20% dân số thế giới mắc hội chứng lo âu khi học Toán, nếu nằm trong số này bạn cần lưu tâm ngay những điều sau đây để cải thiện
Đã bao giờ bạn cảm thấy căng thẳng, toát mồ hôi hột, tim đập loạn xạ bất chấp lúc bị thầy cô gọi lên bảng hay không thể tập trung giải bài tập trong giờ kiểm tra Toán hay chưa?
Chắc chắn rằng cái thời đi học, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ, thậm chí nằm lòng danh tính của những nhân vật đứng đầu lớp về thành tích học tập, đặc biệt là khả năng tiếp thu các môn tự nhiên với tốc độ giải Toán ở tầm “thượng thừa”. Chưa kể, vì học quá giỏi nên họ thường phải đảm nhận trọng trách kèm cặp các bạn học yếu trong lớp, luôn nhiệt tình chỉ bảo để cùng nhau tiến bộ.
Nhiều khi thầy cô ra đề khó nhằn, hóc búa để thách thức cả lớp, tưởng chừng sẽ chẳng ai giải được, thế mà vẫn xuất hiện một số nhân vật top đầu bước lên “như một vị thần” và giải ra đáp án đúng. Điều này cũng lý giải vì sao học càng giỏi càng được thầy cô yêu quý, bạn bè thì ngưỡng mộ, nể phục.
Tuy nhiên ngoài những bạn học giỏi Toán thì môn học này chưa bao giờ là dễ dàng với học sinh, sinh viên. Chia sẻ một cách thật lòng xem đã bao giờ bạn cảm thấy căng thẳng, toát mồ hôi hột, tim đập loạn xạ bất chấp lúc bị thầy cô gọi lên bảng hay không thể tập trung giải bài tập trong giờ kiểm tra Toán hay chưa? Có lẽ chẳng cần trả lời cũng biết đây hẳn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của tụi học trò thời đi học.
Ảnh minh họa
Tất cả những dấu hiệu đó là biểu hiện của việc bạn đang gặp phải hội chứng lo âu khi học Toán, nói cách khác là luôn thường trực một nỗi lo lắng, sợ hãi Toán học. Tuy nhiên, hội chứng này diễn ra ở khá nhiều người, cụ thể theo số liệu thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 20% dân số cũng phải trải qua cảm giác tương tự.
Thực tế, những người gặp phải chứng lo âu khi học Toán thường sẽ không đạt điểm cao môn Toán, việc tính toán trong cuộc sống hằng ngày cũng đôi phần rắc rối. Cho nên vấn đề không nắm vững kiến thức xoay quanh các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật,… sẽ làm giới hạn các lựa chọn trong nghề nghiệp của họ.
Nhà toán học từng đoạt giải Fields – Laurent Schwartz có lần cho biết khi còn học cấp ba, ông đã lo lắng vì nghĩ mình không đủ năng lực để giải một bài Toán. Đó cũng là minh chứng cho việc người mắc hội chứng sợ Toán không đồng nghĩa với họ kém nhạy bén hay học không nổi môn Toán. Thực tế đã từng có nhiều người thành đạt, thậm chí đến nhà Toán học cũng có thời phải trải qua hội chứng oái oăm này.
Ảnh minh hoạ
Qua nghiên cứu, một số nhà khoa học đã cho rằng, cách giảng dạy và giáo viên chính là nguyên nhân hàng đầu nhân dẫn tới hội chứng lo âu khi học Toán. Ở một số quốc gia, không quá khó để vượt qua những điều kiện tiên quyết khi trở thành một giáo viên dạy Toán, sinh viên chỉ cần đạt 51% điểm trong các bài kiểm tra Toán đã có thể giảng dạy môn học này nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức chuyên môn, đồng thời tiềm ẩn nỗi lo lắng, sợ hãi vì nghĩ mình không thể giải được bài. Trong khi một vài nơi khác giải Toán nhanh đồng nghĩa với thông minh nhạy bén, điều này đã tạo ra nhiều áp lực cho học sinh.
Nếu bạn cũng gặp phải hội chứng sợ Toán thì nên cải thiện bằng một số phương pháp thư giãn như hít thở sâu, đi bộ nhanh và thường xuyên tập thể dục cũng có thể giúp giảm bớt lo lắng, nhất là ngồi thiền còn được chứng minh sẽ giúp học sinh đạt điểm tốt hơn trong các bài kiểm tra. Giải phóng bộ nhớ và giảm lo âu bằng cách viết toàn những nỗi lo của mình ra giấy cũng rất có ích cho tinh thần của bạn.
Cha mẹ và thầy cô có thể giúp con em, học trò của mình yêu thích môn này hơn khi để chúng tiếp cận các phương pháp thực tiễn hiện đại, cho chúng thời gian suy nghĩ cũng như tìm ra lời giải bằng chính khả năng của mình. Rất có thể sau một thời gian hội chứng lo âu khi học Toán sẽ biến mất và bạn không còn phải hoang mang, sợ hãi với môn học này nữa.
Video đang HOT
Phụ huynh chưa muốn con đến trường mầm non khi còn dịch bệnh
Lo con còn nhỏ, nhiều phụ huynh sẵn sàng cho trẻ mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
Sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch Covid-19 có diễn biến khả quan. Nhiều địa phương quyết định cho học sinh trở lại trường. Nhiều tỉnh dự kiến đầu tháng 5 sẽ cho học sinh đồng loạt đến lớp, kể cả bậc mầm non, tiểu học, nếu tình hình ổn định như những ngày qua.
Tuy nhiên, không ít phụ huynh có con nhỏ vẫn băn khoăn, lo lắng vì khả năng, ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ còn kém. Môi trường tiểu học, mầm non, trẻ tiếp xúc rất gần nhau.
Phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn về thời gian trở lại trường của trẻ mầm non. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Muốn trẻ ở nhà cho đến khi hết dịch
Dù sống ở vùng thuộc nhóm nguy cơ thấp, chị Trúc Như (Phú Quốc, Kiên Giang) chưa muốn cho con gái (học sinh lớp 5) đi học trở lại vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5. Phụ huynh này cho rằng phải đến khi công bố hết dịch, chị mới an tâm cho con đến lớp.
Bà mẹ này giải thích học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, chưa thể đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng chống lây nhiễm khi ở trường.
Trong khi việc học online, theo chị, đang ở mức chấp nhận được với học sinh tiểu học. Kiểm tra tiến độ học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh của con, chị Như nhận thấy bé hoàn thành tốt yêu cầu giáo viên đặt ra, biết tự làm bài tập.
Nếu tình hình không được cải thiện, chị Trúc Như chấp nhận cho con ở nhà, thay vì đến trường với lo lắng có thể nhiễm virus corona.
Tương tự, anh Hữu Lâm, cha của bé 4 tuổi tại TP.HCM, cho hay nếu thành phố quyết định đầu tháng 5 cho học sinh mầm non đến lớp, anh vẫn xin cho con nghỉ thêm một thời gian. Gia đình anh Lâm quyết định khi nào công bố hết dịch mới cho con trở lại trường.
Có con 4 tuổi học tại một trường mầm non tại quận Gò Vấp (TP.HCM), chị Hà Thu cho biết có thể gia đình sẽ cho con nghỉ hết năm nay, chấp nhận bé học lại một năm. Khai giảng năm học mới, gia đình mới cho con đến trường trở lại.
"Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm", bà mẹ này cho hay.
Trẻ nhỏ đến lớp, cha mẹ chưa hoàn toàn yên tâm
Ngược lại, một số phụ huynh cho rằng sau thời gian nghỉ, trẻ đã ghi nhớ và tập thành thói quen đeo khẩu trang, ho phải che miệng, rửa tay thường xuyên, cộng với tình hình dịch bệnh tiến triển tốt, nên trẻ đến trường vào đầu tháng 5 là khả thi.
Tin tưởng công tác chuẩn bị của các trường, chị Quyên Thanh, mẹ của bé 5 tuổi tại TP.HCM, cho hay nếu trường mở cửa vào đầu tháng 5, chị sẽ quyết định cho con đi học.
Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm.
Phụ huynh Hà Thu
"Khi quyết định cho mầm non đi học lại, thành phố cũng đã đảm bảo công tác chuẩn bị, an toàn của các trường. Hơn nữa, các bé cũng nhớ thầy cô, bạn bè và mong được đi học lại", chị Quyên Thanh nói.
Phương Mai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hy vọng Hà Nội có thể sớm cho con trở lại trường. Từ khi trường đóng cửa vì dịch, chị cho hai con gái về quê. Thời gian nghỉ học quá lâu, cả hai cháu đều tâm sự nhớ trường, lớp, bạn bè, cô giáo và mong được sớm đi học.
"Đành rằng lớp 1 ít kiến thức, nghỉ cũng không ảnh hưởng việc học quá nhiều. Nhưng các cháu mong ngóng quá nên tôi chỉ mong Hà Nội có thể mở cửa trường học từ đầu tháng 5", nữ phụ huynh chia sẻ.
Dù vậy, để con đến trường khi Việt Nam chưa công bố hết dịch, chị cũng lo lắng. Ở nhà, bố mẹ nhắc nhở rửa tay thường xuyên, nhưng ở lớp, sợ hai con quên. Ngoài ra, chị cũng lo hai con mải chơi đùa với bạn, không đảm bảo an toàn phòng dịch.
Cùng quan điểm, chị Trần Phương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết sẽ cho con đi học trở lại nếu thành phố quyết định mở cửa trường học. Chị lo ngại nếu nghỉ học quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc con trai vào lớp 1 từ năm sau.
Nhiều địa phương dự kiến cho học sinh mầm non, tiểu học đến trường vào đầu tháng 5. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Trường công lập sẽ khó đảm bảo
Bà Thu Hiền, chủ một nhóm trẻ tư thục ở Tây Hồ, Hà Nội, đã khảo sát ý kiến phụ huynh trong trường hợp thành phố cho phép các trường hoạt động trở lại trong nửa đầu tháng 5.
Khoảng 70% phụ huynh đồng ý gửi con đến lớp. 30% còn lại mong muốn cho con nghỉ tiếp đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn.
Dù số lượng học sinh trở lại lớp có thể giảm, bà Hiền vẫn hy vọng có thể sớm hoạt động trở lại. Sau gần 4 tháng nghỉ vì dịch, chỉ tính riêng tiền thuê mặt bằng, bà thiệt hại 80 triệu đồng vì không được chủ giảm tiền thuê.
Dù nghỉ dịch, bà vẫn phải thu xếp trả khoảng 1-2 triệu đồng/tháng cho giáo viên để họ đảm bảo cuộc sống. Số tiền không lớn nhưng cộng với tiền thuê mặt bằng, bà đang phải chịu gánh nặng không nhỏ. Thời gian nghỉ dịch càng lâu, thiệt hại càng lớn.
Bà cho biết thêm nếu mở cửa trở lại, trường sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ vì bình thường, quy mô lớp học cũng chỉ từ 10 đến 17 trẻ. Do đó, giáo viên có thể quản lý, đảm bảo khoảng cách giữa các cháu.
"Tuy nhiên, trường mầm non công lập khó làm được như vậy, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ", bà Hiền nói thêm.
Tương tự, bà V.A., chủ một trường mầm non tư thục tại quận 2, TP.HCM, thông tin với các trường mầm non ngoài công lập, mỗi lớp từ 15-20 bé, sẽ đảm bảo được điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về sĩ số trong lớp.
Trường mầm non công lập khó đảm bảo được điều kiện giãn cách, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ.
Chủ nhóm trẻ tư thục Thu Hiền
Nếu mở cửa trường trở lại, bà vẫn yêu cầu chia nhỏ lớp để đảm bảo khoảng 5 trẻ/cô giáo. Giáo viên sẽ hạn chế di chuyển tới các lớp khác.
Đồng thời, trường cũng phải tính toán, sắp xếp giờ hoạt động ngoài trời giữa các nhóm trẻ để tránh sinh hoạt chung.
Tuy nhiên, chủ trường này băn khoăn quy định hạn chế tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, khoảng các giữa các em là 1,5 m có được áp dụng với bậc mầm non hay không.
"Mình không hiểu nếu áp dụng vào lớp mầm non, các cô phải làm thế nào. Ở trường có trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, cô phải bế bồng, cho ăn uống, vệ sinh... Tất cả đều cần tiếp xúc", bà V.A. nói.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, chia sẻ sở này đã đề xuất với UBND tỉnh về thời gian đi học lại của các bậc học nhưng chưa tính đến việc cho bậc mầm non đến trường trở lại.
"Các cháu mầm non đến trường phải thực hiện bán trú, nếu sáng đưa tới trưa đón về thì không ổn. Trước mắt, chưa đảm bảo được môi trường thật sự an toàn, nếu các cháu cùng ăn, ngủ ở trường, chúng tôi tạm thời chưa cho trẻ mầm non đi học", ông Tân nói.
Minh Nhật và Nguyễn Sương
Nếu giải được bài toán tính tuổi này, con bạn nằm trong top 30% người có trí thông minh "không phải dạng vừa" Để giải được bài toán này, ngoài khả năng toán học, bạn còn cần đến tư duy logic và chú ý đến cả những chi tiết tưởng như thừa thãi của đề bài. Toán học vốn là bộ môn thú vị được rất nhiều người yêu thích bởi tính thực tiễn, có thể áp dụng vào các lĩnh vực đời sống hàng ngày....