156.000 lọ thuốc remdesivir được đưa về các ICU Covid-19
Bộ Y tế hôm nay tiếp tục phân bổ 156.168 lọ thuốc kháng virus remdesivir cho 46 đơn vị, là lần phân bổ nhiều nhất tính đến nay.
Trong lần này, Bộ Y tế chuyển thuốc remdesivir cho các Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long…; một số bệnh viện lớn cả nước và Sở Y tế 26 tỉnh, thành. Trong đó Sở Y tế TP HCM được phân bổ nhiều nhất, với gần 40.000 lọ remdesivir.
Như vậy, đến nay gần 384.000 lọ thuốc remdesivir được Bộ Y tế phân bổ.
Trao đổi với VnExpress ngày 10/9, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết sau hơn một tháng đưa remdesivir vào điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM và một số nơi, Bộ Y tế đang tổng hợp kết quả để đánh giá hiệu quả của thuốc. Hiện chưa có dữ liệu cụ thể.
“Song, cơ bản thuốc đã góp phần điều trị giảm được nồng độ virus và giảm được tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19″, Thứ trưởng Sơn nói.
Theo Clinicaltrialsarena , Tổ chức Y tế Providence, trụ sở tại Mỹ, vào tháng 8 báo cáo thuốc remdesivir có thể giảm tỷ lệ tử vong khoảng 40% với bệnh nhân Covid-19 nhập viện và phải thở oxy. Nghiên cứu diễn ra trên hai nhóm, gồm hơn 286 người sử dụng remdesivir và 852 người khác được điều trị tiêu chuẩn kể từ ngày 28/2 đến ngày 28/5.
Ngoài tác dụng giảm tỷ lệ tử vong, remdesivir còn hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh, trước khi bệnh nhân phát triển các triệu chứng viêm.
Video đang HOT
Giám đốc y tế George Diaz cho biết: “Những phát hiện này rất có ý nghĩa. Chúng nêu bật nhu cầu cấp thiết trong việc tìm ra phương án điều trị tối ưu đối với Covid-19. Nó cũng chỉ ra rằng người dùng remdesivir có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với bệnh nhân được chăm sóc tiêu chuẩn”.
Thử nghiệm của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng chỉ ra lợi ích của thuốc trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở người thở oxy lưu lượng thấp. Hồi tháng 6, Gilead báo cáo dữ liệu từ ba nghiên cứu cho thấy remdesivir làm giảm tỷ lệ tử vong ở người nhập viện.
Remdesivir được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020 và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, remdesivir được chỉ định với người mắc Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp, thở oxy, thở oxy dòng cao (HFNC) hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh. Thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.
Thuốc do Gilead Sciences sản xuất. Hiện, ngoài thuốc remdesivir dạng nước, thuốc cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô, dễ bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn. Thuốc khô giúp bệnh viện điều trị bệnh nhân dễ dàng bảo quản, nhất là các bệnh viện dã chiến.
Việt Nam có một triệu lọ remdesivir do doanh nghiệp tặng và hỗ trợ từ Ấn Độ. Hiện 460.000 lọ đã về Việt Nam, số còn lại sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.
Thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam giá hơn 3.000 USD một liệu trình
Việt Nam đang sử dụng hai loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19 là remdesivir tiêm tĩnh mạch, giá gốc 3.120 USD một liệu trình 5 ngày và molnupiravir viên uống, giá khoảng 700 USD một liệu trình.
Remdesivir là loại thuốc kháng virus đầu tiên được Việt Nam sử dụng. Những lô thuốc remdesivir đầu tiên đã về Việt Nam từ 5/8. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất đưa remdesivir vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 và sử dụng tại một số cơ sở y tế.
Từ đầu tháng 8 đến nay, gần 230.000 lọ thuốc remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị Covid-19, trong đó số lượng phân bổ dành phần lớn cho các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại TP HCM và các địa phương có số ca mắc nhiều.
Remdesivir là thuốc kháng virus, được FDA phê duyệt khẩn cấp tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Remdesivir có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng. Thuốc đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020 và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, remdesivir được chỉ định với người mắc Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp, thở oxy, thở oxy dòng cao (HFNC) hoặc thở máy không xâm nhập. Thời điểm dùng thuốc là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh. Thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.
Hiện nay, ngoài thuốc remdesivir dạng nước, phải bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, thuốc cũng đã được bào chế dưới dạng đông khô, dễ bảo quản trong nhiệt độ khoảng 25 độ C giúp vận chuyển dễ dàng hơn. Thuốc khô giúp bệnh viện điều trị bệnh nhân dễ dàng bảo quản, nhất là các bệnh viện dã chiến.
Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Gilead Sciences, ông Daniel ODay, thuốc remdesivir bán với giá 520 USD/lọ, hoặc liệu trình 5 ngày giá 3.120 USD.
Việt Nam có một triệu lọ remdesivir do doanh nghiệp tặng và hỗ trợ từ Ấn Độ. Hiện 460.000 lọ đã về Việt Nam, số còn lại sẽ tiếp tục về trong thời gian tới.
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir của Gilead, sử dụng tại Mỹ, tháng 12/2020. Ảnh: AP.
Molnupiravir là loại thuốc kháng virus thứ hai được Việt Nam được sử dụng. Thuốc do công ty Ridgeback Biotherapeutics và hãng dược Merck hợp tác phát triển. Merck cho biết hãng sẽ có dữ liệu đầy đủ vào tháng 9 hoặc tháng 10 và thuốc có thể sẵn sàng vào cuối năm nay.
Thuốc này đã được Bộ Y tế Việt Nam đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care). Thuốc bao gồm viên nang 200 mg, 400 mg do Ấn Độ và Việt Nam sản xuất, dùng đường uống, ngày hai lần với liều dùng 1.600 mg/ngày. Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng molnupiravir. Các triệu chứng từ vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở.
Molnupiravir được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA, trong đó có nCoV, khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đây là loại thuốc dễ dàng được sử dụng qua đường uống, dùng điều trị giai đoạn đầu của bệnh. Hiện Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc molnupiravir điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, tương đương 700 USD/liệu trình.
Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".
Hơn 300.000 viên thuốc kháng virus molnupiravir trong khoảng 2 triệu viên do doanh nghiệp tài trợ đã về Việt Nam cuối tháng 8. Các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong đầu tháng 9. Ngoài ra, công ty dược ở Việt Nam cũng đang sản xuất thuốc này, dự kiến cung cấp hơn 2,3 triệu viên để điều trị miễn phí F0 tại cộng đồng.
Như vậy, hai loại thuốc kháng virus Việt Nam đang dùng điều trị Covid-19 đều được doanh nghiệp tài trợ, hiện miễn phí điều trị bệnh nhân.
Loại thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng Remdesivir được dùng cho các F0 diến biến nặng và phải có chỉ định của bác sĩ điều trị. Đến nay, Bộ Y tế đã có 5 đợt phân bổ thuốc Remdesivir với tổng số gần 230.000 lọ. Tại Việt Nam, ngày 5/8, những lô thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đầu tiên đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất. Hội đồng Chuyên...