2 3 triệu người bị lác mắt: Chuyên gia chỉ ra 6 dấu hiệu cần nhớ
Mắt lác ở trẻ em ngày càng gia tăng và nhiều cha mẹ thường chủ quan nghĩ do di truyền không cho đi khám dẫn tới nhiều tật khúc xạ.
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 2-3 triệu người bị lác mắt. Đáng nói là hiện tượng bị lác ở trẻ em ngày càng tăng và nhiều trẻ em được khám, chữa muộn đã gây ảnh hưởng nặng đến thị lực vì có tới 70% trẻ bị lác có kèm theo các tật khúc xạ.
PGS.TS Nguyễn Đức Anh – Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: Lác, sụp mí, đục thủy tinh thể bẩm sinh đều là những bệnh lý về mắt cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn tới tình trạng nhược thị – tình trạng giảm thị lực của một hoặc 2 mắt do mắt không được nhìn trong lứa tuổi nhỏ, thậm chí dần mất thị lực vĩnh viễn.
PGS.TS Nguyễn Đức Anh giải thích, trong trường hợp trẻ bị lác, sẽ xuất hiện hiện tượng ức chế một mắt, dù 2 mắt vẫn mở bình thường, nhưng thực tế chỉ có một mắt nhìn được, còn mắt còn lại không được điều tiết sẽ dần dần kém đi. Với bệnh lý sụp mí, mắt bị che lấp đồng tử khiến ánh sáng không vào được mắt, sẽ dẫn tới nguy cơ làm giảm thị lực, gây nhược thị. Tương tự, bệnh đục thủy tinh thể cũng ngăn cản ánh sáng đi vào mắt khiến thị lực của trẻ ngày càng giảm.
2 – 3 triệu người bị lác mắt: Chuyên gia chỉ ra 6 dấu hiệu cần nhớ
Thực tế, để phát hiện sớm với các bệnh lý bẩm sinh này không quá khó. Các phụ huynh có thể nhận biết bệnh lý mắt lác ngay từ khi con còn rất nhỏ.
6 dấu hiệu cần chú ý:
Thứ nhất, những biểu hiện của bệnh lác mắt các bậc cha mẹ có thể nhận ra như: hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.
Thứ hai, hãy đứng đối diện với bé, mắt nhìn vào bé, nếu bạn thấy hai mắt bé có biểu hiện nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể bé đã bị lác.
Thứ ba, đưa cho bé một món đồ chơi bất kỳ mà bé thích, quan sát kỹ xem khi bé chăm chú nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên hay không, nếu có thì có vẻ bé đã có dấu hiệu bị lác.
Video đang HOT
Thứ tư, dùng tay che một bên mắt của bé lại rồi làm tương tự với bên còn lại, hãy quan sát xem khi bạn bỏ tay ra con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không.
Thứ năm, đặt một vật cách bé khoảng 8m rồi hỏi xem bé có nhìn thấy hay không, nếu câu trả lời là không, bạn nên đưa con mình đến bệnh viện mắt để khám.
Thứ sáu, hãy hướng dẫn và cho bé xếp thẳng hàng dọc hai chiếc bút chì, nếu việc này gây ra khó khăn cho bé thì mắt bé đang có vấn đề, cần được đưa đi khám.
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm, chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi kém.
Tại các bệnh viện chuyên khoa về mắt luôn có phương tiện, gói test để phát hiện sớm được các trường hợp ức chế một mắt hay những bệnh lý về mắt không có biểu hiện ra ngoài (mù màu) mà bản thân trẻ cũng không cảm nhận được. Việc phụ huynh quan tâm đến sức khỏe mắt của con, đi khám và phát hiện sớm bệnh lý về mắt là vô cùng quan trọng.
Con trai bị nhức đầu, liệt mặt, nuốt khó, đến bệnh viện khám ông bố sốc khi nghe chẩn đoán từ bác sĩ
Sau khi nghe chẩn đoán từ bác sĩ, bố của bệnh nhi đau lòng cho biết: "Ngày thường con trai tôi rất ngoan, con thích đọc sách, hiếm khi nghịch ngợm hay khiến bố mẹ phiền lòng".
Mới đây, bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng thường xuyên nhức đầu, đi đứng mất thăng bằng, liệt mặt, nuốt khó, giảm thị lực, chân tay yếu. Kết quả chụp CT não phát hiện bệnh nhi mắc bệnh u não.
Kết quả chụp CT não phát hiện bệnh nhi mắc bệnh u não.
Sau khi nghe chẩn đoán từ bác sĩ, bố của bệnh nhi đau lòng cho biết: "Ngày thường con trai tôi rất ngoan, con thích đọc sách, hiếm khi nghịch ngợm hay khiến bố mẹ phiền lòng".
Bác sĩ Ngô Xương Đằng chia sẻ: "Đối với trẻ nhỏ, bệnh u não là căn bệnh thường gặp chỉ xếp sau căn bệnh ung thư máu. Mỗi năm ước tính có 120 - 140 bệnh nhi mắc bệnh u não, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 2/15.000 người. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh u não ở lứa tuổi trẻ nhỏ vẫn chưa xác định.
Hiện tại, bệnh nhi mắc bệnh u não đa phần sẽ tiến hành điều trị bằng 3 phương pháp là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Chỉ có điều sau khi điều trị, bệnh nhi sẽ mắc di chứng trong thời gian dài. Chẳng hạn thần kinh não bị tổn thương sẽ khiến bệnh nhi liệt nửa người, đi đứng mất thăng bằng, giảm thính lực, giảm thị lực, hoặc bệnh nhi có thể chậm phát triển, cơ thể yếu ớt, học hành khó khăn, trí tuệ kém phát triển".
U não có nguy hiểm không?
U não là tình trạng các tế bào bất thường tăng trưởng trong não. U não gồm hai loại là u não lành tính (không phải ung thư) và u não ác tính (ung thư). Cả hai loại u não trên đều gây ảnh hưởng đến tế bào não, khiến não bị tổn thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
U não ở trẻ em rất nguy hiểm vì khối u ảnh hưởng đến khả năng phát triển, hoàn thiện não bộ ở trẻ. Kể cả khi đã được điều trị, trẻ vẫn có thể bị suy giảm nhận thức, mắc các di chứng nặng nề suốt đời.
Triệu chứng cảnh báo u não
Các triệu chứng của u não không đặc hiệu, vì thế người bệnh thường chủ quan không đi khám khi thấy một vài dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể, đến khi phát hiện u não thì tình trạng bệnh đã diễn biến khá nặng. Các triệu chứng của u não ở mỗi trường hợp là khác nhau tùy thuộc vào vị trí khối u xuất hiện, mức độ ảnh hưởng của khối u. Một vài triệu chứng phổ biến của u não bao gồm:
Đau đầu thường xuyên
Đau đầu là dấu hiệu đầu tiên của u não. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu dữ dội, đặc biệt là vào buổi sáng. Mức độ đau ngày càng tăng dần. Nguyên nhân là do khối u choán chỗ trong hộp sọ, tăng áp lực trong sọ não.
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Cũng do tăng áp lực sọ não mà người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn mửa, nhất là sau khi ngủ dậy, kèm theo cảm giác mệt mỏi, người không có sức. Nhiều người nghĩ rằng buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý về đường tiêu hóa nên thường dễ dàng bỏ qua. Nếu bạn bị đau đầu liên tục, mức độ tăng dần kèm theo buồn nôn, nôn ói thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo của căn bệnh u não.
Rối loạn thị giác và thính giác
Khi u não đã phát triển được một thời gian, khối u làm ảnh hưởng đến thị giác và thính giác của người bệnh khiến người bệnh khó nghe, giảm thính lực, mắt mờ...
Nói khó, nói lắp
Nếu khối u nằm ở mặt sau não có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của người bệnh. Người bệnh sẽ bị nói khó, nói lắp.
Chân tay yếu
Một trong những dấu hiệu u não cần lưu ý là cảm giác cánh tay và chân mất sức lực, yếu đi rõ rệt. Nếu khối u ảnh hưởng đến não phải thì cánh tay trái và chân trái sẽ yếu dần. Nếu khối u ảnh hưởng đến não trái thì cánh tay phải và chân phải sẽ bị tác động.
Lú lẫn
Người bị u não sẽ có biểu hiện lú lẫn, thường xuyên nhầm lẫn, quên quên, nhớ nhớ. Dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.
Mất thăng bằng
Nếu khối u ở mặt sau của não, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí người bệnh còn gặp khó khăn khi di chuyển.
Động kinh
Động kinh là dấu hiệu cảnh báo bệnh u não do khối u ảnh hưởng đến một phần vỏ não.
3 triệu trẻ Việt Nam cần điều trị nhược thị sớm Nhược thị là tình trạng mắt kém một hoặc hai bên do lác, tật khúc xạ hay bệnh lý ở mắt. Sau 7 tuổi, cơ hội chữa khỏi nhược thị rất thấp, người bệnh đối mặt nguy cơ mù lòa. Ảnh minh họa Mắt được gọi là nhược thị khi đã đeo kính tối ưu, thị lực tối đa chỉ đạt 7/10. Mắt...