2 trường hợp “sinh con rồi mới sinh cha” lạ lùng của vũ khí Nga
Máy bay Su-30SM và hệ thống phòng không S-350 Vityaz là 2 trường hợp đặc biệt của vũ khí Nga khi được thiết kế lại từ phiên bản sản xuất cho nước ngoài.
Những vũ khí của Nga thường chỉ được phép xuất khẩu ra nước ngoài khi quân đội của họ đã được trang bị tương đối đầy đủ với nhu cầu. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp ngoại lệ tiêu biểu sau đây khi các vũ khí Nga lại được chế tạo lại dựa trên phiên bản thiết kế, sản xuất cho nước ngoài.
1. Máy bay chiến đấu Su-30MKI và Su-30SM
Máy bay chiến đấu Su-30MKI
Sukhoi Su-30MKI (ký hiệu NATO: Flanker-H) là một biến thế của dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng Su-30 được Tập đoàn Sukhoi của Nga và HAL của Ấn Độ hợp tác cùng phát triển dành riêng cho Không quân Ấn Độ. Su-30MKI là máy bay tiêm kích hạng nặng được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoạt động tầm xa.
Do các phiên bản máy bay chiến đấu xuất khẩu thường bị cắt giảm tính năng nên phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng. Chính vì vậy, họ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử của Pháp và Israel lên máy bay như: màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD), hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến (NAVFLIR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu laser Damocles Laser Designation của tập đoàn Thales-Pháp, cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300 (MAWS) và cảm biến cảnh báo laser (LWS) từ SAAB AVITRONICS, bên cạnh các thành phần chủ yếu của Nga như radar NIIP N011M BARS PESA và động cơ 2D TVC AL-31FP. Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất của gia đình máy bay Sukhoi Su-30.
Máy bay chiến đấu Su-30SM
Trong suốt nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu, mãi gần đây, người Nga mới tự trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại. Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công của phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ.
Khung máy bay Su-30SM được làm bằng titan và hợp kim nhôm có độ bền cao dựa trên thiết kế của Su-30MKI và giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước giúp tăng khả năng cơ động.
Video đang HOT
Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.
Su-30SM trong chuyến bay thử đầu tiên
Chuyến bay đầu tiên của Su-30SM sản xuất cho Không quân Nga đã được thực hiện ngày 21/9/2012 trên sân bay của nhà máy Irkut, Su-30SM hứa hẹn sẽ là sự bổ sung đảm bảo duy trì sức mạnh Không quân Nga trong tương lai.
2. Hệ thống phòng không KM-SAM Chun Koong và S-350/50R6 Vityaz
Hệ thống KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc
Vừa qua, Nga đã ra mắt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến nhất của họ là S-350/50R6 Vityaz. Tuy nhiên, “đứa con” của Vityaz là KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc lại ra mắt trước đó khá lâu.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc thực chất là biến thể của hệ thống S-350 Vityaz do Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei (Nga) phát triển cho Hàn Quốc.
Trong quá trình phát triển radar cho hệ thống phòng không KM-SAM Chun-Koong cũng như trợ giúp cho sự phát triển của hệ thống này, tập đoàn Almaz đã phát triển Vityaz trên cơ sở ý tưởng của đối tác Hàn Quốc.
Xe radar của KM-SAM
Mô hình bố trí xe phóng của Vityaz rất giống với KM-SAM và nó cũng mang dáng dấp của hệ thống SAMPT của châu Âu.
Xe phóng của S-350 Vityaz
Trong khi đó tên lửa của hệ thống KM-SAM do Viện thiết kế Fakel của Nga thiết kế là sự lai ghép của các tên lửa phòng không có điều khiển họ 996 với 48N6.
Tên lửa phòng không có điều khiển của hệ thống KM-SAM Chun Koong
Những trường hợp “Sinh con rồi mới sinh cha” như trên có thể giải thích là tại thời điểm đó, do chưa đủ tiềm lực tài chính cũng như công nghệ để độc lập sản xuất nên Nga đã triển khai chương trình hợp tác thiết kế với các đối tác nước ngoài để vừa thu được kinh nghiệm trong quá trình thiết kế vừa thu được nguồn tài chính phục vụ cho kế hoạch sản xuất trang bị cho chính quân đội mình.
Theo Tri Thức
Ấn Độ ngắm nghía tử huyệt của Trung Quốc
Ấn Độ hiện sở hữu nhiều chiến đấu cơ hiện đại có thể cắt đứt tuyến đường tiếp viện huyết mạch của Trung Quốc nếu xung đột nổ ra.
Không quân Ấn Độ sẽ sở hữu tổng cộng 272 chiến đấu cơ Su-30MKI - Ảnh: Indiatvnews.com
Ngày 30.9, giới chức Ấn Độ và Trung Quốc kết thúc họp bàn về vấn đề biên giới tại Bắc Kinh. Theo hãng tin IANS, hai bên nhất trí cần duy trì hòa bình ở khu vực để phát triển quan hệ song phương. Cuộc họp diễn ra sau khi Ấn Độ nhiều lần tố binh sĩ Trung Quốc xâm nhập một số khu vực do New Delhi kiểm soát ở dọc Giới tuyến kiểm soát thực tế (LAC), biên giới không chính thức giữa hai nước. Giới quan sát nhận định dù giới chức Ấn - Trung nhất trí duy trì hòa bình, nhưng căng thẳng vẫn còn và thậm chí có thể dẫn đến xung đột bởi hai nước chưa có biên giới chính thức kể từ cuộc chiến ngắn ngày năm 1962.
Tử huyệt của Trung Quốc
Theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review, dù được đánh giá nhỉnh hơn, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn có nhiều điểm yếu gần biên giới tranh chấp mà không quân Ấn Độ có thể tận dụng nếu chiến tranh nổ ra. Theo đó, Trung Quốc chỉ có 2 căn cứ không quân chính tại khu vực là Gongga và Shigatse, nhưng nằm rất gần nhau, nên không quân Ấn Độ có thể dễ dàng vô hiệu hóa đội chiến đấu cơ ở đó trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong 4 căn cứ không quân khác ở Tây Tạng, không nơi nào đủ sức chứa chiến đấu cơ tiên tiến của PLA.
Điểm yếu thứ 2 là các đơn vị PLA ở Tây Tạng quá phụ thuộc vào tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng để nhận tiếp viện. Nếu PLA cần xe bọc thép chở quân từ Sư đoàn bộ binh cơ giới 149 thuộc Quân khu Thành Đô, họ phải chuyển chúng từ thành phố Trùng Khánh qua thủ phủ Tây Ninh của tỉnh Thanh Hải, rồi đến thành phố Cách Nhĩ Mộc, trước khi kết nối với tuyến đường sắt trên để đến thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Thời gian vận chuyển hiện được rút ngắn xuống còn khoảng 48 giờ, song một khi tuyến đường này bị cắt đứt, PLA khó tìm đường tiếp vận khác.
Hiện có khoảng 260 cây cầu và 2 đường hầm ở Tây Tạng, nhưng phần lớn chúng có thể bị chiến đấu cơ thứ hệ 4 Su-30MKI và Mirage-2000 của không quân Ấn Độ tấn công bằng vũ khí dẫn đường chính xác. Hôm 2.8, trung tá không quân Ấn Độ Gaurav Mani Tripathy tiết lộ một phi đội Su-30MKI nhiều khả năng sẽ được điều đến căn cứ Chabua thuộc bang Assam ở phía đông bắc. Theo Kanwa Defense Review, lợi thế duy nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến tiềm tàng với Ấn Độ là họ có thể tấn công các căn cứ không quân tại Assam bằng tên lửa. Ấn Độ cũng nằm trong tầm bắn tên lửa đạn đạo DF-15 của Trung Quốc.
Ấn Độ tăng sức mạnh quân sự
Nhằm chuẩn bị ứng phó nguy cơ chiến tranh, đặc biệt là với Trung Quốc, thời gian qua Ấn Độ liên tục tăng cường sức mạnh quân sự. Hồi tháng 7, Ủy ban Nội các về an ninh quyết định lập Quân đoàn tấn công miền núi với khoảng 50.000 binh sĩ, theo hãng tin PTI. Quân đoàn được trang bị xe tăng, pháo hạng nhẹ, trực thăng tấn công Apache (Mỹ sản xuất) và được yểm trợ bởi các chiếc Su-30MKI cùng các máy bay vận tải C-17, C-130 J. Nếu xung đột xảy ra, quân đoàn sẽ vượt qua LAC, tấn công Tây Tạng và chiếm đóng phần lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát. Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn xem xét bổ sung 2 lữ đoàn thiết giáp tới khu vực LAC. New Delhi đã bắt đầu xây dựng các đường hầm dọc biên giới để rút ngắn thời gian di chuyển binh sĩ và cất giấu vũ khí quan trọng, theo báo The Times of India.
Bên cạnh đó, New Delhi có kế hoạch chi 35 tỉ USD trong 10 năm tới để tăng cường sức mạnh không quân. Theo The Times of India, không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 272 chiếc Su-30MKI của Nga đồng thời nâng cấp 60 chiếc Mig-29 và 51 máy bay Mirage-2000 (Pháp). Ấn Độ còn dự tính trang bị 200 chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đang hợp tác phát triển với Nga. Ngoài ra, nước này đang tăng cường năng lực tên lửa để ứng phó Trung Quốc. Hồi đầu tháng, Ấn Độ thử thành công tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, với khả năng uy hiếp Bắc Kinh. Theo nhận định của Reuters, Ấn Độ đang cố bắt kịp sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, đồng thời muốn có khả năng răn đe nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân này.
Theo TNO