2 món ngon Brazil khiến Xuân Son mê mẩn
Xuân Son đặc biệt thích một món làm từ gà thả vườn, khá giống với món gà truyền thống của người Việt.
Nếu ở Việt Nam, Xuân Son được biết đến là tín đồ của món bánh chuối chiên thì ở Brazil, anh cũng có những niềm yêu thích đặc biệt với ẩm thực quê nhà.
Trong một bài phòng vấn, Ranyelle – chị gái Xuân Son đã chia sẻ, em trai cô khi ở nhà rất thích những món ăn mẹ nấu, đặc biệt là 2 món truyền thống địa phương: galinha caipira và arroz de cuxá.
Vậy, hai món ăn Xuân Son thích có gì đặc biệt?
Arroz de Cuxá
Arroz de Cuxá là một món ăn truyền thống nổi tiếng của vùng Maranhão, Brazil, mang hương vị độc đáo không thể nhầm lẫn. Được làm từ gạo nấu chín kết hợp với cuxá – một loại sốt đặc biệt làm từ lá jambu, hạt mè, bột manioc và nước cốt me, món ăn này vừa đậm đà, vừa chua nhẹ, rất kích thích vị giác.
Điểm độc đáo của Arroz de Cuxá là sự hòa quyện hoàn hảo giữa các nguyên liệu địa phương. Lá jambu mang đến cảm giác tê nhẹ trên đầu lưỡi, trong khi nước cốt me tạo ra vị chua thanh mát. Hạt mè rang và bột manioc góp phần làm tăng độ bùi béo hấp dẫn cho món ăn. Tất cả những yếu tố này kết hợp với gạo mềm dẻo, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vừa quen thuộc, vừa mới lạ.
Arroz de Cuxá thường được phục vụ như món chính hoặc ăn kèm với cá nướng, gà rán hoặc hải sản, đặc biệt trong các dịp lễ hội. Món ăn này không chỉ là niềm tự hào ẩm thực của người Maranhão mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Brazil.
Galinha Caipira
Galinha Caipira là món ăn truyền thống của Brazil, với hương vị mộc mạc, đậm chất thôn quê. Nguyên liệu chính là gà thả vườn – loại gà được nuôi tự nhiên như ở Việt Nam, thịt chắc, thơm ngon, mang đến độ ngọt và độ dai hoàn hảo cho món ăn.
Galinha Caipira thường được chế biến bằng cách nấu hầm cùng các loại gia vị như: hành, tỏi, nghệ, rau mùi, ớt chuông. Đặc biệt, người dân Brazil còn thêm rau củ như: khoai tây, bí đỏ hoặc cà rốt, tạo sự cân bằng giữa vị ngọt từ gà và vị tươi mát của rau củ. Quá trình hầm chậm giúp thịt gà mềm vừa phải, nước sốt sánh đậm, hòa quyện mọi hương vị.
Video đang HOT
Món ăn này thường được thưởng thức cùng cơm trắng, farofa (bột sắn rang), hoặc đậu hầm. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là biểu tượng văn hóa, gợi nhớ đến những bữa cơm gia đình đầm ấm nơi làng quê Brazil.
Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà
Lẩu riêu cua bắp bò là món khoái khẩu của nhiều người. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản. VietNamNet xin giới thiệu cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà.
1. Nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò
Bắp bò: 500g
Cua đồng: 1,5kg
Sườn sụn: 600g
Đậu phụ: 5 miếng
Cà chua: 3 quả
Bún tươi: 1,5kg
Giấm bỗng: 3 muỗng canh
Hành khô: 3 củ
Hành lá: Vài nhánh
Rau sống ăn kèm: Hoa chuối, rau muống bào, giá đậu,...
Gia vị: Đường, hạt nêm, nước mắm, mắm tôm,...
Một số nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò. Ảnh: Dienmayxanh
2. Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng đem ngâm với nước khoảng vài tiếng để nhả bùn đất rồi rửa sạch, gỡ mai, sau đó dùng muỗng nạo lấy phần gạch ra bát riêng, phần cua còn lại đem đi xay hoặc giã nhuyễn.
Tiếp theo, cho nước vào phần cua vừa xay nhuyễn, đảo nhẹ nhàng cho phần thịt tan, lọc qua ray để bỏ phần xác. Lặp lại bước này vài lần để lấy được khoảng 1,5 lít nước cua.
Sườn sụn đem chà xát với muối cho bớt mùi tanh, rửa sạch và chặt khúc vừa ăn. Tiếp đó, ướp sườn với một ít hành tím băm rồi đem ninh khoảng 30 phút cho sườn chín mềm.
Hành lá nhặt sạch phần gốc, bỏ lá già, rửa sạch và cắt khúc. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Rau ăn kèm rửa sạch, nhặt bỏ phần hư, sâu rồi cắt khúc vừa ăn.
Bắp bò rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho vào ngăn mát tủ lạnh, đến khi ăn thì bày ra đĩa. Đậu phụ rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ, chiên vàng và bày ra đĩa.
Bước 2: Làm riêu cua
Cho phần nước lọc cua vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối và đặt nồi lên bếp đun với lửa nhỏ. Chú ý canh nồi riêu cua, đến khi bắt đầu sôi thì mở nắp để gạch cua đỡ trào ra ngoài.
Khi nước sôi khoảng 20 phút, riêu cua sẽ đóng thành mảng. Lúc này, bạn tắt bếp và dùng rây vớt phần riêu cua ra bát để riêu không bị vỡ. Còn phần nước để lại để nấu nước lẩu.
Bước 3: Xào gạch cua
Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu nóng, cho hành tím đã băm vào phi thơm.
Tiếp đó, cho phần gạch cua vào xào với lửa nhỏ khoảng 5 phút, nêm thêm nửa muỗng canh nước mắm rồi trút ra bát. Sau đó, cho cà chua vào xào sơ và tắt bếp.
Bước 4: Nấu nước lẩu
Cho nước riêu cua vào nồi nước ninh sườn và đun sôi. Tiếp đó, cho cà chua xào vào cùng 3 muỗng canh giấm bỗng, gạch cua xào, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh mắm tôm. Khuấy đều các nguyên liệu.
Đun nồi nước lẩu sôi lại, rồi nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Bachhoaxanh
Nước lẩu nấu xong thì múc ra nồi nhỏ. Lúc ăn cho hành lá, đậu phụ chiên vàng vào để nồi lẩu thêm sinh động. Dùng đến đâu thì nhúng thịt bò, rau sống ăn kèm đến đó. Cho vào bát bún, sườn sụn, riêu cua, rau ăn kèm và thưởng thức.
3. Lưu ý khi nấu lẩu riêu cua bắp bò
Để làm lẩu riêu cua bắp bò ngon, bạn nên biết cách chọn mua nguyên liệu chuẩn.
Bắp bò ngon là bắp rùa, phần thịt nhỏ nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau. Bắp rùa mềm hơn so với bắp hoa và bắp chân trước.
Nên chọn bắp bò có màu đỏ tươi xen lẫn với gân trắng, phần mỡ có màu vàng tươi. Dùng tay ấn vào miếng thịt để kiểm tra, bắp bò nói riêng hay thịt bò nói chung còn tươi ngon phải có độ cứng và độ đàn hồi tốt, không gây cảm giác dính tay, nhớt. Miếng thịt tươi không có mùi hôi khó chịu hay bất kỳ mùi lạ nào.
Nên chọn loại sườn có sụn và thịt, không mua sụn xương. Chọn những miếng sườn tươi, có màu hồng nhạt, khi sờ vào thấy thịt có độ đàn hồi, khô và không có mùi.
Với cua đồng, nên chọn cua đồng có màu tím xám đục, phần mai cua màu sáng hơn. Chọn những con còn di chuyển nhanh, càng và chân còn đủ, linh hoạt. Dùng tay ấn vào vỏ yếm thấy nổi bọt khí là cua còn tươi. Không nên chọn cua đồng có mắt đỏ, bụng dưới cua có lông hay đầu lưng cua có chấm sao.
Nên giã tay và lọc kỹ để lấy được nhiều thịt cua, khi nấu sẽ đóng tảng dày đẹp mắt.
Có thể sử dụng cua đồng xay sẵn tại các khu chợ, siêu thị uy tín. Khi mua lưu ý xin thêm phần gạch cua để chế biến món ăn được thơm ngon hơn.
Lẩu riêu cua quan trọng nhất là phải chọn được giấm bỗng nếp ngon.
Tùy theo khẩu vị và sở thích mà linh hoạt thay đổi đồ nhúng lẩu.
Yêu cầu thành phẩm là nước lẩu có vị chua dịu, thanh nhẹ từ giấm bỗng, dậy mùi thơm đặc trưng của riêu cua.
Với cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn thơm ngon, đậm đà này, bữa ăn của gia đình bạn lại có thêm một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Sườn heo sốt kem mù tạt - món ngon lạ miệng cho bữa cơm thêm phần đặc sắc Sườn heo sốt kem mù tạt không chỉ ngon miệng mà còn dễ làm, là lựa chọn hoàn hảo để chiêu đãi gia đình và bạn bè trong những dịp đặc biệt. Nguyên liệu làm sườn heo sốt kem mù tạt: 4 miếng sườn heo 3 củ hành tím Đinh hương Tỏi Ngải thơm Tarragon 2 muỗng canh bơ 200ml rượu trắng 100ml...