11 tiêu chuẩn chương trình đào tạo từ xa
Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo Thông tư, có 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Cụ thể, tiêu chuẩn 1 về mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Mục tiêu của chương trình đào tạo phải phù hợp với mục tiêu của GDĐH được quy định trong Luật. Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Tiêu chuẩn 2 về bản mô tả, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo. Bản mô tả chương trình đào tạo phải đầy đủ thông tin, cập nhật, xác định rõ phương thức đào tạo từ xa, được công bố công khai. Đề cương chi tiết các môn học đầy đủ thông tin, cập nhật. Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra, cập nhật, có cấu trúc linh loạt, trình tự logic và gắn kết giữa các môn học hoặc học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra.
Tiêu chuẩn 3 về hoạt động dạy và học. Các hoạt động dạy và học được thiết kế, triển khai phù hợp với phương thức đào tạo từ xa; đáp ứng chuẩn đầu ra; bảo đảm sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học và người học; đồng thời thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.
Tiêu chuẩn 4 về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Hoạt động này được thiết kế và triển khai phù hợp với phương thức đào tạo từ xa; phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra. Quy trình này phải rõ ràng và được thông báo công khai đến người học.
Tiêu chuẩn 5 về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Việc quy hoạch, tuyển dụng và phân công nhiệm vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên đáp ứng các yêu cầu về đào tạo từ xa, nghiên cứu khoa học về giáo dục mở và đào tạo từ xa, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Giảng viên, nghiên cứu viên được tập huấn và định kỳ bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng làm việc, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo từ xa; năng lực và khối lượng công việc phải được định kỳ đánh giá làm căn cứ để cải tiến chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Tiêu chuẩn 6 về đội ngũ nhân viên. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Năng lực và khối lượng công việc của đội ngũ nhân viên được xác định; có cơ chế giám sát, đánh giá và khuyến khích đội ngũ nhân viên.
Tiêu chuẩn 7 về người học và hoạt động hỗ trợ người học. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được thường xuyên cập nhật. Người học được trang bị phương pháp, kỹ năng học tập từ xa có hiệu quả. Hệ thống thông tin tư vấn, hỗ trợ cho người học được cung cấp đầy đủ, rõ ràng trên cổng thông tin đào tạo từ xa.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn 8 về cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu. Hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống các phần mềm phải đáp ứng yêu cầu quản lý và đào tạo từ xa, có kế hoạch đầu tư, phát triển, nâng cấp định kỳ hạ tầng công nghệ thông tin. Các hệ thống phòng thu, thư viện, học liệu cũng phải đảm bảo đầy đủ, cập nhật.
Tiêu chuẩn 9 về quản lý triển khai chương trình đào tạo. Kế hoạch triển khai chương trình đào tạo từ xa được xây dựng hằng năm phù hợp với chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục. Ngoài ra cần đảo đảm nguồn tài chính và có kế hoạch đầu tư phát triển chương trình đào tạo từ xa và các điều kiện triển khai.
Quy hoạch, bổ nhiệm và bồi dưỡng cán bộ quản lý triển khai chương trình đào tạo từ xa phải đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo từ xa. Cần có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học từ xa,…
Tiêu chuẩn 10 về việc bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan về chương trình đào tạo từ xa phải được sử dụng làm căn cứ để xây dựng, đánh giá và phát triển chương trình dạy học. Quá trình dạy và học, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và định kỳ đánh giá để bảo đảm người học đạt được chuẩn đầu ra.
Tiêu chuẩn 11 về kết quả đầu ra. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.
11 tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá theo thang 7 mức là: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay; Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu; Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí; Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí; Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.
Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.
Dự thảo lấy ý kiến đến hết ngày 6/3/2020.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hải Phòng: Trường lớp, giáo viên... đều thiếu
Năm học 2020 - 2021, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được thực hiện đối với cấp tiểu học. Mặc dù cố gắng phát huy nội lực để chủ động đón chương trình mới, nhưng nhiều trường học tại Hải Phòng không tránh khỏi khó khăn khi đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.
Chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới , Trường Tiểu học Vĩnh Niệm còn thiếu nhiều giáo viên; cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng kịp. Ảnh: Hải Hậu
Thiếu cơ sở vật chất
Để chuẩn bị những điều kiện triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục Hải Phòng chủ động rà soát cơ sở vật chất để có tham mưu với UBND quận, huyện, thành phố khắc phục, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho Chương trình GDPT mới.
Hiện nay, trên toàn thành phố có tổng số 237 trường, trong đó: 219 trường tiểu học (công lập: 216; tư thục: 3); 16 trường phổ thông có lớp tiểu học (công lập: 11; tư thục: 5); 2 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Có 5.058 lớp với 192.141 học sinh, tăng 9 lớp và 5.349 học sinh so với năm học trước.
Quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng. Năm học 2019 - 2020, toàn thành phố có thêm 5 trường có cấp tiểu học, trong đó 2 trường tiểu học (1 công lập, 1 tư thục), 3 trường phổ thông có nhiều cấp học.
Mặc dù, tỷ lệ phòng học/lớp đáp ứng được 0,97 phòng/lớp đối với toàn thành phố, nhưng một số quận, huyện vẫn chịu áp lực thiếu phòng học, điển hình là Hải An (tỷ lệ 0,84 phòng học/lớp); Lê Chân (0,84 phòng học/lớp); Hồng Bàng (0,87 phòng học/lớp); Kiến An (0,88 phòng học/lớp).
Thực tế, tại Trường Tiểu học Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), mặc dù được thành phố và quận quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ các hạng mục công trình, như: Xây mới dãy phòng học khu nhà E, khu nhà D, khu vệ sinh học sinh, sửa chữa các dãy phòng học khu nhà A, B, nhưng còn nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện đại: Khu nhà C (xây dựng từ năm 1992, sửa chữa năm 2014) nay tường bong tróc sơn, bở lớp vữa trát, mái ngấm nước. Sân trường bị lún sụt, đọng nước, nhiều viên gạch block đã vỡ.
Cổng trường xuống cấp, mái đọng nước, tường đã vỡ, cánh cổng sắt bong tróc sơn, nhiều chỗ han gỉ. Tường bao nứt gãy, xuống cấp... Đặc biệt, số phòng học thiếu, không đảm bảo đủ 1 phòng/1 lớp.
Quận Kiến An có 12 trường tiểu học, với 10.666 học sinh tương ứng 276 lớp. Quy mô số lớp, số học sinh ngày càng tăng. Năm học 2019 - 2020, quận Kiến An tăng 131 học sinh. Đây là địa phương có số học sinh được học 2 buổi trên ngày đạt tỷ lệ thấp với 24%.
Thống kê của Sở GD&ĐT Hải Phòng, số phòng học để đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình GDPT mới còn thiếu nhiều. Cụ thể, năm học 2019 - 2020, số phòng học hiện có 4.894, số phòng học cần để đảm bảo mỗi lớp 1 phòng là 5.058, thiếu 164 phòng; năm học 2020 - 2021, số lớp dự kiến là 5.283, để đảm bảo mỗi lớp 1 phòng, cần bổ sung thêm 389 phòng.
Không đủ đội ngũ giáo viên, nhân viên
Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo) có cơ sở vật chất khá khang trang, đáp ứng đủ 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày. Hiện nay, với tổng số 860 học sinh chia làm 24 lớp, trong khi nhà trường có 31 giáo viên, duy trì 1,3 giáo viên/lớp.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của cô giáo Đào Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường, dự kiến sang năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Bảo sẽ tăng lên 1 lớp. Đảm bảo 1,5 giáo viên/ lớp, nhà trường phải có 38 giáo viên dạy văn hóa. Theo chương trình mới, trường sẽ thiếu cả giáo viên văn hóa và giáo viên các môn như: Tin học, Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật.
Năm học 2019 - 2020, Trường Tiểu học Vĩnh Niệm (quận Lê Chân) có 40 giáo viên, trong đó 35 giáo viên văn hóa, 1 giáo viên Thể dục, 2 giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ thuật, 1 giáo viên Tiếng Anh. Nhà trường chỉ có 28 lớp học 2 buổi/ngày, còn lại 6 lớp học 1 buổi/ngày. Như vậy, năm học này, trường cần 49 giáo viên, còn thiếu 9 giáo viên. Nhà trường chưa có giáo viên Tin học, thiếu 2 giáo viên Tiếng Anh, 1 giáo viên Mỹ thuật và 5 giáo viên văn hóa.
Trong khi đó, trên địa bàn phường Vĩnh Niệm dân số cơ học tăng nhanh. Số học sinh tăng, số lớp tăng nhưng số lượng giáo viên thiếu, giao biên chế chậm, cơ cấu giáo viên chưa phù hợp. Số phòng học, phòng chức năng mặc dù được xây mới, bổ sung song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học 2 buổi/ngày.
Bà Bùi Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An lý giải nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh của quận được học 2 buổi trên ngày chỉ đạt 24 % là do thiếu giáo viên. "Các trường đang thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 thì thành phố mới giao nguồn lực cho năm 2018. Hiện nay, quận không được tuyển giáo viên hợp đồng, giáo viên biên chế thiếu, quận không dám bố trí đội ngũ để dạy 2 buổi/ ngày", bà Mai cho biết thêm.
Không chỉ thiếu giáo viên mà tình trạng thiếu nhân viên trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố cũng trở nên phổ biến.
Ông Nguyễn Văn Khơi, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo cho hay: Hiện nay, các trường học trên địa bàn huyện thiếu nhiều nhân viên. Huyện có chế độ hợp đồng với nhân viên nhưng họ không yên tâm công tác, xin nghỉ nhiều dẫn đến một lượng lớn giáo viên phải kiêm nhiệm. Vì thế, giáo viên giảng dạy đã thiếu nay còn thiếu hơn.
Theo Sở GD&ĐT thành phố, thực hiện Chương trình GDPT mới, năm học 2020 - 2021, toàn thành phố thiếu 1.049 GV (534 GVVH; 516 GV chuyên, chọn); năm học 2021 - 2022, thiếu tổng số 1.353 GV (775 GVVH; 578 GV chuyên, chọn).
Đặc biệt, tính đến 31/12/2019, tổng số trường đã triển khai 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày là 226/237 trường, đạt tỷ lệ 95,3%. Có 11 trường trên địa bàn 3 quận, huyện (Thủy Nguyên, Kiến An, An Dương) chưa có đủ điều kiện đội ngũ đáp ứng để triển khai dạy 2 buổi/ngày đối với lớp 1.
Để thực hiện tốt Chương trình GDPT mới, việc bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ, lựa chọn sách giáo khoa, mua sắm trang thiết bị... là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, tình trạng thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên là bài toán mà TP Hải Phòng cần nhanh chóng giải quyết kịp thời.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
Lắng nghe người dân hiến kế: Giáo dục thông minh cần sự đồng bộ Cần triển khai đồng bộ giáo dục thông minh ở các cấp học, bậc học để không bị đứt quãng kiến thức giữa các bậc học, sử dụng triệt để các trang thiết bị đã được đầu tư TP HCM đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con...