12 tuổi vào đại học, 31 tuổi là giáo sư, chàng trai này tài giỏi đến đâu mà Đại học Harvard phải phá thông lệ đã tồn tại 300 năm của trường?
Doãn Hi đã khiến Đại học Harvard – ngôi trường đứng đầu thế giới phá bỏ thông lệ đã tồn tại gần 300 năm của mình.
Doãn Hi (sinh năm 1983) là một thần đồng nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa. Hiện tại anh đang là giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Harvard – đại học đứng số 1 thế giới theo Hệ thống xếp hạng đại học thế giới, Academic Ranking for World Universities (ARWU).
Được biết ngay từ khi còn nhỏ, Doãn Hi đã bộc lộ trí tuệ thiên tài của mình và đạt được những thành tích khó ai bì kịp.
12 tuổi vào đại học, 23 tuổi thành tiến sĩ tại Đại học Harvard
Ngay từ nhỏ, Doãn Hi đã là một đứa trẻ phi thường. Năm 5 tuổi, cậu đã đọc thuộc 500 bài thơ Đường. Năm 7 tuổi, cậu chỉ mất đúng… 3 ngày để học hết sách giáo khoa tiểu học! Đến khi học lớp 2, Doãn Hi đã tỏ ra thích thú trước những cuốn sách môn toán mà mẹ mang về. Doãn Hi bảo mẹ: “Mẹ ơi, cho con xem. Con hứa sẽ không để nó ảnh hưởng tới việc học của con. Con thích xem các con số trong này”.
Sau đó, cậu tự học giải tích và cơ học lượng tử. Năm 1993, Doãn Hi khi ấy mới 9 tuổi rưỡi đã được nhận vào lớp thử nghiệm trí tuệ phi thường của trường trung học số 8 Bắc Kinh. Trong thời gian học, Doãn Hi đạt điểm trên 90 trong tất cả các môn học và năm nào cũng đạt học bổng. Tuy học vượt cấp nhưng cậu lại phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần.
Video đang HOT
Doãn Hi khi còn đang đi học.
Năm 12 tuổi, Doãn Hi chính thức trở thành sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với số điểm 572. Được biết, cậu là sinh viên trẻ nhất trường năm ấy. Tại đây, Doãn Hi đã được nhà trường dốc hết sức đào tạo và bồi dưỡng.
Năm 2001, Doãn Hi hoàn thành chương trình học 5 năm tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc lúc đó bày tỏ mong muốn Doãn Hi sẽ ở lại để cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên, Doãn Hi lại muốn đến Mỹ học tập và đưa ra lời hứa hẹn với thầy cố vấn tại đại học: “Em sẽ trở về phục vụ quê hương sau khi sang nước ngoài học tập, nghiên cứu thêm”.
Thầy cố vấn sau đó đã chủ động giới thiệu Doãn Hi đến các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Sau đó chàng trai trẻ đạt được mong muốn đi du học và nhận học bổng toàn phần trị giá hơn 20.000 USD (tính theo tỉ giá hiện tại là hơn 460 triệu đồng) cho chương trình học Tiến sĩ Vật lý từ Đại học Harvard.
Doãn Hi từng thề non hẹn biển sẽ quay trở lại để phục vụ quê hương.
Năm 2006, Doãn Hi chính thức tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ tại Harvard. Nhờ thành tích học tập xuất sắc mà Doãn Hi được Đại học Harvard giữ lại trường để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về vật lý. Đây là một sự phá lệ lớn. Bởi trước đó Đại học Harvard có một thông lệ đã tồn tại gần 300 năm là: Sinh viên không bao giờ được phép ở lại trường sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ. Quyết định của trường cho thấy, họ đánh giá cao Doãn Hi như nào.
Năm 2008, chàng trai 25 tuổi nổi tiếng khắp thế giới khi trở thành phó giáo sư khoa vật lý của Đại học Harvard. Năm 2013, anh được trao giải thưởng nghiên cứu Sloan Research Fellowships – đây là một trong những giải thưởng lâu đời nhất ở Mỹ trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và toán học. Ngày 4/9/2015, Doãn Hi chính thức trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Harvard.
Quyết định của thiên tài khiến người dân trong nước ngỡ ngàng, ấm ức
Mặc dù từng hứa hẹn với Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc rằng: “Em sẽ trở về phục vụ quê hương sau khi sang nước ngoài học tập, nghiên cứu thêm” nhưng Doãn Hi lại làm trái với lời nói của mình.
Được biết, ngay khi còn đang học tập tại Harvard, Doãn Hi đã thề sẽ nhập quốc tịch Mỹ. Sau đó, anh nhập tịch thật và lấy một người vợ là công dân Mỹ. Quyết định này khiến người dân trong nước không khỏi ngỡ ngàng, ấm ức và chỉ trích Doãn Hi.
Doãn Hi giờ là giáo sư tại Đại học Harvard.
Hiện tại, sự nghiệp của Doãn Hi tại Mỹ đang rất thành công. Có lẽ quyết định chọn ở lại Mỹ năm đó của thiên tài này một phần vì muốn phát triển sự nghiệp, được nghiên cứu vật lý trong một môi trường hiện đại, chuyên sâu hơn. Khi được hỏi có cảm thấy hối hận khi không quay lại quê hương không, Doãn Hi chỉ cười một cách lúng túng và không đưa ra câu trả lời.
Ai sẽ thẩm định năng lực ngoại ngữ các Phó Giáo sư, Giáo sư?
Các thành viên Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn có trình độ ngoại ngữ đáp ứng quy định và có chuyên môn phù hợp.
Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa gửi các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2020, các Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2020, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sỹ công văn về đánh giá năng lực ngoại ngữ các ứng viên.
Theo đó, Hội đồng Giáo sư nhà nước cho biết, triển khai công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020, Hội đồng giáo sư nhà nước thông báo thành lập Tổ thậm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh có quyết định thành lập và có tiêu chí đánh giá rõ ràng, công khai để ứng viên biết. Đối với mỗi ứng viên, kết quả đánh giá được ghi trong biên bản và gửi kèm theo hồ sơ kết quả của Hội đồng Giáo sư cơ sở về Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Các thành viên Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn có trình độ ngoại ngữ đáp ứng quy định và có chuyên môn phù hợp với chuyên môn của ứng viên cần thẩm định năng lực ngoại ngữ.
Theo văn bản này, thành viên tổ thẩm định khả năng giao tiếp tiếng Anh phải có giảng viên tiếng Anh với trình độ tiếng Anh phù hợp. Việc đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thực hiện theo quy định tại khoản 6, điều 2 của QĐ số 37/2018/QĐ-TTg./.
Để môi trường khoa học không bị 'ô nhiễm' Những hoạt động phi khoa học như viết thuê bài báo, công bố tập san khoa học 'dỏm'... mà Thanh Niên phản ánh vừa qua đã cho thấy một môi trường nghiên cứu khoa học không lành mạnh. Làm sao chấm dứt được tình trạng này để có môi trường làm nghiên cứu trong sạch là mong muốn của rất nhiều nhà khoa...