13 loại chất dinh dưỡng giúp tim khỏe
Dưới đây là 13 loại chất dinh dưỡng có thể bổ sung vào bữa ăn để có một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, theo Healthista.
Dầu cá chứa axit béo omega-3 giúp bảo vệ tim – Ảnh: Shutterstock
Axit béo Omega-3
Axit béo bão hòa đơn chuỗi ngắn – axit oleic từ dầu ô liu được chứng minh giúp làm giảm cholesterol LDL (xấu) và triglycerides trong khi axit béo không bão hòa đa chuỗi dài – như EPA và DHA trong dầu cá, các loại hạt và dầu từ hạt có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm trong cơ thể cũng như bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch.
Ma-giê
Ma-giê đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất một loại năng lượng gọi là ATP.
Cơ bắp cần năng lượng này để thư giãn. Tim, về bản chất cũng là cơ và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ ma-giê tốt trong cơ thể có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.
Ma-giê có trong ốc, hạt, rau lá xanh, đậu.
Co-Enzyme Q10
Được biết đến với vai trò giúp sản xuất năng lượng cho cơ thể cùng với ma-giê, Co-Q10 cũng là một chất chống oxy hóa mạnh và có tác động tốt với selen, vitamin C, vitamin E và kẽm giúp bảo vệ động mạch khỏi bị hư hại.
Thực phẩm giàu co-enzyme Q10 là thịt, trứng và cá.
Vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bảo vệ chúng ta khỏi nhiều loại bệnh, đặc biệt nhất là bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 40% khi thiếu vitamin D và chiếm hơn 81% nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Ngoài ánh nắng mặt trời, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ cá (đặc biệt là gan cá), một số loại nấm và trứng.
Kẽm
Video đang HOT
Cũng giống như omega-3, kẽm giúp ngăn ngừa viêm nhờ tạo ra các cytokine chống viêm. Kẽm cũng được chứng minh có tính bảo vệ, đặc biệt là đối với bệnh mạch vành và có thể giúp cải thiện chức năng tim.
Kẽm có nhiều trong hạt bí ngô, các loại quả hạch, hạt giống…
Vitamin C
Chất chống oxy hóa mạnh vitamin C, cùng với vitamin E, kẽm và Co-Q10 tác động với nhau giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch và tổn thương tế bào. Vitamin C cũng được chứng minh giúp hạ cholesterol LDL, trong khi giúp cải thiện nồng độ HDL.
Theo nghiên cứu, những người có nồng độ vitamin C cao hơn trong chế độ ăn uống có ít nguy cơ đau tim và đột quỵ. Những thực phẩm giàu vitamin C gồm trái cây tươi, đặc biệt là hoa quả, rau mùi tây, và hành tím.
Vitamin C cũng được tìm thấy nhiều trong quả mọng, là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và tổn thương tế bào.
Vitamin E
Được biết đến là chất chống oxy hóa và có tính bảo vệ, vitamin E giúp làm giảm cholesterol LDL và làm tăng nồng độ HDL. Nó cũng giúp cải thiện chức năng tế bào nội mô.
Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối ưu từ vitamin E, bạn cũng cần phải bổ sung vitamin C, selen và Co-Q10 trong chế độ ăn uống của bạn.
Vitamin E có trong bơ, các loại quả hạch và hạt giống.
Selen
Khoa học ghi nhận rằng những người có nồng độ selen thấp có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Selen cùng với các vitamin E, vitamin C và Co-Q10 tác động với nhau giúp ngừa bệnh tim.
Vì vậy, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu selen như các loại quả hạch và rong biển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe ruột kém có thể gây ra viêm nhiễm. Vì vậy, cần bổ sung probiotic, loại vi khuẩn tốt giúp ích cho sức khỏe đường ruột.
Thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải chua và kim chi là thực phẩm chứa probiotic.
Đây là loại hợp chất được tìm thấy trong tỏi có ảnh hưởng mạnh lên sức khỏe tim mạch và máu nhờ giúp thư giãn các mạch máu và cải thiện lưu lượng máu.
Ăn tỏi mỗi ngày bằng cách nghiền tỏi và để trong 15 phút trước khi sử dụng được cho là để tăng cường ảnh hưởng của tỏi lên sức khỏe.
Lycopene
Lycopene là chất carotenoid, được chứng minh giúp bảo vệ cơ thể khỏi một loạt các bệnh ung thư cũng như bệnh tim. Có nhiều bằng chứng cho thấy độ dày màng trong mạch và nguy cơ nhồi máu cơ tim được giảm khi nồng độ lycopene trong mô mỡ cao hơn.
Lycopene giúp tăng tính linh hoạt của động mạch và cải thiện chức năng của các tế bào nội mô, chống xơ cứng động mạch.
Lycopene có trong cà chua nấu chín, cà chua khô, ớt, đu đủ, dưa hấu, và măng tây.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng L-Arginine có thể giúp hạ huyết áp. Nó cũng có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tim.
Đậu, các loại quả hạch, yến mạch và cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá thu rất giàu L-Arginine.
Taurine đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của động mạch và sức khỏe tim mạch nói chung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có mức L-Taurine thấp hơn dễ bị bệnh tim.
L-Taurine có trong thịt đỏ, trứng và hải sản.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
7 loại vitamin cần bổ sung sau tuổi 40
Vitamin luôn cần thiết với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với những người sau tuổi 40 thì việc bổ sung vitamin càng trở nên quan trọng, theo Prevention.
Bổ sung vitamin là cần thiết, nhất là phụ nữ sau tuổi 40 - Ảnh: Shutterstock
Vitamin B12
Trong khi trẻ em và người trẻ tuổi dễ dàng hấp thu loại vitamin này từ thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa thì đối với những người bước qua tuổi 40, khả năng này bắt đầu hoạt động chậm lại vì nồng độ a xít dạ dày thay đổi. Vì vậy, bạn cần bổ sung khoảng 2,4 mg vitamin B12 mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho máu và chức năng não.
Canxi
Mặc dù xương của chúng ta tiếp thu phần lớn lượng canxi cần thiết trước đó, nhưng khi qua tuổi 40 xương vẫn có xu hướng dễ bị tổn thương. Tăng cường canxi từ chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu canxi như sữa, bông cải xanh, rau bina, hay uống bổ sung sẽ giúp bảo vệ hệ khung xương, tránh các bệnh như loãng xương, ngăn ngừa nứt, gãy xương.
Vitamin D
Thiếu hụt vitamin D sau tuổi 40 dễ gây ra các bệnh liên quan như tiểu đường, đa xơ cứng, ung thư đại trực tràng. Bổ sung vitamin D không chỉ giúp tránh các bệnh liên quan mà còn tăng khả năng hấp thụ canxi.
Ma-giê
Chức năng quan trọng của ma-giê là giúp điều hòa huyết áp. Người sau 40, đặc biệt là phụ nữ thiếu ma-giê tường có nguy cơ bị cao huyết áp và mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, các chứng viêm. Bổ sung ma-giê khoảng 320 mg/ngày từ các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, hạt là cần thiết để kiểm soát đường huyết.
Kali
Nghiên cứu cho thấy đối với phụ nữ sau tuổi mãn kinh, việc bổ sung kali khoảng 3,1 g/ngày sẽ giữ cho huyết áp trong tầm kiểm soát. Kali có nhiều trong chuối, khoai lang, củ cải, đậu, đậu lăng. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều kali có thể làm hư hại đường tiêu hóa và rối loạn nhịp tim.
Omega 3
Về mặt phân loại, thì omega 3 không phải vitamin, nó là một loại a xít béo, nhưng vẫn xứng đáng được xếp vào danh sách này vì lợi ích to lớn mà nó đem lại cho sức khỏe con người, đặc biệt những người sau tuổi 40.
Nghiên cứu chỉ ra rằng omega 3 giúp giảm huyết áp và lượng cholesteron gây hại cơ thể. Omega 3 còn đóng vai trò trong hoạt động trí nhớ và tư duy của não. Bạn có thể nạp omega 3 từ cá, quả óc chó và các loại rau lá.
Probiotic
Cũng như omega 3, probiotic không phải vitamin, nhưng cần thiết cho phụ nữ từ 40 trở lên trong việc giữ gìn sức khỏe đường ruột, kiểm soát cân nặng và phát triển kháng insulin.
P.Anh
Theo Thanhnien
Những lưu ý trong chăm sóc sức khỏe tim mạch Ăn đậu phộng, ăn nửa chay nửa mặn, ăn axit béo omega-3, bổ sung vitamin D và hạn chế tiếp xúc không khí ô nhiễm là 5 lưu ý quan trọng trong chăm sóc sức khỏe tim mạch, theo Wellness. Chọn môi trường trong lành ít ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe tim mạch - Ảnh: Shutterstock Ăn đậu phộng Đậu phộng...