1,7 tỷ đồng học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
43 suất học bổng trị giá 1,7 tỷ đồng cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã được Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM phối hợp cùng các nhà tài trợ trao chiều 2/8.
Đồng chí Nguyễn Minh Tâm- Phó Giám đốc ĐHQG-HCM (ngoài cùng bên trái) và đại diện nhà tài trợ trao học bổng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình học bổng toàn phần dành cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại ĐHQG-HCM bắt đầu từ năm học 2019-2020. Đây là lần thứ 3 Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM phối hợp cùng các nhà tài trợ dành tặng cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học thành viên, Khoa trực thuộc ĐHQG-HCM và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, khuyết tật, gia đình thuộc hộ cận nghèo/hộ nghèo; sinh viên mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
Video đang HOT
Tổng số học bổng là 43 suất, trong đó 41 suất học bổng toàn phần với giá trị học bổng lớn nhất: 50.000.000 đồng cho các bạn sinh viên năm nhất, đối với sinh viên năm hai giá trị học bổng là 30.000.000 đồng, sinh viên năm ba giá trị học bổng là 20.000.000 đồng, sinh viên năm cuối giá trị học bổng là 10.000.000 (tùy thuộc vào số năm sinh viên đang theo học thực tế sẽ có những giá trị học bổng khác nhau) và 02 suất học bổng khuyến khích với giá trị là 5.000.000đ/suất.
PGS.TS Nguyễn Đình Tứ, Giám đốc Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM cho biết: chương trình trao học bổng toàn phần cho các em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là chương trình rất có ý nghĩa, các em sinh viên này đều rất khó khăn, nhiều em mồ côi, khuyết tật, có những em sinh viên năm nhất đã phải là chủ hộ khi không còn bố mẹ, có những em phải sống với ông bà, cô chú. Hơn ai hết chúng tôi luôn mong muốn quan tâm giúp đỡ các em, để không em nào bị bỏ lại trên con đường học tập.
PGS.TS Nguyễn Đình Tứ, Giám đốc Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM trao học bổng cho các sinh viên.
Sinh viên sẽ nhận được học bổng khi đáp ứng các yêu cầu: là sinh viên đang theo học tại các trường đại học thành viên, Khoa trực thuộc ĐHQG-HCM và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre; sinh viên khuyết tật, mồ côi cha hoặc mẹ, cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn về kinh tế, gia đình thuộc hộ cận nghèo/hộ nghèo tại địa phương đang sinh sống; kết quả học tập đạt loại khá trở lên trong năm học 2020-2021; chưa nhận học bổng của tổ chức nào khác trong năm học 2021-2022./.
50 suất học bổng đến với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới
Sáng 14/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Báo Người Lao Động đã tổ chức chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn của huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhân kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).
Tại chương trình, 50 phần học bổng, mỗi phần trị giá 2 triệu đồng, được trao cho 50 học sinh của xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh. Các em đều là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn.
Nhận phần học bổng trên tay, em Lâm Thị Hiên (lớp 7A1 Trường Tiểu học và THCS Lộc Thịnh) không giấu được niềm vui sướng.
Hiên kể cha mẹ em làm nghề cạo mủ cao su thuê, thu nhập bấp bênh. Phần quà này sẽ giúp em đóng học phí, mua sách vở đi học. "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ những tình cảm tốt đẹp của các bác, cô chú" - em bày tỏ.
Ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - trao tặng học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: Báo NLĐ
Cũng tại chương trình, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM trao tặng số tiền 20 triệu đồng từ Quỹ "Vì biển, đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Lộc Thịnh.
Trước đó, sáng 12/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp tổ chức Chương trình "Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo" tại xã Trà Xinh (Trà Bồng). Dịp này, Vùng CSB 2 tặng 100 suất quà cho học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng 3 bộ máy tính cho trường học, với tổng trị giá 150 triệu đồng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền kiến thức về biển đảo cho giáo viên, học sinh và người dân ở địa phương.
Phân tích tâm lý sinh viên khi học online suốt 2 năm: Không biết "mùi" đại học thế nào, sợ ngành học của mình bỗng dưng... biến mất 2 năm là quãng thời gian đủ để sinh viên thích nghi với kiểu học mới - học online. Tuy là đối tượng dễ làm quen nhất, song việc học trực tuyến cũng khiến cho nhiều bạn trẻ lo ngại về định hướng tương lai sau này của mình. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, hơn 70.000 cử nhân bị chậm tốt nghiệp,...