13 điều phụ huynh cần dạy con trước khi vào lớp 1
Trẻ cần biết trường học không phải toàn bộ cuộc sống, không nên để kỳ thi hay điểm số ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng.
Khi thay đổi môi trường từ mẫu giáo vào tiểu học, mọi thứ đối với trẻ đều lạ lẫm, không thoải mái và thậm chí đáng sợ. Lần đầu tiên trong đời, trẻ phải chịu áp lực bởi bài tập về nhà và điểm số trong các bài kiểm tra. Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ sẵn sàng cả về tâm lý lẫn kỹ năng, để thời đi học trở thành giai đoạn đáng nhớ và ý nghĩa nhất.
Dưới đây là 13 điều quan trọng phụ huynh nên dạy trẻ trước khi vào lớp 1, theo Bright Side:
1. Sức khỏe thể chất và tinh thần của con quan trọng hơn các bài học. Nếu con cảm thấy không khỏe, hãy nói với ai đó về tình trạng của mình.
2. Đừng so sánh bản thân với những người khác. Con đến trường để thu nạp kiến thức, không phải để đua tranh điểm chác.
3. Con cần hiểu nội dung bài giảng, điểm số không quá quan trọng. Nếu con bị điểm kém, bố mẹ sẽ không phạt con. Nhưng nếu con đạt điểm A, bố mẹ sẽ rất vui.
4. Nếu thấy bài nào đó khó hiểu, con hãy nhờ giáo viên hoặc bố mẹ giải thích.
5. Cảm giác lo lắng trước kỳ thi là bình thường, nhưng hãy nhớ rằng trường học không phải toàn bộ cuộc sống của con, đó chỉ là một phần nhỏ. Đừng để một kỳ thi ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng của con.
6. Giáo viên cũng là con người, họ có thể bị ốm, mệt mỏi hay mắc lỗi. Hãy ghi nhớ điều này để tôn trọng thầy cô giáo, biết ơn những gì họ đã làm cho con.
Video đang HOT
7. Đừng bắt nạt bất kỳ ai. Bắt nạt là hành vi làm tổn thương kẻ yếu thế hơn mình. Khi nhìn thấy ai đó bị bắt nạt, con hãy kể để bố mẹ xem có cách gì giúp bạn không.
8. Nếu con không phá vỡ các quy tắc, không ai có quyền phạt con. Con có thể chơi game trên điện thoại trong giờ ra chơi, miễn là việc đó không ảnh hưởng đến việc học. Con có thể xin phép ra ngoài đi vệ sinh khi đang trong giờ học. Con cũng có thể từ chối ăn nếu con không muốn. Nếu con nghĩ giáo viên làm sai một việc gì đó hoặc cư xử không đúng mực, hãy nói với bố mẹ.
9. Nếu con không tuân thủ quy định, giáo viên có thể phạt con. Nhưng không ai được phép làm tổn thương, hạ nhục hay nhạo báng con.
10. Hãy học cách giao tiếp với mọi người. Khi một bạn cùng lớp khiến con tổn thương, đầu tiên hãy tự mình giải quyết vấn đề. Nếu không hiệu quả, con hãy nhờ giáo viên hoặc bố mẹ can thiệp.
11. Hãy nỗ lực hết mình và học cách tự suy nghĩ.
12. Hãy rèn luyện kỷ luật. Các quy tắc được đặt ra để cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Do đó, con phải làm bài tập về nhà, vâng lời thầy cô giáo, tự chuẩn bị cặp sách cho ngày hôm sau vào buổi tối trước khi đi ngủ.
13. Con có thể thu nạp kiến thức từ những nơi khác ngoài trường học. Nếu muốn biết thêm điều gì đó, con hãy đặt câu hỏi và bố mẹ sẽ giúp con tìm câu trả lời.
Thùy Linh
Theo VNE
Cô giáo kể chuyện: Điểm 4 môn Văn và cuộc gọi của phụ huynh
Theo dõi một loạt bài viết trên báo Dân trí như "Chấp nhận con bị điểm kém, thật khó!", "Áp lực học tập đến từ ai?" và "Khi bố mẹ được voi đòi tiên", tôi và nhiều người khác dần dần cảm nhận rõ hơn về áp lực mà mỗi đứa trẻ phải đeo mang bắt nguồn từ những kỳ vọng lớn lao của bậc sinh thành.
Ảnh minh họa
Mới đây thôi, tôi nhận được cuộc điện thoại "nhờ vả" từ một vị phụ huynh cùng lời phân bua làm tôi nghẹn ngào. Em học sinh đó tên T., là học trò cũ tôi từng chủ nhiệm hai năm trước nên tôi rất mến. Ở bài tập làm văn đầu tiên của học kỳ này, em làm sai thể loại khi đề yêu cầu kể chuyện, em lại làm về thuyết minh và bài viết đó chỉ được điểm 4.
Tôi vừa trả bài hôm trước thì hôm sau nhận được điện thoại của phụ huynh phân bua rằng em vừa bị gãy tay nên mấy tuần vừa rồi nghỉ học thêm, mong cô giáo thông cảm. Thì ra, phụ huynh đã nhầm lẫn, tôi là giáo viên đứng lớp môn Ngữ văn cùng tên với cô giáo dạy thêm môn Ngữ văn em đang theo học.
Và vì trùng tên nên phụ huynh nghĩ là tôi cho điểm thấp vì học sinh bỏ học thêm. Chị phụ huynh liên tục nhờ cô "quan tâm giúp đỡ" và hứa sẽ cho cháu "đi học thêm trở lại" khiến tôi chạnh lòng và buồn vô cùng.
Tôi đã giải thích rõ về sự nhầm lẫn của chị, tôi không phải là cô giáo dạy thêm và bài viết của T. bị điểm thấp vì sai thể loại. Tôi cũng động viên với chị về sức học khá của T., tôi tin là em sẽ gỡ được điểm số trong những bài kiểm tra tiếp theo, chỉ cần em đọc kỹ đề và cẩn thận hơn khi làm bài.
Với sức học khá cùng sự cố gắng của T., những bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên của em đã cải thiện được điểm số. Nhìn vào những con điểm khi chưa có kết quả thi, tôi vẫn hy vọng em sẽ đạt loại khá bộ môn Ngữ văn. Và gần ngày thi học kỳ, tôi lại nhận được điện thoại của mẹ em T.
Chị lại nhờ tôi quan tâm, giúp đỡ và hỏi dò T. có đạt loại giỏi không. Tôi thú thật về sức học khá của T. và khẳng định rất khó để đạt 8.0 môn Ngữ văn. Qua điện thoại, chị băn khoăn vô cùng vì môn Toán cũng chỉ suýt soát điểm giỏi, nếu môn Văn chưa đạt nữa thì học kỳ này em sẽ trượt danh hiệu học sinh giỏi.
Tôi trấn an chị rằng cháu còn học kỳ 2 để phấn đấu nhưng dường như lời động viên của tôi vẫn chưa làm chị an tâm, thỏa mãn và chấp nhận năng lực của con.
Vậy đó, thành tích của một đứa trẻ đã được phụ huynh mặc định là "giỏi" và cứ loay hoay, trăn trở với nấc thang thành tích đó. Nếu chẳng may có sự va vấp, trở ngại trong điểm số là y như rằng bố mẹ không thể và không muốn chấp nhận sự thụt lùi của con. Với những người bố, người mẹ luôn đặt nặng danh hiệu như thế, làm sao những đứa trẻ cảm thấy việc học là niềm vui?
Kỳ vọng về thành tích của con trẻ, ước mơ về một tương lai tươi sáng cho con không hẳn là xấu. Bởi chúng ta phải đặt mục tiêu tương lai gần, tương lai xa để con trẻ và bố mẹ cùng phấn đấu. Việc học hôm nay sẽ tạo tiền đề, nền tảng cho cuộc sống tương lai hạnh phúc hơn, điều đó là lẽ tất nhiên.
Tuy nhiên, khi chúng ta đặt ra kỳ vọng quá lớn, vẽ ra ước mơ quá xa vời thì vô hình trung sẽ tạo ra khối áp lực không hề nhỏ buộc mỗi đứa trẻ phải nỗ lực, phấn đấu trong mệt mỏi, thất vọng, chán chường. Điều này thật sự nguy hại bởi nhiều hệ lụy từ đó đã nảy sinh: trầm cảm, nổi loạn, tự tử...
Rõ ràng là chúng ta đang mơ về tương lai tốt đẹp của con trẻ nhưng chính chúng ta đang biến hiện tại của con thành "bể khổ". Nhưng điểm số bị so sánh, những thành tích bị xem là "nhỏ nhoi" và "gặp may", những đích đến nối tiếp nhau buộc bọn trẻ phải gồng mình lên chống đỡ trong áp lực và bất lực.
Bởi vậy, tôi nghĩ nhiều nhứng ông bố bà mẹ thường bao biện "học vì tương lai của con" hoặc hỏi cắc cớ "học cho con hay học cho bố mẹ?" thì nên và rất nên thay đổi cách nghĩ của mình về hạnh phúc. Hãy thử hỏi con xem "Việc học của con ổn chứ?", "Con có thích học thêm môn này không?", "Theo ý con, làm gì để cải thiện điểm số của môn học kia?"...
Điều này thật sự khó trong bối cảnh ngày nay khi mà cả xã hội vẫn đang chạy theo điểm số, thành tích, bằng cấp. Rất ít bố mẹ can đảm bước ra ngoài vòng xoay học thêm, học kèm để con mình tự học và chỉ tự học. Chính hiệu ứng đám đông từ xã hội đã tạo một áp lực vô hình lên phụ huynh và đẩy cuộc đua thành tích cứ mỗi ngày lại sôi động hơn.
Là một nhà giáo, tôi không hề muốn bênh vực cho giáo viên nhưng thú thật, không ít phụ huynh đang tạo áp lực thành tích cho chính những người thầy đang đứng lớp. Bố mẹ không hề quan tâm năng lực của con trẻ đến đâu hoặc là biết năng lực con mình có hạn nhưng vẫn muốn con mình bằng "con nhà người ta" nên liên tục "trăm sự nhờ cô/thầy" làm giáo viên chúng tôi khó xử vô cùng.
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Áp lực học tập đến từ ai? Đọc bài viết "Chấp nhận con bị điểm kém, thật khó!" và lắng nghe chia sẻ của tác giả, tôi rất đồng cảm với nỗi lòng của một người mẹ khi con bị điểm thấp trong đợt kiểm tra cuối kỳ. Ảnh minh họa Áp lực học tập vẫn luôn là gánh nặng mà các em học sinh phải vác trên lưng. Học...