11 nhóm ngành đào tạo ĐH của Việt Nam lọt top thế giới
Ngày 16/5, Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật công bố kết quả xếp hạng các đại học năm 2020.
Theo kết quả tại Bảng này, Việt Nam có 11 nhóm ngành thuộc top 1000 của thế giới. Các nhóm ngành gồm: Ngành kỹ thuật xây dựng, ngành cơ khí, ngành khoa học thông tin và khoa học máy tính, ngành kỹ thuật hóa học, ngành toán học, nhóm ngành kỹ thuật, nhóm ngành kỹ thuật điện – điện tử, nhóm ngành công nghệ, ngành hóa học, ngành vật lý, y học và khoa học sức khỏe.
Trong đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có sự phát triển vượt bậc so với năm 2019 khi có 10 ngành/ nhóm ngành được xếp top 400, 500; và có một số ngành từ 600-900 của thế giới.
Trong đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering) đứng vị trí 373 thế giới, sau ĐH Kyushu và ĐH Nagoya của Nhật Bản, trên National Central University của Đài Loan, cũng là vị trí cao nhất của các trường ĐH Việt Nam.
Bên cạnh đó, các ngành/nhóm ngành khác của trường như: ngành Khoa học Thông tin và Khoa học Máy tính (Information & Computing Sciences), ngành Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering), ngành Toán học (Mathematical Sciences), nhóm ngành Kỹ thuật (Engineering) đều nằm trong top 500 thế giới của bảng xếp hạng.
Video đang HOT
Ngoài ra các ngành/nhóm ngành khác cũng được xếp top 600 đến 900 thế giới như: ngành Vật lý (Physical Sciences) hạng 579, nhóm ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử (Electrical & Electronics Engineering) hạng 653, nhóm ngành Công nghệ (Technology) hạng 725, ngành Hóa học (Chemical Sciences) hạng 865.
Ngoài trường ĐH Tôn Đức Thắng còn có sự góp mặt của hai ĐH Quốc gia, ĐH Duy Tân, ĐH Bách khoa Hà Nội. Đối với nhóm ngành sức khỏe, ĐH Y Hà Nội là đại diện duy nhất của Việt Nam với xếp hạng ở vị trí 698.
Được biết, URAP sử dụng dữ liệu khoa học và giáo dục của các Trường ĐH do Web of Sciences thống kê để thực hiện xếp hạng. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng công trình khoa học, chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học… đều chiếm trọng số lớn trong quá trình đo lường.
URAP không dùng số liệu do các ĐH tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của chuyên gia. Tất cả những điều này làm cho kết quả xếp hạng khách quan hơn.
Trước đó tổ chức xếp hạng QS (một trong số các bảng xếp hạng đại học uy tín của thế giới) cũng đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực khoa học, World University Ranking by Subject, năm 2020 của các cơ sở giáo dục ĐH toàn cầu.
Bốn cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam có các lĩnh vực khoa học được xếp trong top 251 – 600 thế giới của bảng xếp hạng này, gồm: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, trường ĐH Cần Thơ.
ĐH Bách khoa Hà Nội tăng 100 bậc trên bảng xếp hạng thế giới
Trong bảng xếp hạng theo ngành học của QS, ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 nhóm ngành vào danh sách 400 và 500 thế giới, tăng 50-100 bậc so với năm ngoái.
Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới theo ngành. ĐH Bách khoa Hà Nội xuất hiện trong 4 nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Toán học.
Trong đó, trường xếp ở vị trí 351-400 thế giới nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, tăng 50 bậc so với năm ngoái (401-450). ĐH Bách khoa Hà Nội cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam
Ở nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội đứng trong nhóm 351-400, tăng 100 bậc so với năm 2019 (451-500).
3 trường Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng QS theo nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin. Ảnh chụp màn hình.
Năm nay, thứ hạng nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin của trường tăng 50 bậc, từ 501-550 năm ngoái lên 451-500 năm nay.
Ngoài ra, hai trường khác của Việt Nam cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành này, gồm ĐH Quốc gia Hà Nội (501-550) và ĐH Quốc gia TP.HCM (551-600).
Năm 2020, lần đầu tiên nhóm ngành Toán học của ĐH Bách khoa Hà Nội lọt vào top 500 thế giới theo đánh giá của QS. Trường đứng thứ hai Việt Nam, sau ĐH Quốc gia Hà Nội (401-550).
Bảng xếp hạng đại học thế giới của QS đánh giá 48 nhóm ngành theo 5 lĩnh vực, gồm Nghệ thuật & Nhân văn, Kỹ thuật & Công nghệ, Khoa học Đời sống & Y học, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội & Quản lý.
Bảng xếp hạng từng nhóm ngành được tổng hợp từ 4 nguồn. Hai trong số đó là khảo sát toàn cầu các học giả, nhà tuyển dụng do QS thực hiện, dùng để đánh giá danh tiếng quốc tế của từng cơ sở giáo dục.
Hai chỉ số còn lại đánh giá mức ảnh hưởng của công tác nghiên cứu, dựa trên số lượt trích dẫn/nghiên cứu và chỉ số H (thước đo về năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế, và sự ghi nhận của đồng nghiệp trong ngành của một nhà khoa học). Chúng được lấy từ dữ liệu Scopus - cơ sở dữ liệu trích dẫn nghiên cứu toàn diện nhất thế giới.
Theo Zing
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020: Chưa xong lớp 12 đã trúng tuyển Tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ, dùng nhiều phương thức tuyển sinh... khiến cơ hội vào ĐH ngày càng rộng mở với học sinh lớp 12. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020, các trường ĐH cũng đã tiếp tục điều chỉnh và công bố kế hoạch tuyển sinh...