2 cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam nhận hối lộ bao nhiêu tiền?
Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà đã nhận hối lộ thông qua các thuộc cấp.
Riêng bị can Đặng Việt Hà còn phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền nhận hối lộ khoảng 40 tỷ đồng của thuộc cấp.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ đại án tiêu cực ở ngành đăng kiểm, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can về 11 tội danh.
Hai đời cục trưởng đều vụ lợi, nhận hối lộ
Theo kết luận điều tra, bị can Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 – 7/2021) và bị can Đặng Việt Hà (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2021 – 30/9/2022) là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm theo sự phân công của Bộ GTVT; được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác đăng kiểm trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, cả hai đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm, Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.
2 bị can Đặng Việt Hà (trái) và Trần Kỳ Hình. Ảnh: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Khi phát hiện có sai phạm, tiêu cực, ông Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà không chấn chỉnh, xử lý mà vụ lợi cá nhân, nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động Trung tâm Đăng kiểm, các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra xác định, bị can Trần Kỳ Hình nhận hối lộ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng và 23 nghìn USD.
Ngoài ra, quá trình điều tra còn xác định, bị can Hình lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của các Chi cục Đăng kiểm và uy tín của Cục Đăng kiểm, làm giảm hiệu lực công tác quản lý Nhà nước liên quan hoạt động đăng kiểm thủy nội địa.
Trong “đại án đăng kiểm”, bị can Trần Kỳ Hình bị đề nghị truy tố 2 tội gồm: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Phát hiện tiêu cực không ngăn chặn, ‘đòi’ hưởng tiền hối lộ nhiều hơn
Đối với bị can Đặng Việt Hà, cơ quan điều tra làm rõ, khi phát hiện sai phạm, tiêu cực tại Cục Đăng kiểm đã không ngăn chặn còn tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo trái pháp luật theo hướng nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền tiêu cực, hối lộ mà cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới, các Trung tâm Đăng kiểm nhận được.
Bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền hơn 40 tỷ đồng mà các cán bộ cấp dưới đã nhận hối lộ. Ảnh: CACC
Cơ quan điều tra xác định, số tiền mà bị can Đặng Việt Hà nhận hối lộ, hưởng lợi là gần 8,8 tỷ đồng và 13 nghìn USD.
Tuy nhiên, bị can Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ ngày 1/8/2021 – 30/9/2022 là hơn 31 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ của 4 Trung tâm Đăng kiểm Khối V tại TP.HCM từ ngày 1/4/2022 đến tháng 11/2022 là hơn 7,6 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ của 5 Trung tâm Đăng kiểm Khối V tại TP. Hà Nội là 780 triệu đồng và số tiền hối lộ của các giám đốc Trung tâm Đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.
Tổng số tiền nhận hối lộ mà bị can Hà phải chịu trách nhiệm hình sự là 40 tỷ đồng. Bị can Đặng Việt Hà bị đề nghị truy tố tội “Nhận hối lộ”.
Ngoài ra, trong vụ án có vai trò của bị can Nguyễn Vũ Hải (Cục phó Đăng kiểm Việt Nam) phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông. Bị can này bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Luật sư: "Đem 42 tỉ đồng nhận hối lộ chia cho 30.000 người vụ "chuyến bay giải cứu" không lớn
Sáng 21-7, TAND TP Hà Nội dành thời gian để đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội đưa ra những đối đáp với các quan điểm bào chữa, tự bào chữa của các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu"
Trước đó, một luật sư của bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng nếu đem số tiền 42 tỉ đồng mà thân chủ của mình nhận hối lộ mà chia cho 30.000 người dân sinh sống ở nước ngoài là số tiền không lớn.
Dẫn lại lời bào chữa của luật sư bào chữa, đại diện VKSND nói "cảm thấy phẫn nộ". VKSND cũng cho rằng quan điểm bào chữa của luật sư thể hiện sự thờ ơ trước những nỗi đau khổ, mất mát của đồng bào cũng như những mất mát của nhân loại trên toàn thế giới.
Đại diện VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà
Theo VKSND, trong khi dịch COVID-19 bao trùm toàn thế giới, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc chung sức đồng lòng, căng mình chống dịch với quan điểm "chống dịch như chống giặc", hơn ai hết tình dân tộc, nghĩa đồng bào phải cảm thấy ý nghĩa thiêng liêng...
Hành vi của các bị cáo, trong đó có bị cáo Phạm Trung Kiên vào thời điểm đó làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp, chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước trên các chuyến bay giải cứu, làm mất niềm tin trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của cơ quan nhà nước.
VKSND phản biển về lời quan điểm bào chữa của bị cáo Kiên và các luật sư. Clip quay qua màn hình
"Chúng tôi cho rằng hành vi của các bị cáo đã phản bội lại sự cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị, Đảng, nhà nước, nhân dân. Quan điểm của luật sư còn xúc phạm người dân Việt Nam trải qua đại dịch COVID-19 đầy khốc liệt" - đại diện VKSND nhấn mạnh.
Bị cáo Phạm Trung Kiên được dẫn giải tới phiên toà. Ảnh: Hữu Hưng
Cũng theo đại diện VKSND, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Thứ trưởng Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng, khi cho ý kiến về việc cấp phép các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao. Vì vậy, Phạm Trung Kiên là người có chức vụ, quyền hạn và trực tiếp tham gia vào công đoạn trong chuỗi quy trình cấp phép chuyến bay giải cứu. Nếu Kiên không thực hiện đúng quy trình, chậm hoặc khi có phê duyệt của Thứ trưởng nhưng giữ lại chậm đóng dấu gửi Bộ Ngoại giao sẽ ảnh hưởng lớn đến thời hạn cấp phép chuyến bay của doanh nghiệp. Chỉ cần chậm 1-2 ngày thì doanh nghiệp đã không thực hiện được chuyến bay, chưa nói đến việc giữ văn bản lại không đóng dấu sẽ khiến doanh nghiệp phải chờ đợi.
"Trong vụ án này, nhiều bị cáo là doanh nghiệp sợ Kiên vì nếu không gặp gỡ đưa tiền thì Kiên sẽ gây khó khăn trong việc trả văn bản. Trên thực tế, Kiên đã gây sức ép buộc doanh nghiệp đưa tiền theo yêu cầu của bị cáo này như trong lời khai của các doanh nghiệp tại toà" - Công tố viên nêu rõ.
Bản thân bị cáo Phạm Trung Kiên không chỉ có hành vi yêu cầu, đòi hỏi, thảo thuận với các doanh nghiệp phải đưa tiền. Sau khi vụ án bị khởi tố, Kiên đã gọi điện nhờ một số doanh nghiệp xác nhận tiền chuyển cho Kiên là vay mượn dân sự nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Theo tài liệu điều tra, có tổng cộng 19 doanh nghiệp đưa tiền cho Kiên. Trong đó, 12 doanh nghiệp bị Kiên yêu cầu đưa tiền từ 150 đến 200 triệu đồng/chuyến bay được cấp phép và 1 đến 2 triệu đồng/khách lẻ về nước. Trong số 7 doanh nghiệp còn lại, có 4 doanh nghiệp Kiên không yêu cầu đưa tiền nhưng các doanh nghiệp phải cân đối để tự đưa tiền.
Trong bản luận tội, đại diện VKSND cáo buộc Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, là người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án, với 253 lần, tổng số hơn 42 tỉ đồng bằng "thủ đoạn trắng trợn". Do đó, VKSND đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Kiên.
Những quan chức nhận hối lộ trong các đại án Hàng loạt cán bộ giữ vị trí quan trọng tại các bộ, ngành, địa phương bị cáo buộc nhận hối lộ trong các đại án do Bộ Công an phanh phui. Cuối năm 2021 và năm 2022, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến các đại án được Bộ Công an khởi tố điều tra. Các vụ án lớn có thể...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng

Xưởng ma túy "khủng" bị triệt phá như thế nào?

Ngăn chặn tội phạm "trẻ hóa" cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng

Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về

TP.HCM: Mẹ mâu thuẫn, con trai thuê người tạt sơn tiệm spa

Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân

4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc văn phòng công chứng bị đề nghị truy tố

2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến

Công an xã bắt "nữ game thủ" lừa đảo sau 1 ngày nhận báo án

Con nghiện đốt nhà hàng xóm trong đêm

Tạm giữ 8 đối tượng mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn

Quyết liệt triệt phá các đường dây sản xuất trái phép ma túy
Có thể bạn quan tâm

Bavi Resort: 'Điểm hẹn' lý tưởng
Du lịch
Mới
Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia
Lạ vui
2 phút trước
Ca sĩ Hà Nhi bật khóc trên sóng VTV vì ân hận và day dứt với bố
Tv show
7 phút trước
Mỹ nhân đang viral khắp Trung Quốc vì U60 mà cứ như mới 20 tuổi
Hậu trường phim
11 phút trước
Chào hè với phong cách thời trang chuẩn xu hướng
Thời trang
11 phút trước
Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức
Netizen
12 phút trước
Louis Phạm ngầm xác nhận chia tay bạn trai Việt kiều: "Tình yêu không quan trọng bằng công việc, mọi thứ của mình bây giờ"
Sao thể thao
17 phút trước
Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi
Tin nổi bật
38 phút trước
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
1 giờ trước
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
1 giờ trước