‘15.000 binh sĩ tinh nhuệ’ sẵn sàng vào Syria
Một lãnh đạo đội quân nổi dậy tuyên bố có 15.000 binh sĩ tinh nhuệ đang sẵn sàng can thiệp vào Syria từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, để lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Tại một địa điểm được canh gác cẩn mật ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh đạo lực lượng nổi dậy tự gọi tên “Quân đội Syria tự do” cho phóng viên tờ Telegraph biết thông tin trên, đồng thời khẳng định lực lượng của mình là “một phần của phe đối lập Syria trong tiến trình lật đổ chế độ”.
Biểu tình ngày một lan rộng ở Syria.
Sự tồn tại của một lực lượng vũ trang đối lập hoạt động dưới sự cho phép của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đang gây ra thương vong cao cho lực lượng an ninh Syria trong các cuộc đụng độ. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự tức giận của Recep Tayipp Erdogan, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ với người đồng cấp bên phía Syria – người đồng minh cũ.
Video đang HOT
Riad al-Assad, tự xưng hàm đại tá, lãnh đạo lực lượng nổi dậy vũ trang Syria cho biết: “Chúng tôi sẽ là quân đội của đất nước Syria mới. Chúng tôi không liên minh với bất kể tôn giáo hay đảng phái chính trị nào. Chúng tôi tin tưởng mình sẽ bảo vệ vẹn toàn được mọi mặt của xã hội Syria”.
Được thành lập từ việc tập hợp những binh sĩ đào ngũ, Quân đội Syria tự do (SFA) đang triển khai các hoạt động nhằm chống lại lực lượng an ninh chính phủ. Tuần trước, lực lượng này đã lên tiếng thừa nhận sát hại 9 binh sĩ chính phủ trong một cuộc giao tranh ở miền trung Syria. Vào ngày thứ Sáu, 17 binh sĩ chính phủ khác tiếp tục được báo cáo thiệt mạng mạng trong một cuộc đụng độ với đồng đội đào ngũ ở thành phố Homs, khu vực giao tranh nổ ra ác liệt.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra trong tuần này trên lãnh thổ Syria nhưng hiện chưa có báo cáo chính xác về con số thương vong. Quan ngại trước tình hình xung đột đang ngày một leo thang, Liên đoàn Ả Rập đã nỗ lực thỏa thuận với chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad để rút lực lượng an ninh khỏi các tuyến phố.
Hồng Duy
Theo Bưu điện Việt Nam
Nguyên giảng viên nhận 3 năm tù vì 'lật đổ chính quyền'
Dưới vỏ bọc một giảng viên, bị cáo Phạm Minh Hoàng đã tiến hành nhiều hoạt động đi ngược với lợi ích của nhân dân và đường lối lãnh đạo của Đảng.
Ngày 10/8, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Phạm Minh Hoàng (56 tuổi, nguyên giảng viên hợp đồng Trường Đại học Bách khoa TP.HCM) mức án 3 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên áp dụng hình phạt bổ sung là 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù đối với bị cáo.
Hoạt động trái pháp luật
Theo cáo trạng, năm 1973, Phạm Minh Hoàng sang Pháp du học sau đó nhập quốc tịch Pháp. Năm 1998, bị cáo Hoàng được Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Đức (là thành viên của tổ chức phản động Việt Tân) kết nạp vào tổ chức Việt Tân.
Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Việt Tân, Phạm Minh Hoàng về nước xin nhập quốc tịch Việt Nam sau đó xin vào làm giảng viên hợp đồng tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM để tạo vỏ bọc tiến hành các hoạt động trong nước.
Từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010, Phạm Minh Hoàng thường xuyên liên lạc với tổ chức Việt Tân lưu vong ở nước ngoài. Với bút danh Phan Kiến Quốc, bị cáo đã viết ra nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đã gửi cho tổ chức Việt Tân 33 bài viết để đăng tải, phát tán trên mạng internet nhằm tuyên truyền, kích động, lôi kéo tập hợp lực lượng cho tổ chức này nhằm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.
Bị cáo Phạm Minh Hoàng (áo trắng) bị xử phạt 3 năm tù
Tháng 11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia dự lớp tập huấn phương pháp đấu tranh "bất bạo động", "bảo mật thông tin"...do các thành viên của tổ chức phản động Việt Tân ở nước ngoài tổ chức và giảng dạy để áp dụng vào thực tế Việt Nam nhằm lôi kéo, phát triển lực lượng thực hiện âm mưu phản động.
Sau khi về nước, từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Phạm Minh Hoàng cùng em ruột là Phạm Duy Khánh, Jolie Trang Quỳnh (Việt kiều Mỹ) và Huỳnh Châu (Việt kiều Úc) tổ chức hai khóa học "kỹ năng mềm" cho sinh viên, thanh niên nhằm tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng cho Việt Tân.
Ngày 12 và 13/8/2010, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thanh Hùng và Phạm Minh Hoàng. Khám xét nơi ở của Phạm Minh Hoàng, cơ quan an ninh điều tra thu giữ nhiều tài liệu có nội dung đả phá, xuyên tạc và bôi nhọ đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thừa nhận sai phạm, xin khoan hồng
Tại tòa, trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Phạm Minh Hoàng thừa nhận những hành vi mà cáo trạng nêu.
Bị cáo khai, qua sinh hoạt thể thao, văn nghệ trong thời gian đi du học nên quen biết với Nguyễn Ngọc Đức sau đó đã gia nhập tổ chức Việt Tân từ năm 1998, nhưng bị cáo cho rằng mình chỉ "ngẫu nhiên" tham gia tổ chức Việt Tân, bản thân không nắm rõ tôn chỉ, mục đích của tổ chức phản động này.
Tuy nhiên, khi Tòa hỏi bị cáo có biết một số đối tượng của tổ chức Việt Tân như Nguyễn Quốc Quân đã từng bị pháp luật Việt Nam xử lý hay không, bị cáo Hoàng thừa nhận có biết.
Bị cáo cũng thừa nhận, cuối năm 2009 đã cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia dự lớp tập huấn phương pháp đấu tranh "bất bạo động" và kỹ năng "bảo mật thông tin" do các thành viên của tổ chức Việt Tân tổ chức. Trả lời về động cơ, mục đích của việc tham gia lớp tập huấn này, bị cáo Hoàng khai bản thân là một giảng viên nên khi nghe đến kỹ năng "bảo mật thông tin" bị cáo nghĩ rằng rất hay và cần thiết nhưng sau khi tham dự xong mới biết là không có lợi ích gì.
Bị cáo thừa nhận sau khi đi Malaysia về đã cùng với vợ và một số thành viên của tổ chức Việt Tân mở 2 khóa với 4 lớp đào tạo "kỹ năng mềm" sau đó giới thiệu các sinh viên tham gia.
Về 33 bài viết có nội dung tuyên truyền kích động, xuyên tạc, bôi nhọ đường lối lãnh đạo và chính sách của Đảng và Nhà nước với bút danh Phan Kiến Quốc, bị cáo Hoàng thừa nhận đã phản ánh theo ý chủ quan, có những chi tiết sai, làm phương hại đến đại đoàn kết và an ninh chính trị của Việt Nam, nếu biết hậu quả như vậy bị cáo đã ngưng không làm.
Tại tòa, luật sư Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư Hà Nội cũng đã tham gia bào chữa cho bị cáo.
Được trình bày lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Minh Hoàng thành khẩn: "Những việc làm của tôi, tôi đã thừa nhận. Những bài viết của tôi là suy nghĩ chủ quan, có những sai sót ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo của Đảng, tôi rất hối tiếc về điều này".
Từ đó, bị cáo cho biết đã nhận thức rõ sai lầm, ăn năn hối cải và xin xem xét đến hoàn cảnh gia đình và sự khoan hồng của pháp luật.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử nhận thấy: căn cứ vào hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bị cáo và những người liên quan tại tòa, nhận thấy có đủ cơ sở kết luận bị cáo Phạm Minh Hoàng đã phạm tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Phạm Minh Hoàng biết rõ tổ chức Việt Tân và tôn chỉ, mục đích của tổ chức này nhưng vẫn tự nguyện tham gia, tổ chức các lớp học có nội dung tuyên truyền, kích động, lôi kéo lực lượng, hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải xử lý nghiêm mới đảm bảo tính răn đe.
Tuy nhiên, xét thấy, bị cáo có nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên phạt Phạm Minh Hoàng mức án 3 năm tù.
Đối với Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng, do nhân thân tốt, phạm tội lần đầu nên cơ quan an ninh điều tra không đề nghị xử lý về mặt hình sự nhằm thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.
Theo VietNamNet