2 trường cấp 3 nổi tiếng bậc nhất Sài thành: THPT Minh Khai và THPT Lê Quý Đôn, ai đỉnh hơn?
Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Quý Đôn là 2 trường THPT nức tiếng TP.HCM không chỉ vì bề dày thành tích trong học tập mà còn vì cả các hoạt động phong trào sôi nổi.
15 là độ tuổi đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của mỗi người vì đây là lúc những đứa trẻ bắt đầu học cách đưa ra những quyết định cho cuộc đời mình như những người trưởng thành và tập làm quen với cuộc sống không còn quá nhiều sự bảo bọc, kề cạnh của cha mẹ. Và có lẽ chọn trường cấp 3 sẽ là thử thách lớn đối với mỗi bạn trẻ khi bước qua độ tuổi này.
Ngôi trường nào phù hợp với năng lực của bản thân, ngôi trường nào sẽ tạo điều kiện học tập tốt nhất cho mình, ngôi trường nào sẽ giúp mình trong 3 năm tới để viết tiếp ước mơ vào đại học? Chắc chắn các teen 2k5 đang chìm trong mớ câu hỏi nổ não như thế trong khoảng thời gian này khi ai cũng tất bật đăng ký nguyện vọng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Để giúp các sĩ tử có đưa ra quyết định đúng đắn nhất, hãy cùng tìm hiểu qua 2 trường THPT “xịn xò” bậc nhất TP.HCM, không chỉ có tiếng về chất lượng đào tạo mà còn cả về hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất và tỉ tỉ thứ khác nữa. Đó là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Lê Quý Đôn, hai ngôi trường láng giềng cách nhau chưa tới nửa cây số. Cùng nằm ở trung tâm quận 3 với vị trí đắc địa, cùng là những trường phổ thông lâu đời nhất nhì toàn thành và cùng có kiến trúc mang dấu ấn lịch sử nhưng mỗi ngôi trường lại có một màu sắc riêng biệt, chúng ta hãy cùng khám phá nhé!
Ảnh: Lê Quý Đôn Photography Club – CLB Báo chí truyền thông Minh Khai
Con bỏ ăn nhiều ngày vì bị bố mẹ ngăn cản thi vào "trường điểm"
Con muốn thi vào trường top 1, trong khi vợ chồng chị Trâm muốn con đăng ký vào trường có điểm đầu vào thấp hơn. Đứa con phản kháng bằng việc bỏ ăn nhiều ngày.
Những ngày qua, gia đình chị Trần Ngọc Trâm, có con học lớp 9 tại một trường THCS ở Phú Nhuận, TPHCM căng thẳng vì chuyện chọn nguyện vọng trường lớp 10 của con.
Video đang HOT
Trong khi nhiều gia đình muốn con "chen" vào các trường điểm, trường top trên thì vợ chồng chị chọn phương án an toàn, muốn con thi vào trường top dưới cho chắc ăn.
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM năm học 2019-2020
Con có học lực tốt nhưng anh chị thấy, cháu muốn thi vào Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, năm vừa rồi có điểm chuẩn trên 36 là quá sức, quá nhiều rủi ro, anh chị muốn con thi vào Trường THPT Võ Thị Sáu. Bố mẹ, con cái căng thẳng, cự nự nhau. Bố cháu cho rằng con đua đòi theo bạn bè, nói chọn theo ý mình đến khi trượt thì sáng mắt ra, khi đó phải tự nuôi thân ăn học...
Hôm nay, ngày 12/6 là thời hạn cuối cùng thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn TPHCM.
Sau đó, cháu nộp hồ sơ theo ý bố mẹ nhưng nhiều ngày qua, trong thời gian được điều chỉnh nguyện vọng, chị Trâm cho biết, con mình bỏ ăn, không nói chuyện với bố mẹ một lời và thậm chí đòi chết.
Người mẹ lo lắng không biết phải làm thế nào. Giờ chị có nói con muốn thì làm theo ý mình thì chồng chị cũng phản đối mà cháu cũng không dám vì không được bố mẹ ủng hộ từ đầu.
TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia kể ca tư vấn mình mới gặp, bố mẹ khổ sở đứa con học lớp 10 của mình bỏ học giữa chừng, được bác sĩ chuẩn đoán rối loạn tâm lý.
Hồi cháu thi vào lớp 10, bố mẹ không tin vào năng lực của con nên gây áp lực bắt con hạ nguyện vọng khi chọn trường. Đến khi thi cháu đạt điểm cao, thừa điểm để vào trường cháu thích nhưng lại phải vào học trường con không thích theo lựa chọn của bố mẹ. Đứa con chán nản, vào lớp 10 cháu học tụt dốc, theo được vài tháng, cháu bỏ học.
Cháu gần như chỉ ở trong phòng với máy tính, không giao tiếp với ai, kể cả người nhà, ánh mắt vô hồn... Cháu được đưa đi bác sĩ, đưa đi điều trị, tình hình được cải thiện nhưng nhất định không đi học lại.
Một giáo viên THCS ở Tân Bình cho biết, học sinh cuối cấp rất bị áp lực trong chọn nguyện vọng lớp 10 do áp lực từ bố mẹ. Có người vì ước muốn, vì sĩ diện nên ép con vào bằng được trường chuyên, lớp chọn nhưng ngược lại, có phụ huynh lại bắt con lùi khả năng, chọn trường thấp để an toàn. Nhiều em bước vào mùa tuyển sinh với sự ức chế khi không được chọn theo mong muốn của mình.
Con cái rất cần được bố mẹ lắng nghe và tin trưởng, nhất là trước những quyết định quan trọng (Ảnh mang tính minh họa)
"Tôi đã từng gặp trường hợp, có em không thuyết phục được bố mẹ nên em để bố mẹ tự quyết chọn trường nào thì chọn. Đến ngày thi, em bỏ thi, về thông báo con sẽ học trường tư, bố mẹ không phải nghe theo ý con mà con cũng không phải chiều theo bố mẹ", cô giáo này kể.
Theo cô, trong việc chọn trường cho con, bố mẹ cần tìm hiểu trên cơ sở nắm bắt khả năng và cả tâm tư, mong muốn của con để đưa ra tư vấn hợp nhất. Lựa chọn cuối cùng hãy để con tự quyết và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nên trao đổi với con, khi con tự quyết, nếu không đỗ nguyện vọng ưu tiên thì cần chấp nhận vào trường thấp hơn, hay trường hợp rớt hết thì chọn các phương án khác như học trường tư hay Trung tâm Giáo dục thường xuyên, học nghề... để con cân nhắc và chịu trách nhiệm.
Kể cả khi kết quả không như ý, bố mẹ cần tránh việc đổ lỗi, quay lại tránh móc, dằn mặt, phán xét con vì tội nói không nghe lời.
Cô giáo này bộc bạch: "Phụ huynh cần tập cho trẻ biết lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Không chỉ ở việc chọn trường mà trong mọi vấn đề của cuộc sống, từ khi con còn bé, bố mẹ cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến và tập tính chịu tránh nhiệm cho con".
Nhiều năm qua, trong mùa tuyển sinh lớp 10, ngành Giáo dục TPHCM đều triển khai họp và tư vấn cho phụ huynh đối với vấn đề này. Trong đó, tư vấn cho phụ huynh cùng hỗ trợ chọn trường cho con sao cho phù hợp với năng lực, mong muốn và hoàn cảnh, điều kiện gia đình.
TS Phạm Thị Thúy nhấn mạnh, bố mẹ nào cũng thương con, nhưng nhiều người đã thương con sai cách. Điều con trẻ sợ nhất và cũng để lại hậu quả đau lòng nhất là bị bố mẹ áp đặt và không tin tưởng.
Cân nhắc khi chọn nguyện vọng
Việc trúng tuyển vào trường THPT công lập không phải do điểm thi cao hay thấp mà do tổng điểm tuyển sinh của mình có đáp ứng được điểm chuẩn của một trong các trường mà mình chọn lựa nguyện vọng.
Các yếu tố học sinh cần cân nhắc khi chọn nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 gồm thực lực của học sinh so với điểm chuẩn năm trước của các trường THPT, chỉ tiêu tuyển sinh và tỉ lệ chọi của từng trường.
Khi chọn 3 NV các trường THPT, cần chú ý: NV2 phải thấp hơn NV1 từ 3 điểm trở lên (vì điểm chuẩn NV2 của 1 trường có thể cao hơn điểm chuẩn NV1 là 1 điểm và điểm chuẩn có thể biến động so với năm trước) và NV3 phải thấp hơn NV2 từ 3-4 điểm để an toàn được đậu vào 1 trường công lập.
Thầy Trần Mậu Minh, nguyên hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TPHCM: Không được thay đổi nguyện vọng khi đã trúng tuyển
Đối với những trường hợp học sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 xa nơi cư trú, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu trường THCS tư vấn riêng với phụ huynh học sinh, đề nghị phụ huynh chứng minh điều kiện đảm bảo cho học sinh học tập tại trường đã đăng ký theo nguyện vọng, không thay đổi nguyện vọng khi đã trúng tuyển.
Giảm áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Ngày 12-6 là thời hạn cuối cùng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn TPHCM. Năm nay, tỷ lệ thí sinh điều chỉnh nguyện vọng không nhiều. Đặc biệt, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS rẽ hướng qua trường nghề tăng nhẹ, góp phần thực hiện chủ trương phân luồng...