1539 giáo viên, 384 CBQl Bình Định được tập huấn Chương trình GDPT 2018
Trong 3 ngày (21-23/7/2020), Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế tổ chức tập huấn mô đun 1 về “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018″ cho 1539 giáo viên lớp 1 và 384 cán bộ quản lý của tỉnh Bình Định.
Giáo viên Bình Định tập huấn về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT năm 2019.
Sau khi tìm hiểu về Chương trình GDPT tổng thể 2018, với sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt, giáo viên khối lớp 1 được hướng dẫn cụ thể cách lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài học các môn Toán, Tiếng việt, Giáo dục thể chất, Âm nhạc và Mỹ thuật. Ngoài ra, giáo viên cũng nắm bắt được cách đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Đợt bồi dưỡng này cũng giúp cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bình Định hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục ở trường tiểu học. Từ đó, có thể lập kế hoạch giáo dục của nhà trường; tổ chức thực hiện kế hoạch; giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018; chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong trường tiểu học nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Điểm đặc biệt, trong đợt hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên đại trà của Bình Định, đội ngũ giáo viên cốt cán đóng vai trò trợ giảng cùng các giảng viên sư phạm chủ chốt của ĐH Sư phạm-ĐH Huế, hỗ trợ giáo viên/cán bộ quản lý tự bồi dưỡng trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) cũng như trong hoạt động bồi dưỡng trực tiếp.
Hào hứng với đổi mới, cô giáo Trương Thị Mỹ Hạnh – Trường Tiểu học số 2 Cát Nhơn, huyện Phú Cát (Bình Định) tâm đắc với mục tiêu giáo dục một cách toàn diện, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh của Chương trình GDPT 2018.
“Tuy nhiên, để bảo đảm mục tiêu này, bên cạnh sự thay đổi tích cực của giáo viên về phương pháp giảng dạy thì các trường học cần đảm bảo phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng đa năng… Vì vậy, chúng tôi rất mong sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường còn khó khăn để việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 được thành công” – cô Mỹ Hạnh bày tỏ.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Hiền, nhờ có đợt tập huấn này, giáo viên như cô học hỏi được rất nhiều kiến thức mới, hiểu được yêu cầu thiết yếu về phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh.
“Ví dụ, một trong những yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt trong Chương trình GDPT 2018 là phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua đọc, viết, nói và nghe. Kỹ năng này lại được quy định cụ thể về thời lượng rèn luyện, chẳng hạn kỹ năng đọc chiếm 60% thời lượng ở lớp 1,2,3, đến lớp 4,5 tăng lên 63%. Do đó, giáo viên cần thiết kế kế hoạch dạy học đảm bảo yêu cầu. Tôi sẽ xây dựng những tiết học phù hợp với đặc điểm của học sinh” – cô Hiền nói về kế hoạch của cá nhân mình.
Video đang HOT
Hầu hết các thầy cô giáo đều nhận thức rõ về những điểm mới của Chương trình GDPT 2018. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hải – Trường Tiểu học số 2 Cát Nhơn, huyện Phú Cát chia sẻ: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đặc biệt sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham thảo, chương trình mới là pháp lệnh. Tài liệu tham khảo đã được các nhà xuất bản chú trọng đầu tư về hình ảnh, điều đó sẽ gây sự hứng thú cho học sinh. Với nhiều bộ sách khác nhau sẽ giúp giáo viên có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, kích thích sự sáng tạo trong dạy học của giáo viên.
Sở Giáo dục Đà Nẵng nói gì về việc lựa chọn sách giáo khoa mới?
Trước những ý kiến cho rằng việc lựa chọn sách giáo khoa mới theo hướng dẫn của Bộ gây lãng phí, bất cập, ngành giáo dục Đà Nẵng đã có những phản hồi.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua, có nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ lo lắng trong việc chọn sách giáo khoa mới.
Theo đó, cử tri cho rằng việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa ở các trường là không phù hợp, gây lãng phí khi Luật giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/7.
Chọn sách trước khi Luật Giáo dục mới có hiệu lực
Liên quan đến vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, khung chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ nhằm thực hiện khung chương trình.
Ảnh minh họa: TT.
Vì vậy, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau phục vụ cho chương trình đã được phê duyệt.
Ngoài bộ sách giáo khoa đã được lựa chọn để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, giáo viên có thể tham khảo các bộ sách khác để phục vụ quá trình giảng dạy.
Còn theo Điều 32, Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 1/7, " Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Điều này có nghĩa, tuy có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, địa phương có thể chọn sách của mỗi môn ở các bộ sách khác nhau để tổng hợp lại thành một bộ sách giáo khoa dùng chung cho cả địa phương trên cơ sở hướng dẫn và quy định của Bộ.
Việc làm này sẽ đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa, đồng thời tạo sự thống nhất và thuận lợi cho ngành giáo dục khi chỉ đạo về mặt chuyên môn.
Tuy nhiên, để các nhà xuất bản in ấn và phát hành kịp thời theo số lượng các địa phương đăng kí; Phụ huynh và học sinh có thời gian chuẩn bị và tiếp cận sách giáo khoa; Ngành giáo dục có thời gian tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên và cán bộ quản lí.... thì Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa phải hoàn thành và công bố trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng.
Để chuẩn bị cho việc lựa chọn sách giáo khoa phục vụ năm học 2020-2021 sắp đến, Bộ đã căn cứ theo Nghị quyết 88 và ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020, có hiệu lực từ ngày 15/3/2020 về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 thuộc quyền lựa chọn của các cơ sở giáo dục (trường học) và phải được công bố trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng;
Các địa phương không được can thiệp, tác động đến quá trình lựa chọn sách giáo khoa tại các trường học.
Song song với việc thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo Thông tư 01, hiện nay, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương cho ý kiến về dự thảo Thông tư mới;
Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7) để phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2021-2022 về sau thay cho Thông tư 01.
Sau khi ban hành Thông tư 01, Bộ cũng liên tục có các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Thông tư 01.
Trong đó, quy định các cơ sở giáo dục phải hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 và công khai kết quả lựa chọn trước ngày 15/5.
Đà Nẵng thực hiện ra sao?
Để thực hiện việc chọn sách giáo khoa mới thì Sở Giáo dục Đà Nẵng cho hay, đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu 5 bộ sách sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ phê duyệt cho 100% cán bộ quản lí, giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Đồng thời, Sở cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân phê duyệt và ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện địa phương.
Sở cũng đã tổ chức để tổ chuyên môn nghiệp vụ cấp Tiểu học nghiên cứu, đánh giá các bộ sách giáo khoa làm căn cứ để các cơ sở giáo dục tham khảo lựa chọn.
Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức cho giáo viên đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, thực hiện các bước lựa chọn sách giáo khoa theo quy định;
Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lí giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của trường.
Đến giữa tháng 5/2020, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn.
Sở đã tổng hợp kết quả lựa chọn sách, báo cáo Bộ Giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố và thông tin đến các nhà xuất bản theo quy định.
Từ ngày 16/7/2020, phối hợp với các nhà xuất bản tiến hành tổ chức các lớp tập huấn sử dụng sách giáo khoa (theo các bộ sách giáo khoa các trường đã lựa chọn) cho 100% giáo viên lớp 1, cán bộ quản lý các trường tiểu học. Hoàn thành việc tập huấn sử dụng sách giáo khoa trước 15/8/2020.
Trước đó, Sở cũng đã tiến hành tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho 100% cán bộ quản lí và giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp 1: Giám sát chặt chẽ chất lượng Bên cạnh nỗ lực dạy học hoàn thành chương trình, giáo viên dạy lớp 1 còn dồn sức cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bắt tay vào việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. 100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành bồi dưỡng trước 30/7. Ảnh: TG TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ...