12 cách đơn giản để kiểm soát cơn thèm đường
Bạn có thể thực hiện một số chiến thuật để kiểm soát cơn thèm đường như thay đổi thực phẩm, đồ uống, lối sống, có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường tiêu thụ.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát cơn thèm đường để có sức khỏe tổng thể tốt nhất.
Bạn có thể thực hiện một số chiến thuật để kiểm soát cơn thèm đường như thay đổi thực phẩm, đồ uống, lối sống, có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Nghiên cứu cho thấy rằng thèm ăn, bao gồm thèm đường, có thể là do mất nước. Để giải quyết vấn đề này, hãy uống nhiều nước trong ngày trước khi ăn đồ ăn nhẹ ngọt và quan sát xem liệu điều đó có làm giảm cơn thèm đường hay không.
Đừng bỏ bữa
Thèm đường cũng có thể do lượng đường trong máu không ổn định, có thể giảm nếu bạn bỏ bữa. Đây là cách cơ thể bạn chuyển sang chế độ sinh tồn và thúc đẩy bạn ăn nhiều thức ăn hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu. Ăn các bữa ăn và bữa ăn nhẹ đúng giờ có thể làm thỏa mãn cơ thể và lượng đường trong máu của bạn. Đồng thời, ăn đủ chất dinh dưỡng có thể giúp bạn no lâu hơn và giúp kiểm soát cơn thèm đường.
Ăn trái cây thay thế
Lượng đường tự nhiên trong trái cây có thể thỏa mãn cơn thèm đường, nhưng nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chất xơ có trong trái cây giúp cơ thể xử lý đường khác với thực phẩm có đường hoặc chế biến sẵn.
Thêm vào đó, chất xơ giúp cơ thể no lâu hơn. Ăn trái cây và rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm chất lượng cao khác thay vì thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường có thể giúp bạn no lâu hơn và kiểm soát cơn thèm ăn tốt hơn.
Lên lịch cho bữa ăn nhẹ
Video đang HOT
Lên kế hoạch trước và lên lịch cho các bữa ăn nhẹ (và bữa ăn) có thể tạo ra thói quen và giúp bạn kiểm soát cơn thèm đường.
Ngủ đủ giấc
Cơn thèm đường có thể xuất hiện khi thiếu ngủ, vì cơ thể bạn tìm cách nhanh chóng để cảm thấy khỏe hơn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng ngủ kém có liên quan đến chế độ ăn ít chất xơ và nhiều đường bổ sung và chất béo bão hòa.
Quản lý căng thẳng
Kiểm soát mức độ căng thẳng có thể giúp giảm cơn thèm đường. Căng thẳng kích thích cơ thể sản xuất cortisol, kích thích sản xuất glucose (đường). Không kiểm soát căng thẳng đúng cách có thể dẫn đến ăn uống theo cảm xúc.
Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thêm đường có thể gây ra phản ứng trong não thúc đẩy cơn thèm đường ở những người đang bị căng thẳng.
Thực hiện thay đổi có ý thức
Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, như một miếng sô cô la đen, trái cây hoặc hỗn hợp các loại hạt. Hoặc, hãy thử sữa chua Hy Lạp nguyên chất với quả mọng.
Tập thể dục thường xuyên
Các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp tăng mức endorphin, được gọi là hormone “cảm thấy thoải mái”. Tăng mức endorphin hơn có thể thay thế nhu cầu tăng đột biến lượng đường, có khả năng kiểm soát cơn thèm đường quá mức.
Ghi lại nhật ký thèm ăn
Ghi lại cơn thèm đường có thể giúp bạn hiểu nguyên nhân gây ra chúng và cách giải quyết.
Tập thói quen lành mạnh
Thói quen lành mạnh có thể giúp bạn quên đi cơn thèm đường và phát triển các phương pháp đối phó mới.
Đừng bỏ đường đột ngột
Cai đột ngột có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. Thêm vào đó, việc cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra các triệu chứng cai đường. Hãy thử từ từ loại bỏ đồ ăn vặt có đường hàng ngày và cơn thèm đường sẽ giảm đi.
Lắng nghe cơ thể bạn
Lắng nghe cơ thể có thể giúp kiềm chế cơn thèm đường. Điều này bao gồm ăn khi đói, dừng lại khi no và thực hành chánh niệm bằng cách tập trung vào những gì bạn đang ăn trong khi ăn.
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
Thời gian qua xuất hiện ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam có thể dẫn tới nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt.
Bộ Y tế mới đây đã đưa ra quan điểm phản bác lại những ý kiến này.
Thiếu i-ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp.
Theo Bộ Y tế, thực trạng thiếu hụt i-ốt đang xảy ra đối với toàn bộ người dân ở 6 vùng sinh thái trên toàn quốc, bao gồm cả các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung.
Từ năm 1994, Việt Nam đã điều tra dịch tễ học tình trạng thiếu i-ốt trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy 94% dân số nằm trong vùng thiếu i-ốt. Trước tình trạng thiếu hụt i-ốt gia tăng trong cộng đồng, ngày 28/1/2016, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 09/2016 của Chính phủ về tăng cường Vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Nghị định này quy định, muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt.
Đầu năm 2024, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi Nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để trình Chính phủ. Tại Dự thảo sửa đổi bổ sung này, Bộ Y tế vẫn giữ nguyên phương án quy định muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt; Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm.
Góp ý về Dự thảo, nhiều hiệp hội, ngành hàng thực phẩm cho rằng, quy định nói trên gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp.
Một số ý kiến cho rằng, quy định bắt buộc bổ sung i-ốt vào thực phẩm chế biến sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, tốn chi phí khi phải tạo ra hàm lượng i-ốt cao trong thành phẩm, thậm chí có khả năng dẫn đến nguy cơ gây bệnh cường giáp hoặc những bệnh lý khác cho người thừa i-ốt.
Trước những ý kiến nói trên, Bộ Y tế đã đưa ra quan điểm phản bác và cho biết, đây là những lập luận thiếu cơ sở khoa học, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt.
Cơ quan này cho biết, hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng lưới toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Bộ Y tế khẳng định, thiếu vi chất dinh dưỡng là "nạn đói tiềm ẩn" do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt iốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Đối với ý kiến cho rằng quy định muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt có thể dẫn tới nguy cơ cường giáp và những bệnh lý khác do thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định, không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300 ppm là 0% (ngưỡng trên 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao). Với kết quả này, khẳng định người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Còn PGS.TS.BS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin: "Bản thân thiếu i- ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu i- ốt, đây là đánh giá xếp loại của WHO. Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i- ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu I ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ. Bên cạnh đó, cũng chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp".
Bộ Y tế cho biết hiện chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định.
6 mẹo giải độc cơ thể sau khi ăn uống quá nhiều Từ việc duy trì đủ nước cho cơ thể đến ăn thực phẩm nguyên chất và nghỉ ngơi hợp lý là những mẹo giải độc cơ thể sau khi ăn uống quá nhiều. Akshata Chavan, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Wockhardt, Mumbai Central Ấn Độ, cho biết: "Sau khi thưởng thức những món ngon ngày lễ, thanh lọc cơ...