lượng “bằng mọi cách có thể” trong khi vẫn giữ giá “cơ bản ổn định”. Hai đại gia thực phẩm nhà nước đã được lệnh tăng cường cung cấp gạo, bột mì, dầu ăn và thịt cho Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Thành phố Thiên Tân thông báo Kang Shi Fu, nhà sản xuất mì ăn liền khổng lồ, tăng sản lượng lên 4 triệu gói mỗi ngày.
Trong cuộc họp báo hôm thứ hai, các quan chức cho biết đã phối hợp với 6 tỉnh gần Hồ Bắc để tích trữ 60.000 tấn rau. Họ cũng đã sẵn sàng 10.000 tấn thịt heo đông lạnh gần cảng Thượng Hải, có thể được gửi đến Vũ Hán bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, khả năng đảm bảo nguồn thực phẩm trong tình hình dịch bệnh sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ kiểm soát lây lan virus. Ông Wang Zhigang, quản lý tại một trong những chợ đầu mối ở Thọ Quang cho biết, miễn nơi này an toàn khỏi nCoV, nguồn cung cấp rau cho Trung Quốc sẽ vẫn dồi dào.
“Nếu Thọ Quang mà bị phong tỏa thì chúng tôi không thể làm được gì nữa”, Wang Zhigang nói.
Thoạt nhìn, với dân số chỉ 1,1 triệu người, ít ai ngờ Thọ Quang lại là một trong những đầu mối không thể thiếu của nền kinh tế Trung Quốc. Những ngôi nhà kính rộng lớn nằm dọc các con phố có thể sản xuất ra 4,5 triệu tấn rau mỗi năm, cung cấp rau đến từng ngõ ngách của Trung Quốc.
Việc buôn bán nông sản đã tạo ra sự giàu có cho Thọ Quang, đến nỗi Farmers’s Daily, một tờ báo nông nghiệp của Trung Quốc ca ngợi nơi đây là “Thung lũng Silicon” của ngành công nghiệp rau quả tại Trung Quốc.
Gần đây, khi mối lo ngại về virus kích thích nhu cầu rau trên cả nước, nông dân ở Thọ Quang đã bung hàng dự trữ từ trong kho. Một số hộ nông dân trữ lạnh khoai tây, củ cải, hành tây, cải bắp và các loại rau khác trong nhiều tháng.
Tuần trước, đoàn xe tải do một xe cảnh sát dẫn đầu đã chở 350 tấn nông sản ở Thọ Quang đi đến Vũ Hán. Cuối tuần trước, chính quyền địa phương gọi qua WeChat, yêu cầu nông dân cung cấp thêm sản phẩm để gửi đến Vũ Hán. Ông Li Youhua, một nông dân trồng ớt tại Thọ Quang đã hành động lập tức. Ông cùng vợ và hai cô con gái chộp lấy đèn pin và làm việc suốt đêm. Họ đã thu hoạch nửa tấn ớt, gấp đôi sản lượng bình thường hàng ngày.
Thứ bảy tuần trước, một đoàn xe tải thứ hai từ Thọ Quang lên đường đến Vũ Hán mang súp lơ, khoai tây và nhiều thứ khác. Những người tài xế chở lương thực, thực phẩm tới Vũ Hán đều vô cùng nhiệt tình dù không chắc sẽ được trả công bao nhiêu hay khi lái xe trở về, họ sẽ bị cách ly tại nhà trong 2 tuần.
Tài xế Ma Chenglong, 34 tuổi chia sẻ: “Khi đất nước gặp khó khăn thì người dân có nghĩa vụ”. Niềm tự hào của các tài xế được pha trộn với sự lo lắng. Một tài xế khác tên Song cũng cho hay, anh sợ mọi người kì thị khi trở về từ Vũ Hán nên chỉ cho mình vợ biết. “Chúng tôi phải lắng nghe Chính phủ. Bất cứ điều gì Chính phủ muốn, đó là cách nên làm”, Song nói.
Theo Dân Việt
Cả triệu đồng một kg cua cốm vẫn không đủ hàng cung cấp
Gần đây, giá cua cốm có nơi lên đến gần 1 triệu một kg, dân tình săn lùng mà vẫn không đủ hàng để cung cấp.
Cua cốm hay còn gọi là cua hai da bởi đây là cua ở giai đoạn vài ngày trước khi lột bỏ lớp vỏ cũ để thay lớp vỏ mới (đã có lớp vỏ mới bên trong lớp vỏ cứng cũ). Đây là giai đoạn cua tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhất, thịt ngon, ngọt thơm, mềm nên dù giá có cao hơn giá cua thường vẫn được dân tình ráo riết săn lùng.
Tuy nhiên, vì không phải lúc nào cũng có thể tính toán được chính xác thời điểm cua lột vỏ, và khi cua lột vỏ xong lại trốn tại hang, tự lấp miệng hang chờ cơ thể cứng lại, tránh kẻ thù nên rất khó để người dân bắt được cua vào thời điểm này. Chính vì vậy, cua cốm dù được thị trường rất ưa chuộng nhưng lại rất khan hàng. Nhiều người dân Cà Mau cho biết, có bắt được cua cốm cũng để nhà ăn chứ không bán, có câu "cua 2 da có gà cũng không đổi".
Cua cốm giá cả triệu đồng một kg vẫn không có hàng để cung cấp
Anh Tuấn Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết "Tôi đã từng ăn tôm hùm Alaska, cua hoàng đế Canada nhưng phải nói thật là vị ngọt và độ ngon của 2 loại này ko bằng cua cốm Việt Nam! Gần đây muốn mua cua cốm cũng phải đặt trước vài ngày. Tôi thường mua giá 750.000 đồng/kg cua cốm size 3-4 con/kg tại một đại lý trong Tp. HCM, tính cả tiền chuyển ra Hà Nội cũng phải vào khoảng 1 triệu/kg. Mà phải mua từ 2kg trở lên người ta mới chuyển ra!
Còn theo chị Ngọc Minh (Cầu Giấy, Hà Nội), so với cua thịt, độ chắc thịt của con cua cốm luôn là 100%, không có rủi ro cua bị ốp (ít thịt). Thêm nữa, gạch của con cua cốm, thực ra là lớp chất dinh dưỡng cua tích lũy để sử dụng dần trong thời gian trú ẩn sau khi lột, rất béo và bùi, không bị cứng và ăn dễ gây ngán như ở con cua gạch. Chính vì vậy, nhà chị cực kỳ thích ăn loại cua này. Giá chị mua tại Hà Nội vào khoảng 650.000 đồng/kg cua size 5-6 con/kg, tuy nhiên phải đặt trước nhiều ngày mới có.
Cua cốm là giai đoạn cua sắp lột vỏ, nhiều chất dinh dưỡng nhất
Liên tục cháy hàng cua cốm, chị Thu, chủ một hàng hải sản tại Trung Hòa, Cầu Giấy cho biết, "Vào mùa khô cua cốm càng ít hơn. Cuối tuần khách tranh nhau lấy mà không có hàng bán. Nhiều khách đặt hàng từ nhiều ngày trước, nhưng cua về đến nơi là khách sỉ đã chờ sẵn lấy, nên cứ phải khất hẹn với khách lẻ suốt!".
Theo chị Thu, do hàng phải chuyển từ Cà Mau ra nên chị bán lẻ cua cốm với giá 800.000 đồng/kg với loại 5-6 con/kg, 950.000 đồng/kg loại 3-4 con/kg. "Gần đây cua cốm hiếm nên giá tăng 15% so với năm ngoái, mỗi đợt chỉ về được 15-20 kg. Mỗi mùa tôi bán khoảng 5-7 đợt là hết".
Cua cốm khan hàng do rất khó để bắt được cua trong giai đoạn này
Theo dân địa phương ở Cà Mau, cua cốm là loại đặc sản quý hiếm nên khi đánh bắt được người dân chủ yếu để làm quá biếu hoặc để lại thưởng thức chứ ít bán thương phẩm. Do đó, hàng bán trên thị trường đa phần là hàng nuôi. Để phân biệt cua nuôi và tự nhiên thì cần quan sát bụng cua. Với cua tự nhiên, bụng thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi, phần bụng dưới thường trong, dáng vẻ yếu ớt, thịt mỏng.
Cũng theo kinh nghiệm của người dân Cà Mau, đối với cua cốm cái, khi mở nhẹ phần yếm sẽ thấy lông màu hồng đỏ. Lớp lông càng hồng đỏ thì cua sẽ càng ngon. Tuy nhiên, đối với cua cốm đực, phần lông cua cốm đực vẫn trắng nên thường phải để ý chân bơi và hông cua, nếu chân bơi thấy có đường viền đỏ, hoặc bên hông bị nứt vỏ thì đó là cua cốm.
Theo dân trí
Người dân vẫn thờ ơ với truy xuất nguồn gốc thịt lợn Thịt lợn tại TP.Hồ Chí Minh đã áp dụng truy xuất nguồn gốc được gần 3 năm tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhưng người dân vẫn không mặn mà với việc truy xuất này. Người tiêu dùng cho rằng, việc truy xuất nguồn gốc bằng cách đeo vòng vào chân lợn và dán tem lên sản phẩm thịt thời gian...