200 triệu USD mở cửa ngõ vận tải ven biển đồng bằng Bắc Bộ
Sáng nay (23/2), lễ động thổ Cụm công trình luồng qua Cửa Lạch Giang có tổng mức đầu tư 201,5 triệu USD đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức tại Km208, QL21 khu vực Cửa Lạch Giang, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Cụm công trình luồng qua cửa Lạch Giang là một trong những Hợp phần thuộc Dự án Phát triển giao thông khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Dự ánWB6). Dự án có tổng mức đầu tư 201,5 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới 171,5 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 30 triệu USD.
Dự án WB 6 được đầu tư xây dựng hạ tầng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc, trên phạm vi 14 tỉnh/thành phố khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Quảng Ninh.
Mục tiêu của dự án là ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến hành lang đường thủy chính, các cảng sông và bến khách ngang sông thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức; đồng thời góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong vùng.
Dự án WB6 được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 – Nâng cấp hành lang đường thủy số 1 (Việt Trì – Quảng Ninh qua sông Đuống) cơ bản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật luồng cấp 2, giá trị xây lắp 60 triệu USD hoàn thành cuối năm 2014. Sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển vận tải thủy giữa các khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì, giúp cho các tàu (đặc biệt là tàu container) có thể vào sâu trong đất liền và hoạt động hiệu quả. Giai đoạn 2 – Cải tạo hành lang đường thủy số 3 (Hà Nội – Lạch Giang), thực hiện các công trình chỉnh trị sông, ổn định luồng (kè chắn, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ, bạt mom, lắp đặt phao tiêu báo hiệu toàn tuyến) cơ bản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật luồng cấp 1 và đầu tư cải tạo, chỉnh trị luồng qua cửa Lạch Giang với giá trị xây lắp 110 triệu USD.
Video đang HOT
Công trình cải tạo, chỉnh trị cửa Lạch Giang là hạng mục chính của giai đoạn 2, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy khai thác hiệu quả hệ thống giao thông thủy nội địa khu vực và kết nối giao thông thủy nội địa khu vực với cả nước thông qua hình thức vận tải pha sông biển, giúp cho tàu pha sông biển có trọng tải 1000T đến các cảng trên sông Hồng và 2000-3000T đến các cảng trên sông Ninh Cơ và cảng Ninh Phúc. Thời gian dự kiến hoàn thành Cụm công trình luồng qua cửa Lạch Giang ngày 31/12/2015.
GTVT thủy nội địa là thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng, là loại hình vận tải có nhiều ưu việt như: Vận tải khối lượng lớn, chi phí vận tải thấp, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về môi trường. Hàng năm vận tải thủy nội địa đảm nhận trên 30% khối lượng vận tải hàng hóa khu vực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và đặc biệt là giảm sức ép lên hệ thống đường bộ đang bị quá tải.
Những năm qua, Bộ GTVT đã quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển GTVT thủy nội địa, tăng tỷ trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông thủy nội địa cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng để huy động nguồn lực từ xã hội đầu tư phát triển CSHT và vận tải thủy nội địa.
Tuy nhiên do ngân sách nhà nước hạn chế nên đến nay cơ sở hạ tầng giao thông thủy nội địa của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng vẫn đang trong tình trạng nghèo nàn, đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn và nguyên nhân chủ yếu cản trở quá trình phát triển giao thông thủy nội địa khu vực.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo ra cửa ngõ kết nối vận tải thủy khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ với các vùng miền trong cả nước thông qua vận tải ven biển, giúp cho các tàu pha sông biển trọng tải 1.000 tấn có thể lên đến Hà Nội, tàu 2.000-3.000 tấn có thể hoạt động trên sông Ninh Cơ và vào cảng Ninh Phúc (sau khi kênh nối Đáy – Ninh Cơ được đầu tư xây dựng), giảm gánh nặng cho đường bộ vốn đang quá tải.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
1.900 tỷ đồng xây dựng cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô
Sáng 30/11, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công xây dựng dự án cầu Việt Trì mới tại tỉnh Phú Thọ bắc qua sông Lô dành riêng cho giao thông đường bộ trên Quốc lộ 2. Dự án có tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào năm 2015.
Dự án bao gồm phần cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô và phần đường dẫn phía Vĩnh Phúc, Phú Thọ và các cầu trên đường dẫn. Đâylà một trong những dự án quan trọng của tỉnh Phú Thọ, được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao).
Phối cảnh cầu Việt Trì mới khi hoàn thành
Cầu Việt Trì mới là công trình cấp I gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Tổng chiều dài đường dẫn và mặt cầu là 3.112m (trong đó mặt cầu dài 736,5m), vận tốc thiết kế 80km/giờ, chịu được địa chấn cấp 7. Tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn trước mắt) là hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 1.104 tỷ đồng.
Điểm đầu của dự án kết nối vào Quốc lộ 2 mới thuộc địa phận xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tại lý trình Km0 00 (lý trình Dự án) cách QL2 hiện tại về bên phải khoảng 1,1km (tương ứng khoảng lý trình Km50 200 QL2); điểm cuối là tuyến vượt sông Lô bằng cầu Việt Trì mới(về phía thượng lưu cầu Việt Trì hiện tại khoảng 270m), trước mắt kết nối với đường trục chính Hùng Vương vào thành phố, giai đoạn hoàn chỉnh kết nối với đường Âu Cơ vành đai thành phố, điểm cuối dự án sẽ kết thúc ở 2 tuyến đường nói trên. Tại đây thiết kế tổ hợp các nút giao.
Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng tuyến chính từ Km0 600 đến Km3 712 nối nút giao đường Hùng Vương với chiều dài tuyến 3.112m; xây dựng đoạn tuyến nhánh nối nhanh QL2 ở bờ Vĩnh Phúc với chiều dài tuyến khoảng 1.066m. Giai đoạn sau sẽ đầu tư thêm đoạn tuyến chính nối từ điểm đầu dự án (Km0, kết nối với Dự án mở rộng Quốc lộ 2) đến Km0 600 (phía bờ Vĩnh Phúc); tuyến nối từ đường dẫn cầu Việt trì đến đường Âu Cơ, cầu vượt và đường dẫn đầu cầu.
Cầu Việt Trì mới sẽ hoàn thành vào năm 2015
Với chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng và khuyến khích đầu tư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, liên danh CIENCO 1 - Yên Khánh - Thái Sơn được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định làm Nhà đầu tư dự án với thời hạnkhai thác hoàn vốn dự kiến 20 năm 08 tháng, Nhà đầu tư sử dụng Trạm thu phí đặt tại QL2 thuộc địa phận phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để thu phí hoàn vốn cho dự án.
Dự án xây dựng cầu và đường hai đầu cầu Việt Trì mới vượt sông Lô sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt trên Quốc lộ 2 từ tỉnh Vĩnh Phúc đến tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phía Tây Bắc, phục vụ đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài hàng năm tham quan và dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tại khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng. Đây cũng là công trình tạo cơ sở hạ tầng để thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại 1 vào năm 2015 và góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên cầu Việt Trì hiện tại.
Theo Dantri
EVN xây nhiệt điện tỷ "đô" tại Thái Bình Đây là dự án trọng điểm của Chính phủ do EVN làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, tổ máy 1 sẽ được vào vận hành vào tháng 11/2017 và toàn bộ công trình hoàn thành trong quý II/2018. Nhiệt điện Thái Bình được khởi công ngày 22/2/2014 (ảnh: Bích Diệp). Ngày 22/2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Nhà thầu...