2 năm thí điểm quản lý cửa hàng trái cây, Hà Nội đạt những gì?
Hiện tại, trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội đã xây dựng được tổng số 40 tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.
Hà Nội hướng đến giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, xóa bỏ toàn bộ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị.
40 tuyến phố nói không với kinh doanh trái cây vỉa hè
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025.
Sau 2 năm triển khai thí điểm Đề án thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành, Hà Nội đã có 809/809 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận được cấp đăng ký kinh doanh, đạt tỷ lệ 100% (trước Đề án, con số này chỉ đạt 30%). Trên địa bàn 12 quận đã xây dựng được tổng số 40 tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè (quận Thanh Xuân 11 tuyến, Hà Đông 05 tuyến, Cầu Giấy 08 tuyến, Đống Đa 04 tuyến, Hoàn Kiếm 04 tuyến, Hoàng Mai 02 tuyến).
Hà Nội hướng đến xóa bỏ toàn bộ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị.
Về việc gắn biển nhận diện, Giám đốc Điều hành hệ thống cửa hàng hoa quả “Luôn tươi sạch” Bùi Thế Dũng cho biết, để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của Đề án thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, đơn vị đã cử cán bộ quản lý, nhân viên tham gia các buổi tập huấn do các cơ quan chức năng tổ chức, sau đó, làm việc với các đơn vị cung ứng, nhà nhập khẩu để bảo đảm cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm của trái cây.
Video đang HOT
“Việc gắn biển nhận diện đã khẳng định cam kết của các cửa hàng, doanh nghiệp trong việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất. Nhờ được gắn biển, người tiêu dùng đã biết đến các sản phẩm của cửa hàng nhiều hơn, doanh thu của cửa hàng tăng từ 30% đến 50% so với khi chưa được cấp biển”, ông Bùi Thế Dũng thông tin.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hiệu quả của đề án. Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, tại các chợ dân sinh và các hộ kinh doanh trong các ngõ hẻm, quy mô kinh doanh trái cây nhỏ lẻ, không có hoặc không đầy đủ trang thiết bị bảo quản trái cây. Thêm vào đó, việc niêm yết giá ở một số cửa hàng chưa làm thường xuyên… Trong khi cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các phường, quận còn thiếu.
Phấn đấu 100% cửa hàng có biển nhận diện “Trái cây an toàn”
Để tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp hướng tới mục tiêu phấn đấu trong năm 2020 đạt 40%, hết năm 2021 đạt 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các huyện, thị xã có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây có kiến thức, được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP theo quy định; 100% cửa hàng có Biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn” và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm lưu giữ được trái cây tươi, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Phấn đấu các tuyến phố tại trung tâm các huyện, thị xã đạt tuyến phố văn minh không có các hộ kinh doanh bán hàng rong, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Phấn đấu 100% cửa hàng có biển nhận diện “Trái cây an toàn”
Tiếp đó, đến giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, triển khai quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây đồng bộ trên 30 quận, huyện, thị xã (các tuyến phố, khu dân cư) đạt 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện để cấp biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về ATTP… xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị (nhất là ở lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng).
Cherry Mỹ hết thời rẻ mạt, giá bị "thổi" cao gấp 5 lần
Năm trước, có những thời điểm giá Cherry Mỹ rơi xuống đáy, chỉ 200.000 đồng/kg. Nhưng hiện tại, giá loại quả này đã gấp 5 lần.
Mùa cherry năm ngoái, người tiêu dùng khá bất ngờ khi cherry Mỹ được rao bán với giá rẻ chưa từng có. Không chỉ ở siêu thị, cửa hàng, loại trái cây sang chảnh này còn xuất hiện tràn ngập "chợ mạng" và các cửa hàng. Giá loại quả này chỉ dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giảm còn 200.000 đồng/kg.
Thời điểm này, cherry Mỹ bắt đầu được bán khá nhiều nhưng giá không còn rẻ như năm ngoái. Cherry năm nay được các cửa hàng trái cây nhập về bán từ 450.000-990.000 đồng/kg tuỳ loại, đắt gấp 2-3 lần so với năm 2019.
Cherry Mỹ
Giá cherry đắt do hiện đang là đầu mùa. Hơn nữa, ở Mỹ đang bùng phát dịch Covid-19 nên nguồn hàng bị ảnh hưởng, cherry nhập về Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều.
Lá bàng lên sàn thương mại, 1.000 đồng/chiếc
Trên các sàn thương mại điện tử, lá bàng khô được rao bán nhộn nhịp với giá 800 - 1.000 đồng/chiếc. Hàng sẽ được người bán đóng vào từng túi, hút chân không và bán theo lô 10 hoặc 20 lá một túi.
Theo dân buôn mặt hàng này, trong lá bàng có chứa chất violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và luthein-izomer nên rất hữu ích trong việc nuôi cá cảnh. Các chất sẽ giúp làm giảm độ pH của nước, giúp cá không bị căng thẳng, chữa lành vết thương, kích thích sinh sản và tăng cường hệ miễn dịch.
Cá cảnh sống trong môi trường có lá bàng sẽ có bộ vây to, dày, khỏe và sáng bóng. Không những thế lá còn giúp hấp thụ các chất hóa học độc hại sinh ra từ bể cá như NH3, H2S...
Dân bán bảo hiểm xe máy, ô tô thắng lớn
Hiện tại, trung bình mỗi ngày dân buôn bảo hiểm bán ra thị trường từ 500 - 1.000 sản phẩm bảo hiểm dành cho xe cơ giới. Thậm chí, có người còn bán tới 1,5 nghìn bảo hiểm/ngày.
"Sau 2 ngày 15/5 và 16/5, đại lý tôi đã bán ra số bảo hiểm gấp 4 - 5 lần so với bình thường. Tôi chỉ có ngồi ghi phiếu không thôi mà hoa mắt chóng mặt, mỏi rã rời tay chân", người bán cho hay.
Theo quy định, người bán bảo hiểm xe máy, ô tô buộc phải là đại lý của công ty bảo hiểm. Để tham gia vào hệ thống, khách hàng cần nộp các hồ sơ, giấy tờ có liên quan để công ty xác thực và quản lý. Về phần chiết khấu, các đại lý bán bảo hiểm sẽ được hưởng 20% hoa hồng theo quy định của Bộ Tài chính.
Nước ép hoa quả giá rẻ vừa uống vừa lo
Theo một tiểu thương, ngày nào nhóm tập gym cũng đặt 20 chai để uống. Ổi nhiều vitamin C, giá lại đang rẻ nên đều đặn mỗi ngày đăng bài bán trên Facebook tôi chốt được 150 chai nước ổi ép, đỉnh điểm nắng nóng có khi bán buổi sáng đã hết 200 chai, đến đầu giờ chiều là cháy hàng.
Cũng theo người này, ổi bán theo quả có khi ngày chị chỉ bán được vài chục cân, với giá dao động 15.000-20.000 đồng/kg, nhưng ép nước đóng chai thì ngày chị bán lên đến 2-3 tạ. Chị cũng tiết lộ, 1,5kg ổi ép được khoảng 500ml nước nguyên chất, chị đóng chai bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/chai, do đó lượng khách mua gấp 2-3 lần so với trước.
Một khách hàng tỏ ra băn khoăn, bởi ổi mua ngoài chợ giá dao động 15.000-25.000 đồng/kg, mà ép nước bán theo lít rẻ như vậy, liệu loại nước ép này có pha thêm nước, đường hay phụ gia gì không vì anh không tận mắt nhìn thấy quá trình làm.
Trái cây Mỹ, Úc siêu rẻ, giá mấy chục ngàn bày bán la liệt Những ngày gần đây, nhiều loại trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Úc đang được bày bán la liệt chợ, chất đống trong siêu thị với giá siêu rẻ. Bê cả một thùng nho to xanh vào nhà rồi ngồi chia ra các túi nilon nhỏ để cất vào ngăn mát tủ lạnh, chị Bùi Thị Huyền Trâm ở Lãng Yên (Hai Bà...