20 năm đi “xóa rào” ngôn ngữ
Trên trùng điệp núi rừng của xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà (Kon Tum) là bản làng của 8 dân tộc anh em.
Sau rào cản ngôn ngữ, học sinh đã tự tin hơn trong các hoạt động và tích cực học tập.
Hơn 20 năm giảng dạy ở đây, cô Nguyễn Thị Thủy đã không ngừng tìm cách xóa bỏ rào cản ngôn ngữ để mang đến môi trường giáo dục bình đẳng cho trẻ em.
Trống rỗng ở Đăk Ui
Năm 2000, cô Thủy bén duyên với nghề gõ đầu trẻ ở Trường Mẫu giáo Đăk Ui. Nơi đây với 77% dân cư thuộc dân tộc thiểu số. Khác biệt ngôn ngữ là rào cản mà cô trăn trở.
Cảm xúc về lần đầu tiên đứng lớp và tiếp xúc với trẻ dân tộc thiểu số cô Thủy vẫn không thể quên: “Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo ghép cho trẻ 4 và 5 tuổi. Lớp có 36 học sinh, cách điểm trường chính 3km. Trẻ không hiểu tiếng Việt và nhút nhát, tránh tới gần cô giáo. Tôi lại không hiểu tiếng của trẻ. Mọi thứ trở nên trống rỗng có phần xa lạ”…
Chưa dừng ở đó, khó khăn còn đến từ giao tiếp với cha mẹ các em. Nhiều phụ huynh hạn chế khả năng tiếng Việt. Vì vậy, việc phối hợp trong công tác giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường gặp trở ngại đủ đường. Trăn trở suốt nhiều ngày, cô Thủy đã tìm đến một chị làm ở hội phụ nữ trong thôn giúp khắc phục vấn đề giao tiếp với trẻ.
“Trong các hoạt động ở lớp, tôi sẽ nói tiếng Việt, còn người hỗ trợ nói lại bằng tiếng địa phương để trẻ hiểu. Dần dần trẻ đã bắt đầu giao tiếp với tôi nhiều hơn. Sau đó, tôi lại nhờ những trẻ nói tiếng Việt tốt giải thích bằng tiếng địa phương những từ mà trẻ khác chưa biết. Đồng thời, khi nói với trẻ tôi kèm theo cử chỉ và hành động để trẻ dễ hình dung”, cô Thủy chia sẻ.
Đối với phụ huynh, cô Thủy cũng đánh máy nội dung tuyên truyền lên giấy và kèm theo hình ảnh để phụ huynh dễ hiểu. Cô còn kết hợp nhờ những người có uy tín trong thôn như già làng, thôn trưởng bản cùng tuyên truyền về việc phối hợp giáo dục cho trẻ ở nhà.
Theo đó, cha mẹ các em cần quan tâm chăm sóc con về dinh dưỡng, vệ sinh, và nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi học chuyên cần. Bên cạnh đó, cô Thủy tự mình chủ động học thêm tiếng dân tộc để dễ dàng trò chuyện với các em và phụ huynh hơn.
Giáo viên Trường Mẫu giáo Đăk Ui đã sáng tạo nhiều mô hình truyền thống vào các góc chơi trong lớp học.
Lo lắng vì những đứa trẻ vẫn tiếp tục được… sinh ra
Tuy đã phần nào khắc phục được những khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa, cô Thủy vẫn trăn trở làm sao để giải quyết triệt để tình trạng này. Bởi hàng năm, nhiều trẻ em dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục được sinh ra, nuôi lớn và đến trường. Vì vậy, cần thiết phải có được một phương án mang tính bền vững hơn. Đồng thời, phương pháp phải được lan tỏa tới nhiều giáo viên cùng thực hiện.
Năm 2017, cô Thủy và các cô giáo khác ở tỉnh Kon Tum được tiếp xúc với dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (BAMI). Chương trình do Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) triển khai.
Trong dự án này, các chuyên gia đã khảo sát, nghiên cứu và phát triển những phương pháp giáo dục nhằm giúp trẻ mầm non vượt qua rào cản ngôn ngữ đặc biệt đối với trẻ em dân tộc ít người khi học ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt. Cô Thủy cùng nhiều giáo viên khác đã được hướng dẫn cụ thể qua các buổi tập huấn để ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
Video đang HOT
Chẳng hạn, thay vì chỉ giảng bài theo cách truyền thống, cô sẽ đặt câu hỏi rồi dành thời gian cho trẻ trả lời. Mặc dù lời nói của các em không được đầy đủ, hoặc trẻ chỉ trả lời thông qua sử dụng cử chỉ điệu bộ, nhưng cô sẽ nói lại cả câu mà trẻ muốn diễn đạt.
Từ những gì học được, cô Thủy cũng áp dụng văn hóa địa phương và các kỹ thuật tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các góc chơi. Ngoài ra, để tạo môi trường gần gũi hơn cho trẻ, cô Thủy đã tận dụng thêm các vật liệu, bối cảnh từ đồ dùng gia đình như rổ, rá, cồng, chiêng… để dạy học. Bởi đây là những vật liệu gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ. Cô cũng sử dụng những câu chuyện từ cuộc sống thường ngày nghề đan lát truyền thống để dạy cho trẻ.
Nhờ đó, trẻ vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo, thiết kế các hoạt động giới thiệu sách, hoạt động mở rộng sau khi đọc truyện, đọc thơ diễn cảm… một cách dễ dàng. Sự đa dạng trong cách tổ chức các hoạt động học giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia vì những hoạt động này hoàn toàn dựa trên sở thích và sáng kiến của trẻ.
Học trò đã tự tin, vui vẻ và mạnh dạn hơn khi được xóa bỏ rào cản ngôn ngữ. Ảnh: VVOB
Hành trình đưa trẻ đến gần tiếng Việt
Thành công đầu tiên của cô Thủy xuất phát từ việc áp dụng các lý thuyết và thực hành mà cô học được. Từ đó, cô đã điều chỉnh phương pháp giảng dạy và quan sát trẻ trên nền tảng khoa học hơn.
“Sau gần 2 năm tham gia, tôi hiểu hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non. Tôi điều chỉnh phương pháp giảng dạy truyền thống và tìm cách đặt câu hỏi khác nhau để kích thích trẻ suy nghĩ trả lời. Tôi cũng tập trung vào việc sử dụng đa dạng các câu hỏi khác nhau. Ví dụ câu hỏi mở, câu hỏi trải nghiệm, câu hỏi đối lập khi giao tiếp với trẻ. Đặc biệt, tôi kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của các em sau khi đặt câu hỏi. Tôi nhận ra rằng dạy tiếng Việt cho trẻ không chỉ giới hạn ở trong môi trường lớp học mà còn có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Quan trọng là giáo viên phải tạo môi trường học tập giàu ngôn ngữ để kích thích trẻ trò chuyện, trao đổi cùng nhau”, cô Thủy chia sẻ.
Suốt nhiều năm theo đuổi hành trình cùng các bé đến gần hơn với tiếng Việt, cô Thủy đã gặp không ít những câu chuyện đáng nhớ. Nổi bật là một trải nghiệm đầy thử thách trong năm học 2019 – 2020. Lúc này, cô dạy lớp mẫu giáo ghép 4, 5 tuổi ở thôn 5b. Ngày đầu đến lớp, cô thấy có một cháu bé nhỏ con tên là Y Phi rất nhút nhát, cứ trốn sau lưng bạn.
Cô để ý thấy cháu rất sợ không dám nhìn thẳng vào mặt cô mà chỉ nhìn lén, cũng không nói chuyện với các bạn trong lớp. Cháu chỉ nói chuyện với bạn Y Chun Hiêng. Không chỉ riêng ngôn ngữ, mà trẻ còn gặp rào cản lớn về tâm lý khi đến trường.
Học sinh trường mẫu giáo Đak Ui vui vẻ đến trường.
“Tôi suy nghĩ mình phải có cách gì để trẻ nói và tham gia các hoạt động trong lớp, chứ cứ như thế này thì không ổn”, cô kể. Ngày tiếp theo đến lớp, cô tới ngồi gần trẻ và hỏi chuyện nhưng trẻ không trả lời. Những ngày sau đó, cô đã cố tình làm quen, khen trẻ và nói chuyện với trẻ nhiều hơn, nhưng cũng không có kết quả…
Cô Thuỷ chia sẻ: “Nếu theo cách hiểu trước đây, tôi cần phải động viên nói càng nhiều càng tốt, đặc biệt là đề nghị tập trung học nói tiếng Việt thay vì nói tiếng mẹ đẻ. Nhưng dựa trên những kiến thức mới học được, tôi hiểu rằng, đây là một giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường đối với mỗi trẻ chỉ tiếp xúc với tiếng Việt khi đến trường. Mặc dù, trẻ nhút nhát và không nói nhiều nhưng trẻ vẫn đang tiếp thu ngôn ngữ mới”.
Ở thời điểm này, cô Thủy đã tập trung vào việc tạo cảm giác thoải mái để trẻ cảm thấy an toàn, thân thiện, được yêu thương, che chở như ở nhà. Khi trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái trong môi trường lớp học, cô bắt đầu tương tác nhiều hơn với trẻ thông qua trò chuyện, hỏi han, kể chuyện… ở mọi thời điểm.
Trong khi giao tiếp với trẻ, cô cũng diễn tả điều mình muốn nói bằng lời nói và cả bằng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, các cử chỉ, khuôn mặt… để giúp trẻ hiểu. Dần dần, trẻ bắt chước các từ vựng, các câu ngắn mà cô đã sử dụng một cách tự nhiên. Khi trẻ tiến bộ, cô Thủy cũng áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để kích thích tương tác ngôn ngữ với các em.
Bằng sự kiên nhẫn và áp dụng nhiều phương pháp tạo môi trường giàu ngôn ngữ, cô Thủy đã có được thành quả tuyệt vời khi giúp trẻ vượt qua rào cản ngôn ngữ và tâm lý nhút nhát. Giờ đây, học trò của cô ngày ngày líu lo ca hát. Tiếng các em trong veo vang vọng trên bản làng. Mỗi ngày đến trường, những khuôn mặt sáng tự tin vào lớp khiến các cô giáo có thêm động lực để tiếp tục sự nghiệp. Đây chính là điểm sáng trong công tác giáo dục dạy trẻ vùng khó tại Kon Tum.
Gắn bó với miền núi nhiều năm, khi có cơ hội chuyển về xuôi làm việc, cô Thủy không nỡ. Cô Thủy hiểu rằng, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ là nỗ lực của mỗi giáo viên khi đến với học sinh vùng khó. Để từ đó, việc học tập, sinh hoạt của cô và trò trở nên gần gũi hơn, trẻ tiến bộ hơn và sẵn sàng với tương lai tươi sáng.
“Đăk Ui có thể là một ngôi trường xa xôi, hẻo lánh, nhưng đối với tôi, nơi đây chỉ xa về địa giới hành chính, chứ không xa trong tâm trí”, cô Thủy chia sẻ.
Việc mang văn hóa địa phương vào lớp học cũng như các hoạt động sẽ tạo môi trường cho trẻ dễ học và phát huy vốn tiếng Việt. Trẻ sẽ học được các từ mới thông qua các hoạt động, tương tác với cô cũng như với các đồ vật thân thuộc với trẻ. Cá nhân tôi cũng khuyến khích phụ huynh tổ chức các hoạt động chơi, tương tác với trẻ ở nhà, dựa trên các trò chơi, câu chuyện văn hóa dân gian tại địa phương. - Cô Nguyễn Thị Thủy
Tiếng Việt 2 Cánh Diều: Giúp học sinh phát triển ngôn ngữ và năng lực chung
Năm học 2021-2022, thầy trò nhiều trường Tiểu học cả nước dạy học bộ sách Cánh Diều, trong đó có Tiếng Việt 2 (TV2).
SGK Tiếng Việt 2 Cánh Diều
Với kinh nghiệm đã giảng dạy ở nhiều trường sư phạm, hay ở cương vị quản lý, chỉ đạo dạy học môn Ngữ văn các cấp, tôi thấy văn bản văn học trong SGK này có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt giúp học sinh phát triển ngôn ngữ và năng lực chung.
Góp phần phát triển ngôn ngữ và văn học cho học sinh
Các văn bản văn học (gọi chung các bài tập đọc, chính tả, tập viết, kể chuyện) trong TV2 Cánh Diều nằm trong mô hình thiết kế tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển ngôn ngữ và văn học, các năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu cho học sinh.
Cách cấu trúc của sách như vậy là hợp lý. Việc lựa chọn văn bản văn học đưa vào sách theo thời gian, tiến độ thực hiện chương trình vì vậy cũng phải rất khoa học, phải nhịp nhàng gắn kết với việc dạy và học tiếng Việt nói chung. Các nhà làm sách đã làm tốt điều này.
Các chủ đề của văn bản văn học TV2 bắt đầu từ nhân vật học sinh (TÔI) và phát triển theo mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm ấy với môi trường xung quanh. Điều này vừa phù hợp với quan điểm giáo dục lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, vừa phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu của học sinh. Biên độ không gian, thời gian, cảnh, người...được mở dần theo chương trình học cũng là theo sự phát triển cơ thể và trí tuệ học sinh.
Các văn bản văn học được chọn lựa theo trình tự: Tôi - gia đình tôi - trường tôi - đất nước tôi - trái đất của tôi . Ngay từng chủ đề cũng chia ra các chủ điểm. Ví như "TÔI" (Em là búp măng non) cũng chia thành các chủ điểm thiếu nhi và bạn bè, đất nước tôi (quê hương, đất nước)... Không bị "đốt cháy giai đoạn", tầm hiểu biết của học sinh rộng dần mà không choáng ngợp, bỡ ngỡ.
Nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh tăng dần cùng với độ dài (số lượng tiếng, từ ngữ) của văn bản.
Văn bản văn học phong phú, phù hợp, dễ tiếp nhận
Trong một chủ đề, một bài học giáo dục thường được nhắc lại ở nhiều văn bản văn học với các cách thức thể hiện khác nhau (có khi là thơ, có khi là văn xuôi, của tác giả trong nước và cả ngoài nước...). Tất cả đều không áp đặt, gò ép; học sinh tự cảm nhận, tự thấm bài học về đạo đức, nhân cách, về tình cảm và thái độ sống qua rung động với ý thơ, tình thơ hay nội dung câu chuyện, đoạn văn tả.
Lấy ví dụ bài 1 và bài 2 ở TV2 tập 1. Bài 1,"Cuộc sống quanh em" tập trung giáo dục tình yêu, trách nhiệm lao động bằng 1 bài văn, 1 bài thơ ( Làm việc thật là vui , Mỗi người một việc ). Bài 2, "Thời gian của em" cũng vẫn là giáo dục tình yêu lao động nhưng ở mức cao hơn: Hãy đừng lãng phí thời gian; phải dùng thời gian để làm việc. Bài học 2 có 2 bài thơ ( Ngày hôm qua đâu rồi, Đồng hồ báo thức ), 1 bài văn ( Một ngày hoài phí ).
Tương tự như thế, hai bài học 16 và 17 đều xoay quanh chủ đề tư tưởng dạy trẻ có tình cảm anh em trong gia đình, nhưng bài học sau có "cấp độ" cao hơn bài học trước: Từ sống hòa thuận đến giúp đỡ, cưu mang nhau.
Cách sắp xếp văn bản theo một chùm bài như thế làm cho nhận thức và tình cảm của học sinh được khắc sâu và bền vững. Nhất là cuối mỗi chủ điểm học tập, TV2 đều tổ chức một hoạt động gọi là GÓC SÁNG TẠO. Đó là hoạt động khơi dậy vốn sống đang tích cóp, khả năng sáng tạo và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Giàu chất văn và giá trị nghệ thuật
Các văn bản văn học thể hiện trong TV2 rất giàu chất văn chương và có giá trị nghệ thuật. Sợ nhất đối với người dạy Văn ở tất cả các bậc học là dạy Văn trong SGK mà chẳng thấy văn đâu, chỉ là dạy tiếng, dạy từ, dạy đạo lý khô cứng qua các văn bản văn học. Đặc biệt, với SGK cấp tiểu học nếu như thế sẽ vô tình gieo cho lũ trẻ sự "sợ văn". Rất vui là TV 1, 2 Cánh Diều đã tránh được điều này. Có thể nói, các bài thơ, câu chuyện, các đoạn văn miêu tả...đều được chọn lựa kỹ càng, giữ được sự hài hòa giữa giáo dục tư tưởng, kỹ năng sống với tâm hồn và tình yêu, cảm thụ văn học.
Các tác giả là những nhà thơ, nhà văn và các cây bút viết cho thiếu nhi bằng cả tình cảm, nhiệt huyết và tâm hồn trẻ thơ. Có thể kể một số tác giả tiêu biểu,về văn có: Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Phương, Phong Thu, Ngô Quân Miện, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Thái Vận, Từ Nguyên Tĩnh...vv. Về thơ có: Hồ Chí Minh, Huy Cận, Trần Lê Văn, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Lãm Thắng. Ấy là chưa kể sự có mặt của các nhà văn nổi tiếng thế giới qua các bản dịch vừa sát, vừa "Việt hóa của Vũ Ngọc Bình, Vũ Nho, Lương Hùng...vv.
Chẳng hạn đoản văn "Làm việc thật là vui" của Tô Hoài là những câu văn ngắn; chỉ trừ đoạn cuối, các đoạn trên, mỗi đoạn chỉ một, hai câu. Mỗi đoạn lại là một phân cảnh mở dần: Từ trong nhà (cái đồng hồ), đến chuồng gà (tiếng gà), ra ngoài vườn (tu hú, chim sâu, cành đào)... rất sinh động. Cảnh vật và vật đều hoạt động, đều làm việc. Đoạn văn ngắn mà rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu. Cái hay của câu cuối không ở tả mà ở kể: Bé vui vì mình không lạc lõng.
Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống
Đây cũng là mục tiêu, phương châm, ý chí của các nhà soạn sách Cánh Diều. Ý chí thôi chưa đủ, người làm sách phải thực sự là các nhà khoa học, các nhà giáo dục "luôn lắng nghe và thấu hiểu". TV 2 là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc, trí tuệ, trách nhiệm của nhóm tác giả Cánh Diều.
Đọc bài thơ văn xuôi "Rơm tháng mười" của Nguyễn Phan Hách (TV2 tập 2, trang 102), nhiều từ láy được sử dụng ( óng ánh, ngầy ngậy... ). Nhiều so sánh được lựa chọn ( nắng hanh trong như hổ phách ; rơm trải như tấm thảm khổng lồ ...). Hình ảnh gợi cảm, gợi tả xuất hiện, có màu sắc, hương thơm, ánh sáng, có hoạt động của cảnh, nhất là của người - những đứa trẻ thôn quê. Tả rơm mà thấy cả không gian, không khí làng quê. Không thể không tự hào về "quê" với trẻ nông thôn, không thể không ao ước về nông thôn với trẻ thị thành, khi đọc bài văn này!
Trong TV2, cả hai tập, số lượng thơ khá nhiều. Ngoài các bài đọc là thơ, những bài thơ, khổ thơ hay còn được giới thiệu qua các bài chính tả. Điều này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Tứ thơ, lời thơ dễ hiểu. Phần lớn các bài thơ chú trọng phép nhân hóa, so sánh, cũng giúp trí tưởng tượng của học sinh được bay bổng.
"Cái trống trường em" của Thanh Hào (TV2 tập 1, trang 40) là bài thơ hay, thể hiện đúng tâm trang của học sinh ngày tựu trường (nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ việc học hành). Hay ở cách nói: Trẻ nghĩ về trống đấy, trống cũng là bạn, cũng nghĩ suy và tâm trạng như trẻ. Lối nhân hóa được dùng thật đắt. Thể thơ 4 chữ rất phù hợp.
"Nghe thầy đọc thơ" của Trần Đăng Khoa (TV2 tập 1, trang 67) lại là bài thơ nói đúng và hay về tâm trạng, về khiếu thẩm thơ của trẻ nhỏ. Bài thơ đưa trẻ đến với bao tốt đẹp quanh mình, từ thiên nhiên đến con người. Bài thơ nhiều sáng tạo ở vận dụng lối đảo từ ( đỏ nắng, xanh cây ), nhiều từ tượng thanh, tượng hình ( mái chèo nghiêng mặt sông, rào rào. ..), cách tưởng tượng rất tinh tế (gió thổi mà bảo trăng thở; tiếng thầy như tiếng của bà năm xưa...).
Chất thơ ở bài thơ lục bát đậm chất ca dao "Em yêu nhà em" của Đoàn Thị Lam Luyến (TV2 tập 2, trang 105) là cách tả con vật, cảnh vật vừa như bằng các giác quan vừa bằng tưởng tượng, liên tưởng. Tiếng chim sẻ líu lo, tiếng gà cục tác,dáng cây chuối mật như người bà "lưng ong", bắp ngô như ông có bộ "râu hồng" thì nghe thấy, nhìn ra mà tưởng tượng. Từ con cá cờ mà nhớ chị Tấm; nghe tiếng ếch, tiếng dế mà tưởng như đời sống của trẻ thơ: học bài, ngâm thơ. Thật thú vị! Câu kết bài thơ lại dung dị, dung dị một điều có chiêm nghiệm: Dù đi xa thật là xa/Chẳng đâu vui được như nhà của em!
Hữu Thỉnh ở "Để lại cho em" (TV2 tập 1, tr 128) bằng lời kể thủ thỉ, bài thơ tưởng chẳng có gì để nói. Bởi câu chuyện và từ ngữ rất gần gũi thân thuộc. Nhưng người lớn đọc, rồi trẻ thuộc lại thấy rưng rưng. Cái ngoan của chị ở khắp bài thơ: chị biết giữ gìn cẩn thận áo quần, dép mũ; chị biết vượt qua ốm đau, trẻ nào chả mắc; chị biết giữ vệ sinh, tay chân lúc nào cũng sạch sẽ; chị yêu mẹ, cha: "quàng qua cổ mẹ, thơm thơm thơm thơm". Bằng tuổi em, chị đã rất ngoan, chị là tấm gương ngay bên em để em học. Chất thơ của bài thơ không ở nhịp, ở vần, ở từ ngữ lạ lùng mà ở việc làm, ở chị và cả ở em!
Từ các văn bản văn học, TV2 từng bước làm giàu vốn từ, yêu quý, trân trọng tiếng Việt. Từ những bài thơ dễ thuộc, câu chuyện dễ nhớ, TV2 đem đến cho học sinh hứng thú đọc văn, tìm hiểu văn và yêu văn.
Tiếng Việt 1 Cánh diều đã được đông đảo các trường tiểu học cả nước chọn dạy trong năm học trước. Năm học này, TV1 có chỉnh lý cùng với TV 2 của Cánh Diều đang được chào đón, tiếp nhận, sử dụng với số lượng lớn. Đó là một sự lựa chọn đúng.
'Trái ngọt' của cô gái Việt 2 lần trượt đại học, từng phải làm lao công Hai lần trượt đại học, bị gần 200 công ty từ chối trước khi trở thành chuyên viên Chính phủ New Zealand, Từ Vinh nói cuộc đời mình không thiếu những "cú trượt dài". Nhưng, cô chưa bao giờ dừng lại, bởi "bỏ cuộc tức đã chấp nhận thất bại". Luôn tìm cơ hội trong mọi hoàn cảnh Nguyễn Thiện Từ Vinh sinh...