20 từ khóa đắt giá nhất trên Google
97% trong tổng doanh thu 33,3 tỷ USD suốt 12 tháng qua của Google là từ quảng cáo và có những từ khóa đem lại cho hãng này nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Công ty phát triển phần mềm marketing trực tuyến AdWords đã phân tích hơn 10.000 từ khóa tiếng Anh đáng chú ý của Google trong thời gian 90 ngày để xác định những từ nào có giá cao nhất trong hệ thống quảng cáo AdWords .
Google AdWords hoạt động giống như một dịch vụ đấu giá và các công ty tham gia sẽ đặt giá cho các từ khóa để khi người dùng nhập từ đó vào công cụ tra cứu online, đường link quảng cáo của họ sẽ hiển thị ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.
Theo AdWords, từ “insurance” (bảo hiểm) giúp Google thu được trung bình 54,91 USD cho mỗi click.
Video đang HOT
20 từ khóa đắt nhất trên Google.
Thứ tự trong biểu đồ trên được sắp xếp phụ thuộc vào khối lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng và chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp chuột của từng từ khóa.
Danh sách 20 từ khóa đắt nhất:
1. Insurance (bảo hiểm): 54,91 USD cost per click (số tiền Google kiếm được mỗi lần người sử dụng bấm vào link)
2. Loans (khoản vay): 44,28 USD
3. Mortgage (thế chấp): 47,12 USD
4. Attorney (luật sư): 47,07 USD
5. Credit (tín dụng): 36,06 USD
6. Lawyer (luật sư): 42,51 USD
7. Donate (quyên góp): 42,02 USD
8. Degree (bằng cấp): 40,61 USD
9. Hosting (dịch vụ máy chủ): 31,91 USD
10. Claim (khiếu nại): 45,51 USD
11. Conference Call (Gọi nhóm): 42,05 USD
12. Trading (giao dịch): 33,19 USD
13. Software (phần mềm): 35,29 USD
14. Recovery (phục hồi): 42,03 USD
15. Transfer (chuyển đổi): 29,86 USD
16. Gas/Electricity (điện/gas): 54,62 USD
17. Classes (lớp, các loại): 35,04 USD
18. Rehab (phục hồi): 33,59 USD
19. Treatment (xử lý): 37,18 USD
20. Cord Blood (cuống rốn): 27,8 USD
Theo VNExpress
Wolfram Alpha và tầm nhìn về công cụ tìm kiếm tương lai
Cỗ máy tìm kiếm này trực tiếp đưa ra lời giải đáp cho các câu lệnh của người dùng thay vì liệt kê hàng triệu trang web chứa các từ khóa và bắt họ tự đọc và lọc thông tin.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng trong tương lai, công cụ tra cứu sẽ trở thành dịch vụ hỏi đáp, tức là khi hỏi: "Tòa nhà Bitexco Finacial Tower có bao nhiêu tầng", kết quả người sử dụng nhận được sẽ không phải là các đường link mà là câu trả lời "68 tầng".
Đây không phải viễn cảnh xa xôi bởi một số công cụ, nổi bật là Wolfram Alpha, đang cố gắng hoàn thiện điều đó. Cỗ máy vừa tròn 2 năm tuổi này (ra đời tháng 5/2009) đang thực hiện điều mà Google chưa làm được, dù cũng chưa hoàn hảo. Nó có thể đánh giá một người cao 1,7 m và nặng 70 kg có thừa cân không, hay trăng có tròn vào tối 4/9 ở thành phố Buenos Aires (Argentina) khi người dùng định cầu hôn người yêu hay không...
Wolfram Alpha hiển thị câu trả lời gồm text và bảng biểu một cách khoa học. Trong câu hỏi trên, người sử dụng thắc mắc năm 1992, lương của họ là 14.000 USD, vậy mức thu nhập đó có giá trị bao nhiêu vào năm 2009? Wolfram Alpha trả lời là 21.124 USD.
Sản phẩm của chuyên gia người Anh Stephen Wolfram hiển thị kết quả trực tiếp gồm văn bản, bảng biểu... một cách khoa học. Sau 2 năm, dù chưa thay đổi thế giới như mong đợi, Wolfram Alpha cũng đạt lợi nhuận nhất định và được đánh giá cao trong một số lĩnh vực, chẳng hạn sinh viên nhận thấy công cụ này rất có ích khi họ giải phương trình, lượng giác, tìm hiểu các mô hình kinh tế hay so sánh sự phát triển của 2 quốc gia...
Đội ngũ phát triển Wolfram Alpha gồm 200 lập trình viên, nhà ngôn ngữ học và chuyên gia về các vấn đề khác nhau. Danh mục những việc họ cần phải thực hiện trên Wolfram Alpha kéo dài tới 2 thập kỷ. "Nếu có cơ hội xem toàn bộ danh sách các nhiệm vụ phải làm của chúng tôi, bạn sẽ thấy nó khủng khiếp như thế nào bởi để hoàn thành nó cần tới 20 năm. Nhưng tôi không ngại lắm vì tôi đã theo đuổi dự án điện toán Mathematica được 25 năm rồi", Stephen Wolfram chia sẻ trên trang công nghệ Wired. "Bất cứ bước đi nào chúng tôi vừa hoàn thiện luôn là thứ tôi thấy háo hức nhất. Đây là dự án lớn thứ ba trong cuộc đời tôi".
Stephen Wolfram: "Mọi người cần những gì chúng tôi đang thực hiện". Ảnh: Wired.
Wolfram cảm thấy khích lệ khi nhìn vào những dòng lệnh mọi người nhập trên hộp tìm kiếm bởi chúng cho thấy người sử dụng tìm đến cỗ máy này với hy vọng có được lời giải cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, một trong những thách thức của họ hiện nay là mọi người quen với việc nhận kết quả tìm kiếm trong nháy mắt (chỉ khoảng 1-9 phần triệu giây) trong khi Wolfram Alpha cần đến 500 phần triệu giây vì nó cần thời gian tính toán câu trả lời. Còn thách thức lâu dài là nhập càng nhiều dữ liệu vào hệ thống càng tốt.
Dù vẫn chỉ là "alpha", tức chưa phải sản phẩm hoàn chỉnh và dữ liệu chưa phong phú, Wolfram tin rằng đây là một trong những xu hướng tra cứu thông tin tương lai và quan trọng hơn, con người "sẽ cần những gì chúng tôi đang làm".
Theo VNExpress
Google đóng góp 64 tỷ USD cho Mỹ Google Inc, công ty tìm kiếm Internet lớn nhất thế giới, tuyên bố họ đã đóng góp 64 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm ngoái, tăng 18% so với năm 2009. Công ty tính toán ra số tiền trên bằng cách ước tính rằng cứ mỗi 1 USD mà một khách hàng chi cho dịch vụ quảng cáo Google AdWords...