12 nghi phạm liên quan đến vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo bị bắt giữ
Văn phòng Công tố viên Paris cho hay, họ vừa bắt giữ 12 nghi phạm được cho là đã tiếp tay cho các phần tử Hồi giáo gây ra vụ thảm sát ở thủ đô Pháp vào tuần trước.
Thủ tướng Pháp Francois Hollande (trái) chào đón Ngoại trưởng Mỹ John Kery trước cuộc hội kiến tại điện Elysee (Paris), ngày 16-1-2015
Những nghi phạm trên đã sa lưới cảnh sát tại khu vực phía nam của Paris. Một cảnh sát trẻ tuổi đã bỏ mạng sau các vụ tấn công bằng súng.
Hôm qua, ông Kerry đã đến Pháp. Ông đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius vào sáng nay trước khi có cuộc tiếp kiến với Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Đại diện cấp cao của Mỹ đã vắng mặt trong cuộc tuần hành được tổ chức ở Paris vào chủ nhật tuần trước, một sự kiện có sự góp mặt của hơn 40 nhà lãnh đạo thế giới.
Theo NTD
Video đang HOT
Charlie Hebdo hồi sinh hay lại gặp nạn?
Vài giờ sau khi Charlie Hebdo phát hành 3 triệu số báo mới hôm 14-1 và dự kiến bổ sung 2 triệu bản, Tổng thống Pháp Francois Hollande tin tưởng tuần báo trào phúng này sẽ hồi sinh.
"Các người có thể giết người nhưng không bao giờ giết chết được tư tưởng của họ" - ông Hollande nói về 8 nhà báo, biên tập viên của Charlie Hebdo thiệt mạng tại tòa soạn hôm 7-1 và khẳng định: "Charlie Hebdo vẫn sẽ tồn tại và bất diệt".
Số báo "sống sót" của tuần báo trào phúng được người dân Pháp và cộng đồng quốc tế chờ đón. Lợi nhuận thu được sẽ gửi tặng cho gia đình các nạn nhân trong vụ thảm sát.
5 triệu số báo của Charlie Hebdo sẽ được phát hành thay vì 3 triệu bản như dự định. Ảnh: AP
Bên cạnh sự ủng hộ, hình ảnh trang bìa trên số báo ra ngày 14-1 của Charlie Hebdo, trong đó đăng ảnh nhà tiên tri Mohammed rỏ nước mắt, đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của nhiều người Hồi giáo ở Trung Đông.
Tại Ai Cập, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi ký sắc lệnh trao quyền cho Thủ tướng Ibrahim Mahlab cấm tất cả ấn phẩm nước ngoài có nội dung kỳ thị tôn giáo, theo tờAl-Ahram. Tổ chức học giả người Sunni Dar al-IFTA chỉ trích động thái xuất bản tờ báo có thể "gây kích động làn sóng thù hận mới ở Pháp và phương Tây".
Một tổ chức tôn giáo khác của Ai Cập là Family House yêu cầu các cơ quan truyền thông "tránh nhắm mục tiêu vào đấng tiên tri cũng như đùa cợt với cảm xúc của người Hồi giáo".
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có 99,8% người dân theo đạo Hồi, tòa án TP Diyarbakir ra lệnh chặn 4 trang web trong nước đăng tải bìa báo của Charlie Hebdo. Luật sư Ercan Ezgin nhấn mạnh: "Xúc phạm nhà tiên tri không được coi là tự do báo chí".
Nhật báo Cumhuriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng hứng rắc rối vì cho tuần báo Pháp "mượn" 4 trang để đăng bài. Hàng loạt lời đe dọa qua điện thoại và Internet dồn dập gửi tớiCumhuriyet, trong khi gần trụ sở của báo này ở TP Istanbul, cảnh sát bắt giữ một người biểu tình cầm lá cờ Hồi giáo la hét: "Các người không được đụng tới tôn giáo của tôi, nhà tiên tri của tôi". Thêm 3 kẻ quá khích bị bắt chiều tối 14-1.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong lúc chờ đợi một cuộc họp với người đồng cấp Mỹ John Kerry ở Geneva đã giải thích với phóng viên lý do Tehran chỉ trích số báo mới của tuần báo Pháp. Ông nói: "Chúng tôi tin rằng tính bất khả xâm phạm cần được tôn trọng. Nếu chúng ta không học cách tôn trọng người khác, sẽ rất khó khăn để sống trong một thế giới tồn tại nhiều quan điểm và các nền văn hóa, văn minh khác nhau".
Phong trào Hezbollah đến từ Lebanon cũng lên án mạnh mẽ trang bìa "nhìn chướng mắt" và cảnh báo sẽ có thêm nhiều hành động "chủ nghĩa khủng bố và cực đoan" xảy ra. Theo báo Het Laatste Nieuws của Hà Lan, 4 cửa hàng sách ở Bỉ tiết lộ họ nhận được thông điệp đe dọa trả thù nếu lưu trữ ấn phẩm do Charlie Hebdo phát hành.
Trên trang web mua bán eBay, một người dùng đấu giá phiên bản Charlie Hebdo năm 2011, cũng vẽ hình nhà tiên tri Mohammed, lên tới con số 10.000 euro (251 triệu đồng).
"Charbonnier kéo mọi người vào chỗ chết"
Trong bài viết trên tạp chí Nouvel Obs số ra tuần này, ông Henri Roussel - 80 tuổi, người đóng góp cho số đầu tiên của tuần báo Charlie Hebdo năm 1970 - chỉ trích họa sĩ biếm chủ chốt Stephane Charbonnier: "Điều gì đã khiến ông ấy kéo cả tòa báo vào việc cường điệu hóa?". Roussel đề cập đến quyết định của Charb khi đăng hình nhà tiên tri Mohammed trên trang bìa tạp chí năm 2011. Ngay sau đó, văn phòng Charlie Hebdo bị phóng hỏa.
Charbonnier lặp lại quyết định này vào tháng 9-2012 và đó là điều khiến ông Roussel "thực sự phản đối".
Ông Charbonnier, bút danh Charb, nằm trong số 12 người thiệt mạng trong vụ thảm sát hôm 7-1. Hai nghi phạm Said và Cherif Kouachi đã bị bắn chết song ông Roussel cảnh báo: "Mọi việc vẫn chưa xong".
Bài viết của ông Roussel khiến Richard Malka, luật sư của Charlie Hebdo trong 22 năm qua, tức giận. "Charb còn chưa được chôn cất và Obs lại đăng tải một bài viết độc ác về ông ấy" - Malka chất vấn ông Mathieu Pigasse, một trong những người chủ của Nouvel Obs và báo Le Monde.
Đáp lại, một lãnh đạo của Nouvel Obs là Matthieu Croissandeau nói bài viết được đăng theo tinh thần tự do ngôn luận, nhất là khi người viết tham gia Charlie Hebdo từ những ngày đầu.
Ông Roussel từng cáo buộc những người làm Charlie Hebdo sau này biến tờ báo thành bài Hồi giáo và theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái.
Theo_Người lao động
Charlie Hebdo làm sống lại cơ hội tái đắc cử cho Tổng thống Hollande Nếu như có một người nào đó được "hưởng lợi" từ các vụ thảm sát, tấn công khủng bố trong tuần qua tại Pháp thì đó chính là Tổng thống Francois Hollande. Tổng thống Pháp đứng trước linh cữu nữ cảnh sát Clarissa Jean-Philippe, người thiệt mạng trong vụ tấn công của bọn khủng bố (ảnh: AFP) Chỉ trong quãng thời gian ngắn...